Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao khả năng thực hành vật lí cho học sinh ở trường THCS Châu Can - Phú Xuyên - Hà Tây
Để hưởng ứng cuộc vận động hai không của bộ giáo dục và đào tạo phát động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” thì việc các trường tự nâng cao chất lượng giáo dục thật là việc làm hết sức cần thiết để cuộc vận động của bộ giáo dục và đào tạo có hiệu quả .Việc nâng cao chất lượng các môn học của học sinh các trường nói chung và của trường THCS Châu Can nói riêng trong đó có cả môn học Vật lí, đặc biệt là khả năng thực hành và vận dụng giúp học sinh nắm được các kĩ năng thực hành, vận dụng tạo điều kiện tốt để học lên cao cũng như học sinh có những kĩ năng cần thiết tạo điều kiện cho học sinh học lên trên THPT và phân luồng vào các trường đào tạo nghề.
Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, trong đó có cả môn vật lí của giáo dục phổ thông trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo các định hướng sau:
Chăm lo giáo dục toàn diện, đảm bảo sự giáo dục hài hoà về đức, trí , thể , mỹ, các kĩ năng cơ bản, chú ý định hướng nghề nghiệp, hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của hệ thống đạo đức phẩm chất, năng lực cần thiết cho lớp người lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.
Nội dung của chương trình phải cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật sự phát triển của khoa học và công nghệ, kinh tế xã hội, tăng cường thực hành vận dụng gắn bó với thực tiễn Việt Nam, phát triển thế mạnh vốn có của giáo dục phổ thông Viêt Nam tiến kịp trình độ phát triển chung của cả chương trình giáo dục phổ thông của cả các nước phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.
Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh biết cách tự học, hợp tác trong học tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề tự chiếm lĩnh tri thức mới, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân. Chủ yếu tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung và hình thức đa dạng.
c tế trường THCS Phụng Châu vẫn có tình trạng dụng cụ dạy thực hành cũn thiếu và mất mat nhiều .Chính vì thế việc giáo viên sử dụng ĐDDH, DCTN là rất hiếm ngoài lý do là ngại sử dụng khi phải chuẩn bị, mang, chuyển thí nghiệm từ kho lên lớp thì việc không biết lắp ráp hoặc thí nghiệm không thành công vẫn thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó còn một bộ phận các nhà giáo còn coi nhẹ việc học thực hành của học sinh , đặc biệt là các giờ học thực hành của một số bộ môn thực nghiệm như vật lí, hoá học Trong các dịp thao giảng thi đua của nhà trường trong năm học thì rất ít giáo viên thao giảng vào các giờ học thực hành Khiến các giờ học trên lớp nói chung và các giờ học thực hành nói riêng chất lượng chưa cao, ảnh hướng lớn tới chất lượng học của học sinh. 1.3. Về phía công tác chỉ đạo Những năm trước khi đạt chuẩn quốc gia do trường có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nên toàn bộ DCTN chỉ cho vào kho. Toàn trường có 1 bộ Lý, 1 bộ Sinh, 1 bộ Hoá đã qua nhiều năm sử dụng nên chất lượng không cao. Do không có phòng bộ môn nên việc kiểm tra theo dõi đôn đốc giáo viên dạy phải sử dụng ĐDDH, DCTN còn có nhiều lơ là và xem nhẹ. Đặc biệt là các giờ học thực hành. Ngoài việc nhận thức còn hạn chế về tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDDH, DCTN và sự cần thiết , quan trọng của các giờ thực hành thì cũng là do còn tồn tại một phương pháp dạy học cũ. Trong nhiều năm không tổ chức thi giáo viên dạy giỏi có sử dụng ĐDDH, DCTN. Các DCTN, ĐDDH giáo viên tự làm ít quan tâm và chất lượng không cao. Trong các dịp thao giảng thi đua của nhà trường trong năm học thì rất ít giáo viên thao giảng vào các giờ học thực hành. Ban giám hiệu còn chưa có biện pháp cứng rắn cũng như chưa có hình thức động viên đối với những giáo viên không sử dụng ĐDDH, DCTN và những giáo viên thường xuyên sử dụng ĐDDH, DCTN. Trường chưa có 1 phụ tá thí nghiệm . Việc xếp loại giờ thao giảng còn xem nhẹ việc sử dụng ĐDDH, DCTN. Và đặc biệt là các tiết học thực hành. 1.4. Bảng thông kê kết quả ban đầu Qua việc điều tra theo dõi đã thống kê được số liệu sau đây: Kết quả kiểm tra thực hành Chất lượng Học lực Khối9 Năm học Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu 2006 - 2007 3% 30% 57% 10% 2007 – 2008 4% 32% 55% 9% 2008 – 2009 3% 29% 58% 10% Khối7 2006 – 2007 3% 35% 54% 8% 2007 - 2008 3% 36% 53% 8% 2008 -2009 3% 29% 58% 10% 2. Nguyên nhân -Học sinh vẫn còn thói quen học vẹt, lối học thụ động chưa quen với phương pháp học mới. Thời gian học tập của các em khá nhiều nhưng chưa chủ động trong khoảng thờii gian học tập ở nhà. Do không được tiếp xúc với các dụng cụ thí nghiệm nên khả năng thực hành của học sinh còn chưa cao và còn rất lúng túng khi lắp ráp thí nghiệm. -Đời sống kinh tế của giáo viên còn nhiều khó khăn, có nhiều giáo viên dạy hợp đồng,, dạy chéo ban nên chưa chú tâm vào việc giảng dạy. -Do Giáo viên quen với kiểu dạy và học cũ, coi nhẹ những tiết học thực hành, chưa nhận thức được vấn đề thực hành vật lí đối với học sinh có vai trò rất quan trọng. -Sự quản lý của Ban giám hiệu còn lỏng lẻo đối với việc sử dụng ĐDDH, DCTN. Chưa tham mưu được với xã xây dựng thêm phòng bộ môn mang tính chất đúng nghĩa của nó, đặc biệt là phòng bộ môn vật lí đòi hỏi phải mang tính chất chuyên dụng hơn trong bố trí, chuẩn bị các phương tiện phục vụ công tác giảng dạy đối với đặc trưng bộ môn. -Do chưa có sự chỉ đạo từ trên Bộ, Sở, Phòng trong việc nâng lương cho giáo viên giỏi các cấp nên việc động viên khuyến khích giáo viên chưa thật sự làm các giáo viên có tâm huyết phấn đấu. III-Những biện pháp thực hiện Như chúng ta đã biết lý luận phải gắn liền với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Trong suốt một thời gian dài do nhiều nguyên nhân khác nhau, học sinh của chúng ta chỉ thiên về lý thuyết ít có điều kiện tiếp xúc với các DCTN nên các em chưa có khả năng thực hiện thành thạo các thí nghiệm. Dưới ánh sáng của NQTW II khoá 8, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục đào tạo được mở sang một trang mới, vị thế của người thầy đã được nâng cao, đặc biệt là hưởng ứng cuộc vận động hai không của bộ giáo dục và đào tạo “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .Cũng từ đó tầm quan trọng của việc học hành được mọi người ghi nhận, để sự nghiệp giáo dục đào tạo thật sự được coi là quốc sách hàng đầu thì bản thân ngành giáo dục đào tạo phải tự đổi mới để theo kịp với sự đổi mới của đất nước. NQTW Đảng khoá IX, nghị quyết số 40 kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX, chỉ thị số 14 của Thủ tướng chính phủ đã mở ra hướng mới để giáo dục đào tạo đổi mới và vươn lên. Để thực hiện chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và chỉ thị của Chính phủ đòi hỏi các cấp quản lý trong ngành giáo dục phải thấy rõ trách nhiệm của mình. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc thay đổi chương trình sách giáo khoa đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản như quan sát, đo lường, sử dụng các dụng cụ và máy móc đo lường phổ biến và năng lực thực hiện những thí nghiệm vật líí đơn giản Tôi đã có các biệm pháp thực hiện cụ thể như sau: Lập kế hoạch học tập thực hành cho học sinh: Đối với các giờ học thực hành vật lí ngoài việc chuẩn bị về mặt lí thuyết thì học sinh phải được tiếp cận với dụng cụ thí nghiệm và đặc biệt là các thao tác sử dụng chúng. Nếu chỉ sử dụng 45 phút trong tiết học thực hành chắc chắn rất nhiều học sinh chưa được thao tác sử dụng thiết bị để thực hành thì đã hết giờ, như vậy việc rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản, như quan sát , đo lường, sử dụng dụng cụ, máy móc đo lường phổ biến và năng lực thực hiện những thí nghiệm vật lí đơn giản chưa đạt được hiệu quả cao trong giờ học. Chính vì vậy việc lập kế hoạch chuẩn bị về cơ sở lí thuyết và tiếp cận với dụng cụ và phương pháp làm thực hành trước là việc làm cần thiết phục vụ cho các tiết học thực hành nói chung và vật lí nói riêng. Lịch chuẩn bị cho các giờ thực hành Tuần học Khối 7 Khối 9 Lịch chuẩn bị Lịch chuẩn bị Tuần 1 Tiết 3: (Xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế) Tuần 5 Tiết 6: ( Quan sát và vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng) Tuần 6 Tiết15: (Xác định công suất của các dụng cụ điện) Tuần 9 Tiết 20: (Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2trong định luật Jun- Len- Xơ Tuần 14 Tiết31: (Chế tạo nam châm vĩnh cửu nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện). Tuần 21 Tiết 42: (Vận hành máy phát điện và máy biến thế) Tuần 24 Tiết 50: (Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ) Tuần 30 Tiết 31: ( Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp) Tuần 31 Tiết 32: ( Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song) Tiết 63: ( Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD) 2.Thống kê và hướng dẫn học sinh chuẩn bị về mặt lí thuyết và các thiết bị , dụng cụ phục vụ cho giờ thực hành. Theo qua điểm đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông ngoài việc quán triệt mục tiêu giáo dục đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính thống nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển của đối tượng học sinh, đảm bảo tính khả thi, thì một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông là tập chung vào đổi mới phương pháp dạy học , thực hiện dạy học dựa vào hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu , nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để phối hợp dạy học theo cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp giữa dạy học ở ngoài phòng học và ở ngoài hiện trường, đổi mới môi trường giáo dục để học gắn với thực hành và vận dụng Nội dung chuẩn bị Tiết Khối 7 Khối 9 Nội dung chuẩn bị Nội dung chuẩn bị Lí thuyết Dụng cụ, thiết bị Lí thuyết Dụng cụ, thiết bị Tiết 3: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế +Cách sử dụng vôn kế, ampe kế. +Nội dung định luật Ôm +Mẫu báo cáo thực hành Dây constantan có giá tri chưa biết, biến thế nguồn, vôn kế, am pe kế một chiều, công tắc, dây nối Tiết 6: Quan sát và vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng +Luyện tập vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng. +Xác định vùng nhìn thấy của gương +Tập qua sát vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí +Mẫu báo cáo thực hành +Gương phẳng có giá đỡ, +1 thước thẳng +1 bút chì +1 thước đo độ Tiết 15: Xác định công suất của các dụng cụ điện +Cách sử dụng vôn kế, ampe kế. +công thức tính công suất + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +Quạt điện một chiều, biến thế nguồn, vôn kế, ampe kế một chiều. Biến trở con chạy, công tắc, dây nối. Tiết 20: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q~I2 trong định luật Jun-Len-Xơ +Nội dung của định luật Jun-Len-Xơ +Cách đọc chỉ số của nhiệt kế +Phương pháp làm thí nghiệm này + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +Biến thế nguồn, vôn kế một chiều, ampe kế một chiều Biến trở con chạy, công tắc, dây nối. +Nhiệt kế rượu, bình nhiệt kế, dây đốt, que khuấy, đồng hồ bấm dây. Tiết 31: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện +Biết cách xác định từ cực của một ống dây có dòng điện chạy qua. +Biết cách chế tạo ra một nam châm vĩnh cửu + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +Dây đồng , dây thép, la bàn, kim dài, dụng cụ thí nghiệm chế tạo nam châm vĩnh cửu, bút dạ, giá thí nghiệm, công tắc Tiết 42: Vận hành máy phát điện và máy biến thế. +Cách vận hành máy phát xoay chiều đơn giản, máy biến thế + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +động cơ điện, máy phát điện, biến thế thực hành, vôn kế xoay chiều, bóng đèn, dây dẫn, công tắc. Tiết 50: đo tiêu cự của thấu kính hội tụ +Đặc điểm của tiêu cự của thấu kính, cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ +Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +Thấu kính hội tụ, khe sáng có dạng chữ F. nguồn sáng, giá quang học, màn ảnh, thước thẳng. Tiết 31: Đo hiệu điện thế và cường độ dò
File đính kèm:
- SKKN vat ly (Nguyen kim hoang) 2009-2010.doc