Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết dạy luyện tập hình học lớp 9

 Từ thực tế giảng dạy các tiết luyện tập Hình học lớp 9 và qua dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp dạy các tiết này thì không ít những tiết luyện tập trở thành tiết chữa bài tập, dẫn tới hiệu quả tiết luyện tập chưa cao, chưa thể hiện được đổi mới phương pháp. Vì thế chất lượng học tập của học sinh môn toán 9 đặc biệt môn Hình học chưa tốt, nhiều học sinh sợ học môn hình.

doc25 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết dạy luyện tập hình học lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảng. Đối với việc giảng dạy môn H×nh häc 9, thì trong nhiều năm liền có nhiều giáo viên đã áp dụng đúng quy trình dạy tiết luyện tập nêu trên, đầu tư chuẩn bị tốt bài soạn bài giảng đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy, nhiều tiết luyện tập được coi là thành công đạt được các mục tiêu đề ra, phát huy cao tính độc lập sáng tạo của học sinh. Kết quả học tập môn Toán 9 có những năm cao, có nhiều học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, tỷ lệ học sinh yếu giảm, chất lượng thi vào THPT của môn Toán tương đối đều. Điều đó phản ánh rõ ưu điểm của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung và môn H×nh häc 9 nói riêng.
	- Điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường được trang bị đầy đủ, điều này giúp cho giáo viên tổ chức được nhiều hoạt động học tập đa dạng và phong phú, phát huy được đổi mới phương pháp theo hướng tích cực. Học sinh ngày càng say mê học tập bộ môn H×nh häc.
3.2- H¹n chÕ:
	Trong thực tế giảng dạy các tiết luyện tập H×nh häc 9, còn một số tiết chưa thực sự thành công:
*Về phía giáo viên:
- Thường sai lầm về phương pháp: Đôi lúc không thực hiện đúng theo quy trình dạy tiết luyện tập nêu trên hoặc không nghiên cứu kỹ mục tiêu của tiết luyện tập đó, thường biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập mà chưa hoàn thiện được các kiến thức vừa cung cấp cho học sinh trong các tiết học trước, chưa giúp học sinh khắc sâu và nhớ những vấn đề lý thuyết đã học và trong một chừng mực nào đó chưa hoặc không bao giờ nâng cao lý thuyết. 
- Trong một số tiết giáo viên còn sử dụng phương pháp không phù hợp, truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng cách thuyết trình giảng giải, làm mẫu, dẫn tới học sinh tiếp thu một cách thụ động, nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi của giáo viên, không đáp ứng được mục tiêu của tiết luyện tập.
- Còn một số giáo viên ngại sử dụng phương pháp giảng dạy mới để thực hiện một tiết luyện tập vì phải soạn bài kỹ hơn, chuẩn bị cho tiết dạy công phu hơn, hướng dẫn về nhà chu đáo hơn, thường bị "cháy" giáo án.
- Chưa nhận thức đây là tiết học quan trọng nhất trong các tiết học của môn Toán, mà chỉ tập trung đầu tư cho các tiết dạy lý thuyết. 
* Về phía học sinh: 
- Khả năng hệ thống hóa kiến thức của học sinh bậc trung học cơ sở thấp, các em chưa tự tìm được mối quan hệ giữa các kiến thức trong các em chỉ dừng lại việc ghi lại kiến thức đã học vì thế các em chỉ giải được các bài tập có tính “ khuôn mẫu” còn các bài tập phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc hệ thống kiến thức thì các em không thể thực hiện.
- Hoạt động trên lớp của học sinh còn nhiều thụ động, chỉ có thầy và học sinh khá giỏi làm việc là chủ yếu.
3.3- Nguyên nhân:
+ Giáo viên: 
 - Chưa nhận thấy rõ tầm quan trọng của tiết luyện tập trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 
- Chưa nắm vững phương pháp giảng dạy đặc trưng của tiết học luyện tập.
- Chưa phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong tiết dạy.
 - Giáo viên vừa chủ động vừa chủ đạo trong tiết học khiến tiết học trở thành tiết học chỉ tác động một chiều.
+ Học sinh: 
- Do hổng kiến thức rất lớn từ các lớp dưới trong khi đặc thù môn H×nh häc 9 đòi hỏi tính liên tục và kế thừa rất cao. Nên học sinh rất ngại học tiết luyện tập. 
- Ngại học lý thuyết, học vẹt nên không hiểu tính chất, dấu hiệu nhận biết... của bài học.
- Chưa thấy được tầm quan trọng của tiết học trong việc củng cố kiến thức.
	- Chưa nắm được phương pháp học tập các tiết học luyện tập.
	- Tiết luyện tập tổng hợp nhiều kiến thức lại là các kiến thức về lý thuyết đã học rồi nên đa số các em thường không tập trung cũng như đầu tư nhiều cho tiết học, từ đó dẫn đến các em không chủ động tư tư duy để giải quyết vấn đề tiết học yêu cầu. 
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện n©ng cao chÊt l­îng tiÕt luyÖn tËp H×nh häc líp 9:
4.1. Công việc soạn giáo án, chuẩn bị cho tiết dạy: 
	4.1.1. Nghiên cứu và xác định chính xác mục tiêu tiết dạy (cả về những kiến kiến được củng cố và kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho HS cũng như thái độ cần đạt được của HS) trên tinh thần của sách giáo viên. 
	- Nghiên cứu hướng dẫn về nhà tiết học trước đó : Tiết học trước đó giáo viên cần hướng dẫn về nhà kĩ những nội dung kiến thức cơ bản, những kiến thức cũ có liên quan hướng dẫn một số bài cần thiết, cụ thể về nhà phải học và nắm kĩ những kiến thức gì, phải làm những bài tập nào và có thể tham khảo thêm những bài tập nào.
	4.1.2. Chuẩn bị phương pháp giảng dạy, hệ thống câu hỏi, chọn phương pháp, chọn bài tập cho tiết luyện tập. Xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản trọng tâm, kiến thức nào cần liên hệ. Xây dựng phương pháp đúng cho từng tiết giảng dạy luyện tập. 
	- Sau khi nghiên cứu lại lý thuyết mà học sinh được học, công việc thứ hai không kém phần quan trọng là giáo viên cần nghiên cứu các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập theo các yêu cầu sau:
	(1) Cách giải bài tập này như thế nào?
	(2) Có bao nhiêu cách giải bài tập này? 
	(3) Cách giải thường gặp là gì ? Cách giải nào là cơ bản? 
	(4)Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này là gì? 
	(5) Mục tiêu và tác dụng của từng bài tập là như thế nào? 
	Trong các yêu cầu trên từ thực tế giảng dạy và qua dự giờ các tiết luyện tập H×nh häc 9 thì yêu cầu 4 và yêu cầu 5 là vấn đề thường không quan tâm tới nhiều nhất, trong khi đây là các yêu cầu quan trọng nhất trong việc xây dựng phương pháp giảng dạy “ tích cực ” (Không cần số lượng bài làm mà cần thiết dạy học sinh phương pháp làm bài) nhất là trong tình trạng học sinh của chúng ta hổng kiến thức khá nhiều. 
	- Công việc tiếp theo thứ ba: trong tình trạng hiện nay một công việc không thể thiếu là giáo viên cần nghiên cứu sách tham khảo, sách giáo viên thật kỹ sau đó mới tập trung xây dựng nội dung tiết luyện tập và phương pháp luyện tập. Thực tế một số giáo viên khi giảng dạy các tiết luyện tập chưa nghiên cứu kỹ sách giáo viên khi chuần bị cho tiết luyện tập, kể cả tiết lý thuyết, sách giáo viên chỉ được giáo viên xem phần mục tiêu tiết dạy mà không xem phần hướng dẫn cách dạy mặc dù các hướng dẫn chỉ mang tính tổng quát nhưng nếu nghiên cứu kỹ chúng ta vẫn rút ra những phương pháp phù hợp cho tình hình học sinh của mỗi lớp mà không sai lạc quá nhiều về phương pháp. 
	- Trong tiết luyện tập H×nh häc 9 hệ thống câu hỏi hợp lý khoa học sẽ kích thích được tâm lý muốn khám phá, giải quyết được bài toán của học sinh, vì theo nhà giáo dục học Polya.G thì người giáo viên tốt là người biết đề ra cho học sinh đúng lúc, kịp thời những câu hỏi gợi sâu sắc và đúng trình độ. Vì vậy chuẩn bị trước hệ thông câu hỏi hợp lý sẽ giúp giáo viên tự tin hơn trong việc triển khai phương pháp giảng dạy của mình. Tuy nhiên cần tránh xu hướng giản đơn hay cực đoan. Có thầy cô thay cho việc “ đọc chép” bằng việc hỏi quá nhiều cái gì cũng hỏi vì nghĩ rằng càng hỏi nhiều thì càng đổi mới trong khi đó phần lớn các câu hỏi lại không tạo được “ tình huống có vấn đề” đối với học sinh, từ đó làm triệt tiêu khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Tóm lại hệ thống câu hỏi là rất quan trọng trong tiết luyện tập tuy nhiên giáo viên cần nghiêm túc trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi.
	- Phương pháp cho từng tiết luyện tập phù hợp cho từng nội dung luyện tập, từng đối tượng học sinh trong các tiết luyện tập sẽ giúp tiết học sinh động hơn, học sinh tích cực hoạt động hơn. Các phương pháp giảng dạy thường dùng hiện nay cho tiết luyện tập là: đàm thoại gợi mở, dạy học bằng tình huống có vấn đề, vấn đáp tìm tòi, dạy học bằng hợp tác nhóm nhỏ Chúng ta cần biết phối hợp linh hoạt các phương pháp này, tránh đơn điệu và cứng nhắc trong phương pháp. 
	Thí dụ: Khi luyện tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông ( Tiết 4- hình học 9) Tính x,y trong hình vẽ sau: 
Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán này giáo viên có thể thực hiện hệ thống câu hỏi và hoạt động của học sinh như sau:
	+ Bài toán đã cho những yếu tố gì ? Cần xác định yếu tố nào ? (học sinh hoạt động cá nhân )
	+ Nên tính đại lượng nào trước ? vì sao ? ( HS có thể trao đổi nhóm đôi )
	+ Tính được y bằng cách nào ? Sử dụng hệ thức nào ? ( Học sinh thực hiện cá nhân )
	+ Tính được x bằng cách nào ? Sử dụng hệ thức nào ? 
	+ Có cách nào khác để tính x? ( trao đổi tự do ).
	- Vấn đề cuối cùng trong công việc chuẩn bị cho tiết luyện tập là giáo viên cần lựa chọn và sắp xếp hệ thống bài tập mà học sinh sẽ thực hiện trong tiết học. Một vấn đề thường thấy trong các tiết luyện tập của chúng ta là giáo viên chỉ tập trung vào việc giải hết các bài tập trong phần luyện tập theo thứ tự của sách giáo khoa với những lý do có thể là: giáo viên quá tham vọng về việc giải nhiều bài tập đối với học sinh, cũng có thể là giáo viên lo là sẽ bị đánh giá là không trình bày hết kiến thức của sách giáo khoa khi có người dự giờTừ đó tiết luyện tập thực sự đã trở thành tiết giải bài tập thuần túy: vào tiết học là giải hết bài tập này đến bài tập khác. Tiết học trở nên chai cứng học sinh trở nên sợ tiết luyện tập. Vì vậy việc chọn lựa bài tập nào để thầy “ luyện” và trò “tập” là rất quan trọng. Cần sắp xếp các nhóm bài tập theo mục đích luyện tập của giáo viên. Có thể chia các nhóm bài tập như sau :
	+ Nhóm bài tập mà cần giáo viên làm mẫu để học sinh bắt chước (Cần chỉ rõ cho học sinh chương trình hành động: bước một làm gì, bước hai làm gì ) Học sinh tái hiện công việc vừa thực hiện qua các bài tập tương tự. 
	+ Nhóm bài tập mà giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi ý cho học sinh
 ( hoạt động cá nhân hoặc trao đổi nhóm nhỏ) tự tìm ra hướng giải quyết bài toán. 
	+ Nhóm bài tập học sinh tự lực làm bài trên cơ sở các bài tập đã thực hiện. Tùy vào tình hình thực tế của các lớp học mà giáo viên cần có những nhóm bài tập thích hợp không cần phải giải quyết tất cả các bài tập như nói ở trên. 
	4.1.3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: tranh ảnh, hệ thống sơ đồ, biểu mẫu 
	Trong tiết luyện tập H×nh häc 9 giáo viên cần chuẩn bị chu đáo bản đồ tư duy, tranh, hình vẽ hợp lý có thể được, bảng phụ phục vụ cho tiết học. Nên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, giáo án điện tử- máy chiếu cho những tiết luyện tập (đối với những tiết sử dụng phù hợp) để giờ dạ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_tiet_day_luyen_tap_h.doc
Giáo án liên quan