Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các phụ trách chi đội trong tổ chức hoạt động đội ở trường THCS - Nguyễn Văn Hưng
Qua thực tế hoạt động tại cơ sở tôi có một số kiến nghị cần được bổ sung nhằm phát huy tối đa sức mạnh của lực lượng phụ trách chi đội như sau:
- Với cơ sở: Hàng năm khi phân công giáo viên chủ nhiệm lớp( phụ trách chi đội) ban giám hiệu nhà trường cho phép tổng phụ trách tham gia ý kiến chọn lựa để đảm bảo cả hai nội dung giáo dục và tổ chức công tác đội. Đồng thời cũng tạo điều kiện hợp lý về thời gian và cơ sở vật chất để có đợt tập huấn nghiệp vụ, trao đổi giữa phụ trách đội với phụ trách chi đội và đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đội.
- Với cấp trên: Cần tăng cường công tác bồi dưỡng, nhất là các kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên tổng phụ trách đội và phụ trách các chi đội, tiếp cận sự đổi mới trong hoạt động đem lại hiệu quả ngày càng cao cho hoạt động đội tại cơ sở. Bên cạnh đó cũng nên tăng cường chế độ khen thưởng hợp lý, kịp thời cho các phụ trách chi đội tạo khí thế thi đua sôi nổi cho phụ trách chi đội.
Với khả năng và trình độ có hạn nhưng chính bằng “ cái tâm” và thực tế hoạt động đội của mình trong thời gian qua tôi mạnh dạn đưa vào bài viết những hiểu biết và biện pháp kinh nghiệm đã làm tại cơ sở, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự quan tâm góp ý kiến của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp.
bố trí các giáo viên chủ nhiệm đồng thời là phụ trách chi đội trở thành người gần gũi nhất với các em, có thể hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, năng lực sở trường, cá tính, hoàn cảnh gia đình của từng em. Có thể nói người phụ trách giữ vai trò như một người anh người chị quan tâm gần gũi và giáo dục các em. Ba là, cũng giống như giáo viên - tổng phụ trách đội, phụ trách các chi đội có vai trò là nhà giáo dục, cán bộ đoàn đội, là nhà tổ chức , song ở phạm vị hẹp hơn( công tác của chi đội) nhưng những kỹ năng, năng lực quản lý trực tiếp cụ thể hơn. Bốn là, phụ trách chi đội là nhân vật trung tâm, là cầu nối giữa các tổ chức Đoàn, Đội, giữa nhà trường , các thày cô giáo với các em học sinh, giũa nhà trường với gia đình và xã hội. Phụ trách chi đội có liên quan chặt chẽ, mật thiết, cụ thể trong cả ba khâu: dạy chữ, dạy nghề, dạy người đối với từng đội viên. Đồng thời phụ trách chi đội khi còn đóng vai trò là “ trọng tài” để xử lý những bất hoà trong tập thể và các quan hệ xã hội khác của đội viên. Nói tóm lại, phụ trách chi đội phải là người “ bạn tốt” giúp các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. Cơ sở thực tiễn Trong nhà trường , đơn vị tổ chức cơ bản để giảng dạy và học tập là lớp học. Để quản lý trực tiếp một lớp học, nhà trường cử ra một giáo viên giàu nhiệt tình để làm chủ nhiệm lớp- hay phụ trách chi đội. Phụ trách chi đội là người duy nhất thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện lớp học. Phụ trách chi đội là một nhân vật trong tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh, đội viên trong tập thể lớp. Phụ trách chi đội có vai trò to lớn trong tập thể, tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục học sinh. Đây là một đội ngũi có vị trí cực kỳ quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức Đội, và cũng là một mắt xích quan trong làm xoay chuyển tình hình công tác Đội. Trường THCS Vệ An – thành phố Bắc Ninh là trường đóng trên địa bàn phường Vệ An, một địa phương giàu truyền thống cách mạng, học sinh chủ yếu là con em gia đình buôn bán nhỏ, lao động phổ thông. Đại bộ phận con em ngoan và chịu khó học tập, có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, rất hăng hái và yêu thích các hoạt động sinh hoạt tập thể, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Cán bộ phụ trách chi đội mặc dù đa số tuổi đời còn cao nhưng các đồng chí rất tâm huyết với nghề, bên cạnh công tác chuyên môn, các thày cô đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt cho tổ chức Đội trong nhà trường. Chương II : Thực trạng vấn đề mà nội dung sáng kiến kinh nghiệm đề tài đề cập đến I. Thực trạng hoạt động đội của liên đội trường THCS Vệ An- thành phố Bắc Ninh Năm học 2012- 2013 tôi được điều động về công tác tại trường THCS Vệ An, tại đây tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công làm công tác Tổng phụ trách đội. Bản thân tôi cảm thấy rằng đây vừa là vinh dự lớn lao đồng thời cũng là một trách nhiệm hết sức nặng nề mà bản thân sẽ đảm nhận. Nhà trường có rất nhiều thuận lợi để công tác đội diễn ra hiệu quả, như cơ sở vật chất của nhà trường rất đầy đủ : có nhà đa năng đang xây dựng, có sân chơi bãi tập rộng rãi thoáng mát có thể tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể với quy mô toàn trường, sân trường luôn rợp bóng cây xanh - thật là một khuôn viên lý tưởng cho công tác Đội. Mặt khác, nhà trường có 2 dãy lớp học kiên cố, có đầy đủ trang thiết bị cho các hoạt động giáo dục và dạy học như máy tính, máy chiếu. có đầy đủ các phòng học chức năng và các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động đội như Trống, cờ, loa đài, đàn, quần áo cho đội nghi thức và đội văn nghệ xung kích Bên cạnh đó nhà trường còn gặp một khó khăn lớn đó là số học sinh quá ít so với cơ sở vật chất hiện có ( cụ thể là toàn trường năm học 2012- 2013 có 7 lớp với vẻn vẹn 207 học sinh) Việc có quá ít học sinh có thuận lợi là công tác quản lý học sinh rễ ràng, quá nhàn rỗi cho tổng phụ trách đội nhưng khó khăn lớn nhất là khó phát hiện ra những tài năng phục vụ cho công tác Đội và gây không khí nhàm chán, không sôi động của công tác Đội. Đầu năm học 2012- 2013 , Liên đội đứng trước một thực trạng số học sinh bố mẹ chủ yếu là lao động phổ thông, mức độ quan tâm đến con em mình chưa nhiều, mặt khác chất lượng tuyển sinh đầu vào của khối lớp 8 và 9 còn chưa cao, áp lực học tập rất lớn vì thời gian chính các em phải giành nhiều cho việc học tập nên thời gian dành cho hoạt động Đội còn quá ít, ý thức tự quản khi không có mặt các thày cô giáo là yếu, cán bộ Đội ở đây phần nhiều là hình thức, các em không thể tự đứng ra tổ chức hoạt động của chi đội hay một buổi hoạt động Đội. Quan sát rộng hơn, tổ chức hoạt động cũng hình thức, khô cứng, các hoạt động của liên đội diễn đơn giản, hiệu quả của một số hoạt động hiệu quả giáo dục ít, ý thức chưa cao. Ban chỉ huy Liên đội thụ động, phụ trách chi đội quan tâm nhiều đến dạy kiến thức văn hoá, mà đứng ngoài cuộc trong các hoạt động tập thể, phó mặc cho Tổng phụ trách. Song với suy nghĩ của tôi lúc đó là tại sao với cơ sở vật chất khang trang gấp hàng trăm lần đơn vị cũ của tôi lúc trước đang công tác là Liên đội THCS Nam Sơn, lại được Ban giám hiệu quan tâm ủng hộ sâu sắc như vậy mà tại sao công tác Đội của nhà trường chưa thể chở thành điểm sáng của thành phố và của tỉnh Bắc Ninh. Với suy nghĩ ấy tôi cùng đội ngũ Phụ trách Chi đội và các em cán bộ đội tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, của Hội đồng đội cấp trên của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trưởng đã đứng ra tổ chức thực hiện hàng loạt các hoạt động giáo dục mang màu sắc và khí thể của tổ chức Đội như: Tổ chức Buổi sinh hoạt ngoại khoá điểm trong toàn thành phố về nội dung An toàn giao thông; tỉnh đoàn chọn liên đội nhà trường là đơn vị phát động phong trào tấm áo tặng bạn năm 2012; tổ chức nhiều hội thi như rung chuông vàng, hát các làn điệu dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc, tổ chức giải bóng đá cấp trường, thi đua làm tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Với những thành tích đạt được, công tác đội của nhà trường đã tiến một bước dài trong công tác đội và phong trào thanh thiếu nhi, năm học 2012- 2013 liên đội đạt xuất sắc cấp tỉnh, BCH tỉnh đoàn tặng Bằng khen.\ II.Nguyên nhân của thực trạng trên Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, tôi thấy nổi lên một trong các nguyên nhân chính đó là giáo viên tổng phụ trách chưa phát huy được hết vai trò, vị trí chức năng nhiệm vụ của mình trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia công tác đội., đặc biệt chưa phát huy được vị trí, vai trò, tính chủ động sáng tạo của phụ trách chi đội, không ai khác đội ngũ phụ trách chi đội sẽ là cộng sự đắc lực của tổng phụ trách đội , có nghĩa là cần phải phát huy tính chủ động sáng tạo của người phụ trách chi đội- mấu chốt của hoạt động đội. Chương III. Những biện pháp , giải pháp đặt ra của sáng kiến kinh nghiệm I. Giải pháp nhằm thực hiện nội dung của sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động đội là hoạt động chính trị xã hội đặc biệt dành cho thiếu nhi vì vậy khi nhân công tác tổng phụ trách tôi nhận thấy để có được kết quả giáo dục học sinh bản thân tôi luôn tham khảo mọi kiến thức cũng như kinh nghiệm của đồng nghiệp để rút ra bài học bổ ích, áp dụng cho từng đối tượng học sinh, phù hợp với lứa tuổi, giới tính để đưa các em vào nề nếp và các hoạt động tập thể theo đúng kế hoạch Trong quá trình chỉ đạo hoạt động đội, tổng phụ trách đội phải chủ động tham mưu cho cấp uỷ đảng và chính quyền phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác, đặc biệt là với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm- phụ trách các chi đội. II. Biện pháp thực hiện Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh là con đường giáo dục không thể thiếu trong qua strình giáo dục trẻ em. Bởi vì, mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ , phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường như giáo dục thông qua các lực lượng giáo dục của nhà trường, hoặc bằng giáo dục gia đình và nhà trường và xã hội. Trong đó phương pháp giáo dục ở mỗi môi trường có một phương thức riêng như giảng bài, qua các phương tiện thông tin, đối với đội TNTP phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn của đội và rèn luyện của đội viên. Qua đó càng thể hiện rõ vai trò của phụ trách đội cũng như của phụ trách chi đội. Hay nói cách khác khả năng chỉ đạo của phụ trách chi đội được thể hiện bằng kết quả hoạt động đội. Để có được kết quả đó, một lực lượng mà tổng phụ trách cần đặc biệt chú ý đó là giáo viên chủ nhiệm lớp(đồng thời là phụ trách chi đội), tạo được mối quan hệ mật thiết với đội ngũ này thì tổng phụ trách mới có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Trước hết là việc triển khai kế hoạch hoạt động đội để từng phụ trách chi đội hiểu và hướng dẫn cho ban chỉ huy chi đội cùng toàn thể đội viên thực hiện . Trên thực tế không phải tất cả các phụ trách chi đội làm tốt, làm đúng các hoạt động , chẳng hạn các giáo viên trẻ mới tham gia công tác chủ nhiệm hay một số giáo viên lớn tuổi chưa kịp tiếp nhận những đổi mới trong hoạt động đội hoặc ngại hoạt động thì ít nhiều sẽ gặp khó khăn trong công tác tổ chức hoặc hưỡng dẫn hoạt động theo chủ đề năm học Và các chủ điểm hoạt động theo từng tháng hay chương trình rèn luyện đội viên cho phụ trách chi đội là hết sức cần thiết . Thông qua công tác tập huấn và bồi dưỡng này sẽ góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đồng thời cho chính bản thân phụ trách đội. Tổng phụ trách còn phải giúp cho các phụ trách chi đội hiểu rõ, ngoài việc giảng dạy như những iáo viên bộ môn khác, thì phụ trách chi đội còn phải quản lý lớp học, tổ chưc thực hiện nhiều công việc: Tập hợp học sinh của lớp thành một tập thể, biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau để cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Là người thiết kế và thực thi các kế hoạch của nhà trường, trong việc tổ chức điều khiển các hoạt động của tập thể lớp. Ngoài ra, tổng phụ trách cũng cần phối hợp chặt chẽ với các chi đội để tổ chức các hoạt động tập chung của khối lớp hoặc toàn trường trong các ngày lễ lớn hoặc tham quan du lịch. Bên cạnh đó phụ trách chi đội cũng cần coi trọng tính độc lập của giáo viên phụ trách chi đội,
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem nam 2014.doc