Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8

Hóa học là một bộ môn khoa học vừa trừu tượng vừa mang tính thực nghiệm, là một bộ môn tương đối mới và khó đối với học sinh, đến năm lớp 8 bộ môn Hóa học mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình muộn nhất so với các bộ môn khác. Tuy ở bậc THCS Hóa học chỉ được học trong 2 năm lớp 8 và lớp 9 nhưng đó lại là những hệ thống hình thức cơ bản nhất mang tính chất là nền móng cho học sinh tiếp tục học bộ môn này ở bậc PTTH và cao hơn. Vì vậy, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định cho sự thành công của việc học bộ môn Hóa học ở bậc cao hơn, đặc biệt là môn Hóa học lớp 8 có ý nghĩa khởi đầu mang tính chất đại cương, cung cấp cho học sinh những khai niệm, định luật và những bài toán hóa cơ bản nhất, làm quen với những thí nghiệm Hóa học, hình thành các thao tác tư duy Hóa học. Học bộ môn Hóa học lớp 8 có tính chất quyết định đế sự thành đạt của việc học bộ môn này ở lớp 9 và bậc PTTH. Nếu các em nắm bắt và vận dụng thành thạo các kiến thức Hóa học năm lớp 8 thì việc học tập và phát triển tư duy của bộ môn này ở lớp 9 và bậc PTTH có nhiều thuận lợi, thu được nhiều kết quả cao hơn và ngược lại. Để giúp các em có được kiến thức Hóa học cơ bản, vững vàng và ham mê học tập nghiên cứu bộ môn Hóa học, chính vì vậy tôi đã tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm qua nhiều năm dạy bộ môn Hóa học lớp 8 đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.

doc24 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (2).......................
b. Nguyên tử gồm (3) ................... mang điện tích dương và (4) ............. mang điện tích âm.
c. Hạt nhân tạo bởi (5)....................... và (6)..........................
d. Trong nguyên tử, số (7)................. bằng số (8) ..........................
e. Proton và (9) ....................... có cùng khối lượng, còn (10) ................. có khối lượng rất bé, không đáng kể.
Đáp án :
(1) chất; (2) Nguyên tử; (3)Hạt nhân; (4) Vỏ e; (5) Proton; (6) Nơtron; (7) Số Proton; (8) số e; (9) nơtron; (10) electron.
2) Viết nguyên tử Al có số Proton là 13 hãy vẽ sở đồ cấu tạo nguyên tử Al, cho biết số lớp e và số e lớp ngoài cùng.
Như vậy từ một bài học tương đối trừu tượng, bằng phương pháp nêu vấn đề, sử dụng các bài tập củng cố hợp lý, học sinh có thể nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. 
Lưu ý: Ngoài phương pháp truyền đạt hợp lý việc trình bày bảng ngắn gọn, rõ ràng cũng góp phần làm cho tiết học đạt hiệu quả cao.
Ví dụ 2: Bài 10: Hóa trị
Đây cũng là một trong những bài khó đối với học sinh.
- Giáo viên nêu vấn đề : Ta biết nguyên tử có khả năng liên kết với nhau, hóa trị là con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị ta viết đúng công thức Hóa học của hợp chất.
 Vậy:
I/ Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?
- Giáo viên nêu vấn đề tiếp : Muốn so sánh khả năng liên kết giữa nguyên tử và nguyên tố này với nguyên tử và nguyên tố kia, phải chọn một đơn vị để so sánh:
Người ta quy ước : Nguyên tố H có hóa trị I và dựa vào số nguyên tử H liên kết với một nguyên tử của nguyên tố khác để xác định hóa trị của các nguyên tố.
- Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng sau : 
Hợp chất
Số nguyên tử H
Hóa trị của nguyên tố
H2O(nước)
2
0 có hóa trị II
HCl (axitclohiđric)
1
Cl hóa trị I
NH3
? ...............................
....................................?
H2SO4
? ...............................
Nhóm S04 hóa trị II
HN03
? ...............................
Nhóm N03 .................?
- Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa, số nguyên từ H và hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. Mà nó liên kết.
Từ đó cho học sinh rút ra kết luận:
(H) hóa trị là gì?
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử, nguyên tố này với nguyên tử, nguyên tố khác.
II/ Quy tắc hóa trị :
1) Quy tắc : Học sinh biết quy tắc về hóa trị của hợp chất hai nguyên tố.
Công thức tổng quát :
AxBy, với A,B : ký hiệu hóa học của nguyên tố
a.x = b.y 	-> x,y : chỉ số
	-> a,b : hóa trị của a và b
(H) Phát biểu quy tắc về hóa trị?
Học sinh : Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.
2) Vận dụng :
a. Tích hóa trị của một nguyên tố
Ví dụ : Tích hóa trị của Ca trong hợp chất CaCl2, biết Cl có hóa trị I. Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng làm : Gọi x là hóa trị của Ca. CaCl2.
Ta có : x.1 = I.2
=> x = II 
Vậy: Ca có hóa trị II
b. Tập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị.
Ví dụ 1 : Tập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi :
Al (III) và O :
Giáo viên hướng dẫn học sinh bước lập công thức hóa học:
B1 : Viết công thức dạng chung : Alx Oy
B2: áp dụng quy tắc hóa trị III.x = II.y
B3: Rút ra tỷ lệ : 
B4 : Chọn x = 2, y =3 viết lại công thức : Al2O3
Giáo viên rèn luyện cho học sinh cách tính hóa trị của một nguyên tố và cách dựa vào hóa trị dể xác định công thức hóa học.
Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm hóa trị dựa vào bội số chung nhỏ nhất của 2 chỉ số hoặc xác định CTHH nhẩm dựa vào BSCNN của 2 hóa trị.
* Bài tập củng cố :
1) Tìm hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau :
CH4, H2S, NO2, N2O5 , PH3 , P2O5
2) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi : 
a) Fe (III) và O; 	b) Cu (II) và O	
c) Al (III) và nhóm OH (I)	d) Zn (II) và nhóm NO3 (I)
Như vây, đối với loại bài cung cấp kiến thức về khái niệm, định luật tương đối khó và trừu tượng đối với các em, giáo viên cần sử dụng phương pháp nêu vấn đề, dẫn dắt học sinh từng bước giải quyết vấn đề, từ đó học sinh dễ dàng rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
2) Dạng bài liên quan đến công thức, tính toán hóa học.
Trong chương trình giáo khoa lớp 8, có một số bài liên quan đến công thức, tính toán hóa học như bài : Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, bài tỷ khối của chất khí, bài tích theo công thức hóa học và phương trình hóa học, nồng độ dung dịch và pha chế dung dịch.
Đối với loại bài này, để học sinh có thể tiếp thu và vận dụng một cách chắc chắn, giáo viên có thể dạy theo hai phương pháp : Quy nạp và diễn dịch. Tức là có thể đưa ra một ví dụ đầu tiên, giải bài tập đó, sau đó rút ra phương pháp giải hoặc công thức toán học. Hoặc đưa ra công thức toán học ngay từ ban đầu, sau đó hướng dẫn học sinh giải bài tập theo công thức. 
Ví dụ 1: Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất:
i/ Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
- Giáo viên nêu vấn đề :
1) Em hãy cho biết 0,5 mol khí CO2 có khối lượng là bao nhiêu?
Giáo viên hướng dãn học sinh các bước giải:
+ B1: Tìm khối lượng của 1 mol CO2 = 12 + 16 x 2=44g
+ B2: Tìm khối lượng của 1 mol CO2 = 44 + 0,5 = 22g
* Nhận xét : Nếu đặt M là khối lượng 1 mol (khối lượng mol phân tử hay nguyên tử) 
n là số mol. m là khối lượng chất ta có công thức chuyển đổi sau :
Rút ra: m=n.M
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập vào phiếu học tập sau : Hãy tính khối lượng của:
a, 0,03mol Na
b, 0,05mol Na2O
Tương tự vậy ở mục II:
II/ Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích của chất khí
- Giáo viên cũng áp dụng phương pháp quy nạp: Đưa ra một ví dụ cụ thể thướng dẫn học sinh giải, trên cơ sở đó xây dựng công thức toán học.
Ví dụ : Em hãy cho biết 0,5mol khí N2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? giáo viên hướng dẫn học sinh các bước giải:
1 mol khí N2 có đktc có thể tích là 22,4 (l).
Vậy 0,5 mol khí N2 ở đktc có thể tích là : 22,4 x0,5 = 11,2 (l)
n=
V=22,4.n(l)
* Nhận xét : Nếu đặt n là số mol của chất khí, v là thể tích của chất khí ở đktc thì ta có công thức :	rút ra 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, làm vào phiếu học tập sau :
Hãy tính thể tích ở đktc của :
0,25mol khí O2
14g khí N2 
ở câu b giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng công thức chuyển đổi từ -> sau đó từ mới tính được .
Ví dụ : Bài 20 : tỉ khối của chất khí:
Đây cũng là một bài có liên quan đén công thức, tính toán hóa học, giáo viên có thể dùng phương pháp dạy học khác, đó là phương pháp diễn dịch tức là đưa ra công thức toán học ngay từ ban đầu, sau đó áp dụng để giải bài tập.
1) Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần giáo viên cho học sinh biết:
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB):
 dA/B = 
dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B.
Ví dụ : Hãy cho biết khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí ni tơ bao nhiêu lần?
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải:
= = 
Vậy, khí oxi nặng hơn khí nitơ 1,14 lần.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận, làm vào phiếu học tập :
Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí oxi bao nhiêu lần?
2) Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Tương tự như vậy, giáo viên cho học sinh biết: 
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của không khí (=29):
dA/KK = 
Ví dụ : Hãy cho biết khí nitơ (N2) nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng giảng
dN /KK = 
Vậy khí N2 nhẹ hơn không khí 0,97 lần
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập.
1) Hãy cho biết :
a) Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí CO bao nhiêu lần?
b) Khí oxi nặng nhẹ hơn khí không khí bao nhiêu lần?
3) Dạng bài nghiên cứu về tính chất hóa học như oxi, hidro, nước: 
Đối với dạng bài này, giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán một số tính chất cụ thể của chất.
- Học sinh kiểm tra dự đoán bằng cách :
+ Nghiên cứu thí nghiệm.
+ Sử dụng kiến thức đã biết.
+ Nghiên cứu thông tin sách giáo khoa
+ Đưa ra những nhận xét, kết luận cần thiết
Giáo viên hoàn thiện, bổ sung
Ví dụ : Bài 24 : Tính chất của ôxi
- Giáo viên dung phương pháp đàm thoại cho học sinh hoàn thành các thông tin:
+ Kí hiệu hóa học
+ Công thức hóa học
+ Nguyên tử khối, phân tử khối...
I/ Tính chất vật lý:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán tính chất vật lý của ô xi về :
+ Màu sắc
+ Mùi vị
+ Tính tan trong nước
+ Nặng hay nhẹ hơn so với không khí
- Học sinh trả lời :
Giáo viên cho học sinh quan sát lọ đựng khí oxi và bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
II/ Tính chất hóa học :
1) Tác dụng với phi kim: ( Lưu huỳnh, photpho)
2) Tác dụng với kim loại: (sắt)
- Giáo viên biểu diễn thí nghiệm. Học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng.
- Giáo viên bổ sung hoàn thiện kiến thức
- Học sinh viết phương trình hóa học
- Giáo viên nhận xét, bổ sung 
3) Tác dụng với hợp chất:
- Giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh, hướng dẫn học sinh viết và cân bằng phản ứng hóa học.
=>Thu khí o xi bằng cách nào?
Qua tính chất hóa học vừa nghiên cứu của oxi, giáo viên cho học sinh rút ra kết luận về oxi.
* Bài tập củng cố :
Viết phương trình hóa học biểu diễn nitơ phản ứng của oxi với cacbon, nitơ, nhôm, đồng biết sản phẩm lần lượt là : CO2, N2O, Al2O3, CuO.
4) Dạng bài có nội dung điều chế các chất như điều chế oxi, hydro
- Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu
- Học sinh tiến hành :
+ Đọc thông tin trong bài học, chú ý quan sát trên hình, sơ đồ, rút ra nhận xét.
+ Tóm tắt thông tin về nguyên liệu, nguyên tắc các giai đoạn chủ yếu, biện pháp kỹ thuật... 
+ Thảo luận nhóm để hoàn thiện kết luận.
Giáo viên hoàn thiện, bổ sung
Ví dụ : Bài 27 : điều chế oxi. Phản ứng phân hủy
1) Thí nghiệm : 
- Giáo viên cho học sinh đọc nội dung các thí nghiệm trong sách giáo khoa, quan sát hình vẽ.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận, hoàn thành thông tin vào phiếu học tập.
(H) Nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
Học sinh : Đó là

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Hoa 8(1).doc
Giáo án liên quan