Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu phương pháp sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học môn Tin học chương trình phổ thông

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1

2. 1 Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học. 1

2. 2 Hướng phát triển đề tài: Nghiên cứu phương pháp sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học môn tin học chương trình phổ thông. 1

2. 3 Đối tượng áp dụng: Học sinh trung học phổ thông. 1

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 3

I. THỰC TRẠNG THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN TIN HỌC: 3

1. 1. Thuận lợi: 3

1. 2. Khó khăn: 3

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 3

2. 1. Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó: 4

2. 2. Một số phương pháp có sử dụng thiết bị dạy học: 5

2. 2. 1. Sử dụng các thiết bị vật lý máy tính để mô tả trực quan bài dạy và thực hành: 5

2. 2. 2. Sử dụng thiết bị ti vi để ứng dụng CNTT trong dạy học: 8

2. 2. 3. Sử dụng phòng thực hành - ứng dụng phần mềm netop school: 8

III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 11

3. 1. Đối với giáo viên: 13

3. 2. Đối với học sinh: 13

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 13

V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 14

PHẦN III: KẾT LUẬN 15

 

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu phương pháp sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học môn Tin học chương trình phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch chủ, CPU, RAM, ROM, Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa Flash, Nguồn, Bàn phím, Chuột,  dễ dàng di chuyển đến các lớp học. Dùng các linh kiện vật lí và kết hợp với diễn giải sẽ có tác dụng cụ thể hoá bài học, học sinh sẽ quan sát trực quan các thông số kỹ thuật trên các thiết bị của máy tính, phân loại được các bộ phận quan trọng trong các bộ phận của máy tính. Đồng thời học sinh biết những lỗi phần cứng thường gặp khi thực hành tại phòng máy. 
Hiện nay, các thiết bị vật lí của máy bị hư hỏng và bỏ đi rất nhiều. Nếu chúng ta tận dụng các thiết bị trên để mô tả trực quan cho học sinh, kết hợp giải thích thì rất tốt. Học sinh sẽ dễ dàng nhận biết và phân loại các thiết bị máy tính, học sinh biết nhiều hơn về các thông số kĩ thuật của các thiết bị trên, nhớ kiến thức lâu hơn. 
Ví dụ: Bài 3: Giới thiệu về máy tính (SGK Tin học 10)
Khi học sinh học Bài 3. “GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH” và quan sát hình vẽ “SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA MỘT MÁY TÍNH” trong sách giáo khoa Tin học 10(Hình 10) trang 19. Học sinh đã có rất nhiều nhầm lẫn và trừu tượng về máy tính, nhất là khi giáo viên thực hiện phương pháp dạy học mới, phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”. Ví dụ như sơ đồ cấu trúc máy tính dưới đây:
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc máy tính
Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ trong
Thiết bị vào
Thiết bị ra
Bộ điều khiển
Bộ số học/logic
Bộ xử lí trung tâm
Khi dạy bài này, giáo viên đưa ra các câu hỏi sau đây: 
Câu hỏi 1: Em hãy quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa và cho biết máy tính gồm bao nhiêu bộ phận?
Thoạt đầu, học sinh sẽ trả lời là gồm có 4 bộ phận: CPU và Bộ nhớ trong; Bộ nhớ ngoài; Thiết bị vào; Thiết bị ra mà thực tế thì máy tính được cấu thành từ 5 bộ phận. Như vậy, nhìn vào sơ đồ hình 10 trong sách giáo khoa Tin học 10 học sinh đã nhóm CPU và Bộ nhớ trong thành một bộ phận (vì chúng cùng được đóng một khung), còn các bộ phận khác thì đa phần học sinh đều trả lời đúng. Điều đó cho ta thấy rằng nếu không mô tả bằng thiết bị vật lí cụ thể thì học sinh sẽ nhầm lẫn, hiểu biết lệch lạc.
Câu hỏi 2: CPU là gì? Tầm quan trọng của CPU như thế nào? Em biết các hãng sản xuất CPU hiện nay không?
Tất nhiên là học sinh sẽ trả lời như khái niệm trong sách giáo khoa: CPU là đơn vị xử lí trung tâm và là bộ phận quan trọng nhất của máy tính, các hãng sản xuất CPU như Intel, AMD, IBM. CPU bao gồm các bộ phận CU, ALU, Thanh ghi. 
Hình 2. CPU
Theo kiểu trả lời này thì học sinh chưa thực sự hiểu biết về CPU, còn mang tính học vẹt, hiểu biết mông lung, thậm chí không biết được CPU có kích thước thực (kích thước vật lí) là bao nhiêu (trong khi trên thị trường thì đang lưu hành CPU công nghệ nano). Nhiệm vụ của giáo viên là phải diễn giải thêm cho học sinh để học sinh nắm vững hơn khái niệm CPU, nhưng chỉ diễn giải và mô tả bằng hình ảnh trong sách giáo khoa thì học sinh cũng khó nắm bắt được kiến thức về CPU. Thực tế nếu tôi đã lấy một chiếc CPU cho học sinh quan sát, kết quả là học sinh rất chăm chú và đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. 
Câu hỏi 3: Em hãy cho biết sự phân biệt lớn nhất giữa Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài, kể các loại của hai bộ nhớ trên? 
ROM
RAM
Hình 3. Bộ nhớ trong
Đa phần học sinh trả lời Bộ nhớ trong là bộ nhớ nằm bên trong, Bộ nhớ ngoài là bộ nhớ nằm bên ngoài. Câu trả lời lấp lửng là do học sinh chưa được thấy một chiếc máy tính như thế nào? Nếu nói nằm bên trong vỏ máy thì cả hai Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài đều nằm bên trong vỏ máy. 
Trả lời câu hỏi trên phải là “Bộ nhớ trong khi tắt máy hay cúp nguồn điện của máy tính thì dữ liệu trên bộ nhớ này sẽ mất, còn Bộ nhớ ngoài thì lưu dữ liệu ngay cả khi tắt máy hoặc không có nguồn điện”. Ngoài ra, còn một số phân biệt khác như: dung lượng, cấu trúc vật lí, tốc độ truy xuất dữ liệu, 
	USB	 CD-ROM	FDD	HDD
Hình 4. Bộ nhớ ngoài
Giáo viên chỉ có thể mô tả bằng hình ảnh trên sách giáo khoa hoặc Projector. Còn nếu lấy một chiếc máy tính để mô tả thì rất là khó vì phải tháo lắp.
Đa phần học sinh trả lời đúng và đủ tên các thiết bị ra nói trên. Nhưng tất cả đều là quan sát trong sách giáo khoa. 
Trong sách giáo khoa không giới thiệu thiết bị Modem là thiết bị vào, nhưng trong sách bài tập Tin học 10 lại giải thích thiết bị Modem vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra. Điều nay gây cho học sinh lúng túng, yêu cầu giáo viên phải có giải thích chính xác và rõ ràng cho học sinh. 
Với thiết bị này tôi đã giải thích cho học sinh như sau:
MODEM được viết tắt từ MODULATE/DEMODULATE nghĩa là bộ điều chế/giải điều chế tín hiệu số. Do đó, có thể xem Modem vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra. 
	Trong quá trình giảng dạy Tin học 10, tôi đã thực hiện mô tả trực quan cho học sinh về các thiết bị máy tính, tháo nắp ổ đĩa cứng, tháo CPU, đĩa mềm, mainboard, ổ đĩa CD, phím, chuột,  để cho học sinh quan sát và đồng thời tôi diễn giải cho học sinh hiểu rõ hơn về các thiết bị nói trên. 
Ví dụ: Bài tập thực hành 2: Làm quen với máy tính. 
+ Lần lượt cho học sinh làm việc theo nhóm được sờ, nhìn, và lắp đặt các thiết bị vào với nhau thành một máy tính cơ bản hoàn chỉnh. 
+ Thực hiện các thao tác cơ bản trên máy tính. 
2. 2. 2. Sử dụng thiết bị ti vi để ứng dụng CNTT trong dạy học:
- Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác soạn bài, quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinhđược tiện lợi, chính xác và nhanh chóng. 
- Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác giảng dạy bằng CNTT như trình chiếu power point, thí nghiệm ảo, hình ảnh, video 
- Công nghệ thông tin giúp tạo ra môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera  với âm thanh, văn bản, biểu đồ  được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn mang lại hiệu quả cao cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh. 
- Học sinh học qua trực quan bằng CNTT sẽ dễ dàng nắm bắt và hiểu bài nhanh hơn vì phần lớn các hình vẽ đã được chuyển sang bằng hình động nên việc tiếp thu sẽ dễ dàng hơn. 
	Ví dụ: Bài 4. “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN” tin học 10
	Khi dạy bài này giáo viên mô phỏng một số thuật toán để học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức ý tưởng giải của bài toán:
	Mô phỏng thuật toán tìm max:
2. 2. 3. Sử dụng phòng thực hành - ứng dụng phần mềm netop school:
Tin học là môn học đòi hỏi nặng về thực hành trên máy tính, công việc thực hành trên máy tính đóng vai trò rất quan trọng và quyết định việc truyền đạt kiến thức của giáo viên và hiểu bài của học sinh. Máy tính cần có trên các giờ giảng lý thuyết cũng như thực hành của học sinh. Trong hoàn cảnh thực tế của nhà trường Vĩnh Định có đủ điều kiện ứng dụng phòng thực hành để dạy tiết thực hành và một số tiết lý thuyết trên máy tính. 
Đầu năm học giáo viên cho học sinh đăng ký danh sách học nhóm và số máy của nhóm tại phòng thực hành. (Hai học sinh làm thành một nhóm). Giáo viên đọc một số nội quy quy định khi học ở phòng thực hành. Ngoài việc chấp hành nội quy nhà trường đề ra, giáo viên quy định:
Học sinh thực hành số máy nào phải bảo quản ghế và máy tính của mình, nếu phát hiện ghế, máy tính hư hỏng do học sinh gây ra thì học sinh phải chịu trách nhiệm.
Khi ra khỏi phòng thực hành, học sinh tắt máy, đẩy bàn phím vào bàn, để ghế đúng vị trí quy định.
Lớp trưởng kiểm tra bàn phím, chuột, báo cáo giáo viên khi ra khỏi phòng thực hành.
Trực nhật nhặt rác vệ sinh phòng thực hành sau tiết học.
- Ứng dụng phần mềm netop school trong quá trình giảng dạy ở phòng thực hành:
Netop school giúp giáo viên quản lý được quá trình học tập của học sinh dễ dàng, nhóm nào không thực hành, không thảo luận, nhóm nào thực hành tốt,  để nhắc nhỡ mà không cần phải đi lại nhiều.
Netop school giúp giáo viên chuyển tải kiến thức đến học sinh dễ dàng và ngược lại.
2.2.3.1. Phương pháp dạy lý thuyết: 
Môn tin học có một đặc thù khá rõ nét là chương trình được chia thành các module tương đối độc lập với nhau. Ví dụ có các module: Hệ điều hành, Soạn thảo văn bản, Bảng tính điện tử, Lập trình Pascal, Cơ sở dữ liệu,. . . Mỗi module như vậy sẽ có một đặc thù riêng trong cách giảng dạy lý thuyết và thực hành. Giáo viên cần hiểu và phân biệt rõ các đặc thù này. Không thể áp dụng chung một cách dạy cho tất cả các module chương trình. Tùy theo từng module kiến thức mà các phương pháp giảng dạy có thể rất khác nhau. Với module soạn thảo văn bản, các thao tác cụ thể là quan trọng nhất học sinh thảo luận nhóm và thao tác trực tiếp trên máy tính.
Khi dạy một bài lý thuyết có sử dụng phần mềm netop school:
Học sinh thảo luận tìm kiếm kiến thức trong SGK hoặc trên internet và thao tác trên máy tính.
Sau thời gian quy định một số nhóm trình bày phần thảo luận (một bạn trình bày lý thuyết và một bạn thực hành trên máy tính).
Sử dụng phần mềm netop school để chiếu phần trình bày của nhóm đến tất cả các máy giúp học sinh quan sát phần trình bày của học sinh được dễ dàng.
Sau một số nhóm trình bày và nhận xét của học sinh.
Giáo viên sử dụng netop school để thao tác và giảng giải làm rõ thêm nội dung trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và ghi bài. 
	Ví dụ: Bài 16. “ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN”
Học sinh sẽ kết hợp tìm hiểu lý thuyết (Phiếu học tập) và thực hành trên máy. Giáo viên sẽ cho HS đại diện trình bày thông qua hệ thống Netop School. Có thể tổ chức hoạt động bài dạy như sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần định dạng và khái niệm định dạng văn bản. 
GV: Dựa trên ví dụ về đặt vấn đề bài mới cho HS trình bày. (HS có thể tìm kiếm kiến thức trong SGK hoặc trên internet).
HS: Thảo luận và trình bày
Định dạng để làm gì. 
Khái niệm định dạng. 
Có những mức định dạng nào
Hoạt động 2: Định dạng kí tự. 
GV: Trình bày khái niệm định dạng và nêu yêu cầu nội dung:
Các bước định dạng kí tự?
HS: Tìm hiểu thao tác trên máy và hoàn thiện phiếu học tập. 
HS: Đại diện nhóm trình bày
GV: Chốt một số ý
Hoạt động 3: Định dạng đoạn
GV: Nêu khái niệm định dạng đoạn và nêu yêu cầu nội dung:
Trình bày các bước định dạng đoạn?
HS: Tự tìm hiểu trong sgk và thao tác trên máy theo nhóm. 
HS: Đại diện trình bày qua Netop. 
GV: Lưu ý thêm cho HS trong cách thứ 3 này cho HS dễ hình dung. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu định dạng trang. 
GV: Nêu khái niệ

File đính kèm:

  • docSKKN_2014_Thu Ha.doc
Giáo án liên quan