Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn

Học sinh lứa tuổi THCS là lứa tuổi còn hiếu động, ham chơi, chưa ý thức thực sự và thấy được tầm quan trọng của việc học tập. Đặc biệt, đối với học sinh ở các vùng đặc biệt khó khăn với 100% là con em dân tộc thì mức độ nhận thức của các em còn rất nhiều hạn chế trong khi việc học của các em lại ít được gia đình quan tâm. Các em hầu như không học bài và làm bài ở nhà.

Trong chương trình hóa học thì việc viết đúng công thức hóa học là tiền đề cho việc viết đúng phương trình hóa học và tính toán hóa học đúng, bên cạnh đó còn là cơ sở cho sự phát triển tư duy nhận thức và tạo hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Hóa học 8. Mặt khác môn hoá học 8 là một môn khoa học trừu tượng nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất, các em không thể dùng mắt thường để quan sát từng nguyên tử, phân tử của chất để từ đó rút ra được câu tạo chất và công thức hoá học của chất.

Do vậy, làm sao để các em ham học và hiểu bài ngay trên lớp là điều quan trọng nhất để đạt được kết quả cao trong học tập. Cho nên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn.”

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Giúp học sinh hình thành kỹ năng viết CTHH.

- Nâng cao chất lượng bộ môn hoá học.

 

doc23 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các học sinh đồng thời tạo hứng thú cho HS khi học bộ môn hoá học. Vậy làm thế nào để học sinh có thể nhớ được quy tắc hoá trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử tôi xin đề cập đến một số cách có thể sử dụng được giúp học sinh nhớ hoá trị. 
Có thể sử dụng bảng SGK trang 42, 43 như đã đề cập ở mục 1 phần I.1 cơ sở lí luận.
Có thể sử dụng bài ca hoá trị bằng việc yêu cầu học sinh học thuộc bài ca hoá trị.
Các hợp chất hoá học Oxit, Axit, Bazơ, Muối.
Học sinh nắm được các khái niệm Oxit, Axit, Bazơ, Muối và công thức dạng chung, phân loại.
Oxit:
- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là Oxi
- Công thức chung: MxOy.
- Phân loại: 	2 loại:	
Oxit axit (Oxit phi kim) oxit này khi hoá hợp với nước tạo thành axit tương ứng.
Ví dụ: SO2, P2O5.
Oxit bazơ (Oxit kim loại) oxit này khi hoá hợp với nước tạo thành bazơ tương ứng.
Ví dụ: CaO, Na2O, CuO
Axit: 
- Định nghĩa: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit các nguyên tử H này có thể thay thế bởi các nguyên tử kim loại để tạo thành muối.
- Công thức chung: HxA
- Phân loại: Axit có nhiều oxi và axit có ít oxi
Bazơ: 
- Định nghĩa: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH)
- Công thức chung: M(OH)x
Muối:
- Định nghĩa: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- Công thức chung: MxAy
- Phân loại: 
+ Muối trung hoà: Muối trung hoà là muối trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thể bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: Na2CO3, Na2SO3, CaCO3, 
+ Muối axit: Là muối trong đó gốc axit còn có nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2,
Phải được rèn luyện uốn nắn thường xuyên.
Trong quá trình học tập học sinh bộc lộ dần những sai sót như viết xấu, viết không đúng kí hiệu hoá học, kích thước, sai quy tắc hoá trị,  Giáo viên chú ý sửa sai cho học sinh và khắc sâu kiến thức. 
Các dạng bài tập về viết CTHH phải được rèn luyện thường xuyên qua các tiết dạy.
Giải quyết có chọn lọc các bài tập sách giáo khóa và sách bài tập. 
Tại sao nói phải giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa một cách có chọn lọc? Như đã đề cập ở phần lí do chọn đề tài thì nếu các bài tập không được giải tại lớp thì đồng nghĩa với việc không có bài tập nào được giải ở nhà. Thông thường 45 phút lên lớp các thầy cô chỉ dành khoảng 10 - 15 phút cho kiểm tra bài cũ và chữa các bài tập trong khi số lượng bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập lại nhiều không thể giaỉ quyết gọn trong vòng 15 phút với học sinh vùng đặc biết khó khăn. Vì vậy việc chọn lọc các bài tập để chữa cho HS liên hệ hiểu được kiến thức trong tâm là một vấn đề khó nhưng lại nên áp dụng linh hoạt.
Các bài tập thường được chọn là các bài tập có liên quan đến công thức hoá học như: 
Dạng bài lập công thức hoá học.
Dạng bài hoàn thành phương trình hoá học. 
Dạng bài tính theo công thức hoá học 
Dạng bài tính theo phương trình hoá học
Dạng bài phân loại, xác đinh công thức Oxit, Axit, Bazơ, Muối 
Một số bài tập định lượng. 
7. Một số bài tập ôn tập nhằm hoàn thiện kĩ năng viết công thức hoá học. 
*TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Câu 1: Cho công thức hóa học CaHCO3 điều khẳng định nào sau đây là đúng:
	A, CaHCO3 là axit vì được cấu tạo bởi nguyên tố H và gốc axit CO3
	B, CaHCO3 là muối axit vì được cấu tạo bởi nguyên tố Kim loại và gốc axít có chứa hidro (HCO3)
	C, CaHCO3 là Muối vì được cấu tạo bởi nguyên tố Kim loại và gốc axít HCO3
Câu 2: HCl, NaCl, NaOH có tên gọi nào sau đây là đúng.
	A, Axit clo hiđric, Muối natri clorua, Bazo Natri hiđroxit.
	B, Axit Clorua, Muối natri clorua, Bazo Natri hiđroxit.
	C, Bazo clo hiđric, Muối natri clorua, Axit Natri hiđroxit.
	D, Muối natri clorua, Bazo Natri hiđroxit, Axit clo hiđric
Câu 3: Công thức hóa học của nước là:
	A. H2O2 B. HO8 C. H2O D. HO2
Câu 4: Các cặp chất sau đâu là muối axit:
 	A. NaCl, NaHCO3, 	 	B. NaHSO4, K2SO4, 
C. CaSO4, Na2SO4, 	D. NaHCO3, KHSO4
Câu 5: Chọn cặp bazo. 
	A. Cu(OH)2, KOH 	B. NaHSO4, K2SO4, 
 	C. NaCl, NaOH, 	D, HCl, NaOH
*TỰ LUẬN.
Câu 1: Lập công thức hóa học của hợp chất gồm:
	a, Ca và HSO4 	b, Ca và SO4 	
c, Al và HSO4 	d, Al và HPO4 	
e, H và ClO 	f. H và nhóm OH
	g, Fe II và nhóm OH 	h, Fe III và nhóm OH	
i, Fe II và nhóm PO4.
Câu 2: Hoàn thành phương trình phản ứng sau: 
1. H2O + P2O5 	----> 	..
2. H2O + Na2O 	---> 	......
3. H2O + Na 	-----> 	..
4. 	CuO + H2 	-----> 	.
Câu 3: Hoàn thành phương trình phản ứng hóa học sau:
a, H2O + K -----> .................. + H2 
b, H2O + CaO -----> .................. 
c, H2O + ............. -----> H2SO4
d, 	H2 + CuO ------> ..............................................
Câu 4 Hoàn thành dãy chuyển hoá sau:
 HCl (1) H2 (2) H2O (3) O2 (4) CO (5) CO2 (6) H2CO3
Câu 5 Phân loại và gọi tên các hợp chất và nhóm nguyên tử sau:
tt
Công thức
Gọi tên
Phân loại hợp chất và nhóm nguyên tử
Axit
Bazơ
Muối
Oxit
Gốc axit
1
HCl
2
KOH
3
SO3
4
=SO3
5
Na2SO3
6
H2SO4
Câu 6 Hoàn thành bảng sau: 
TT
Công thức
Tên gọi
Thuộc loại (Đánh dấu x)
Axit
Bazo
Muối
Oxit
Gốc axit
VD1
HCl
Axit Clohiđric
X
VD2
Na2SO4
Natri sunfat
X
1
H2S
2
NaOH
3
NaCl
4
HBr
5
Ca(OH)2
6
H2SO4
7
H2SO3
8
KOH
9
Al(OH)3
10
=SO3
11
SO3
12
HNO3
13
H2CO3
14
Mg(NO2)2
15
H3PO4
16
CaHPO4
17
Ca(H2PO4)2
18
Fe(NO3)2
19
Fe(OH)3
20
Fe(OH)2
Câu 7 Cho 2,3 g Natri (Na) vào nước thu được 100 ml dung dịch Natri hiđroxit (NaOH).
a, Viết phương trình phản ứng.
b, Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.
c. Tính thể tích khí thu được (ở đktc)
Câu 8: Khử 48 gam đồng II oxit (CuO) bằng khí hiđro. Hãy:
	a, Tính số gam đồng kim loại thu được.
	b, Tình thể tích khí Hiđro (đktc) cần dùng.
I.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
	Xuất phát từ thực tiễn của nhà trường nói chung và của môn hoá học 8 nói riêng. Đề tài “Nâng cao kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn” đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoá học trường THCS Mường Thín bởi vì: Nếu không viết được công thức hoá học thí chắc chắn không viết được phương trình hoá học, không giải được bài tập định lượng cũng như định tính, HS bị mất gốc kèm theo chán nản mất hứng thú trong học tập. Mặt khác chất lượng giảng dạy môn hoá học những năm qua của nhà trường còn thấp cho nên cần thiết phải áp dụng đề tài trong giảng dạy. 
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU	
II.1 KHÁI QUÁT PHẠM VI.
	Phạm vi nghiên cứu của đề tài hợp lí, phù hợp với điều kiện và kinh phí, đồng thời thiết thực với đối tượng nghiên cứu.
II.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
	Là một đề tài mới mẻ chưa có người nghiên cứu trong nhà trường, khả năng áp dụng của đề tài trong nhà trường trong các năm tiếp theo có khả quan cao.
	Qua thực nghiệm sư phạm trong nhà trường năm học 2010 - 2011 đã thu được kết quả khá tốt. 
Quá trính áp dụng đề tài vào nhà trường cần có bổ sung hoàn thiện.
II.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỨC TRẠNG.
	Đề tài nghiên cứu thiết thực với thực tiễn của nhà trường đặc biệt đối với môn hoá học lớp 8, góp phần cải tạo đối tượng nghiên cứu 
Việc nghiên cứu đề tài gặp nhiều khó khăn như: Kinh nghiệm nghiên cứu đề tài của tôi cũng như của các đồng nghiệp trong nhà trường còn non kém.
Kinh phí nghiên cứu là do kinh phí của cá nhân.
III. BIỆN PHÁP GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
III.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP.
	Xuất phát từ thực tiễn nhà trường, và phạm vi đối tượng nghiên cứu, đặc thù môn hoá học lớp 8 là cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp.
III.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.
Thu thập xử lí thông tin lí luận: 
Tìm hiểu thông tin về đối tượng học sinh lớp 8 trường THCS Mường Thín về đặc điểm tính cách của học sinh, hoàn cảnh gia đình, tâm lí học lứa tuổi
Thu thập xử lí tài liệu thực tiễn:
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu như: sách giáo viên hoá 8, sách bài tập hoá 8, sgk hoá 8, chuẩn kiến thức kĩ năng, phân phối chương trình hoá 8, các đề kiểm tra qua nhiều năm thu thập xử lí thông tin, gạt bỏ các thông tin không cần thiết cho đề tài.
Đưa đề tài vào thực nghiệm:
Muốn kiển tra được chất lượng của đề tài ta cần đưa đề tài vào thực nghiệm để tìm ra các ưu nhược điểm từ đó khắc phục.
III.3. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.
	Đề tài được đưa vào thực nghiệm giáo dục từ tháng 9 năm 2010. Trong quá trình thực nghiệm đề tài được điều chỉnh bổ xung và hoàn thiện.
	Dự kiến đề tài tiếp tục được triển khai thực hiện trong năm học 2010 - 2011. 
IV. KẾT QUẢ.
Lớp
Khảo sát
KS đầu năm
Học kì I
Học kì II
 Xếp Loại
Yếu kém
TB
Khá giỏi
Yếu kém
TB
Khá giỏi
Yếu kém
TB
Khá giỏi
8A1
Số lượng
30
0
0
12
10
8
6
7
17
%
100%
0%
0%
40,4%
33%
26.6%
20,1%
23.3%
56.6%
8A2
Số lượng
25
0
0
11
7
7
8
4
13
%
100%
0%
0%
44%
28%
28%
24%
28%
48%
Tổng %
100
0 
0 
42
31
27
25
20
55
C. KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua thời gian nghiên cứu vận dụng đưa đề tài vào thực nghiệm tôi thấy:
+ Hoàn toàn có thể đưa đề tài vào áp dụng trong nhà trường 
+ Đề tài có khả năng phát huy năng lực tư duy độc lập của học sinh, làm cho không khí học tập của học sinh hào hứng và sôi nổi hơn. Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiếm kiến thức chủ động sáng tạo; Kiến thức và kĩ năng của các em được củng cố một cách vững chắc, kết quả học tập của học sinh không ngừng được nâng cao. Học sinh đã thực sự chủ động và không còn gượng ép, các em đã biết tự lĩnh hội tri thức.
Theo tôi, học sinh muốn học giỏi môn hóa học thì phải có lòng yêu mến môn học, mà lòng yêu mến đó của học sinh được xây dựng từ giáo viên thông qua việc truyền thụ kiến thức, các em cần có được vốn kiến thức cơ bản mang tính nguồn cội. 
Do vậy, “Nâng cao kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn” có vai trò rất quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức mới tiếp theo của học sinh trong môn hóa học. Điều này giải quyết mối quan hệ “nguồn cội” - Viết được cô

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghien hoa hoc 8.doc