Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài kinh nghiệm để dạy tốt các bài thí nghiệm thực hành hóa học THCS

Nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn hóa học, đội ngũ giáo viên phải có phương pháp phù hợp và phải cho các em học sinh được kiểm tra, chứng minh những điều mình học bằng cách quan sát thí nghiệm và tận tay được làm những thí nghiệm đó. Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy học, nhất là dạy học bằng trực quan và thí nghiệm thực hành trong bộ môn hóa học ở trường THCS.

 Để góp phần đáp ứng tình hình trên, bản thân tôi đã tích lũy trong những năm học tập và giảng dạy, đồng thời cũng góp phần nhỏ vào việc tìm phương pháp mới trong dạy học hóa học. Vì vậy tôi quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một vài kinh nghiệm để dạy tốt các bài thí nghiệm thực hành hóa học THCS”

 

doc11 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài kinh nghiệm để dạy tốt các bài thí nghiệm thực hành hóa học THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư vậy học sinh sẽ không tin vào giáo viên dẫn đến không tin vào khoa học muốn như vậy giáo viên cần phải tuân thủ đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn về kỹ thuật lắp ráp dụng cụ, có kỹ năng thành thạo, dụng cụ và hóa chất phải chuẩn bị chu đáo.
	+ Giáo viên phải làm thử nhiều lần trước khi biểu diễn, không nên chủ quan, tất cả các thao tác tác sai đều để lại ấn tượng xấu trong học sinh.
	+ Thí nghiệm phải rõ ràng, học sinh phải được quan sát đầy đủ, các thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ gọn ràng, mỹ thuật đồng thời phải đảm bảo tính khoa học. Thí nghiệm phức tạp nên biểu diễn vào giờ thực hành. Đối với thí nghiệm có kèm theo sự thay đổi màu sắc, có khí sinh ra hoặc có chất kết tủa tạo thành thí nghiệm phải dùng phông đặt ở phía sau các dụng cụ thí nghiệm.
	Ngoài những yêu cầu trên, về mặt phương pháp để nâng cao chất lượng các thí nghiệm biểu diễn ta cần chú ý một số vấn đề sau:
	* Số lượng thí nghiệm trong bài nên vừa phải, chỉ chọn những thí nghiệm đặc trưng điển hình.
	* Chọn các dụng cụ thí nghiệm đơn giản đảm bảo tính khoa học, mỹ thuật, tiết kiệm hóa chất dễ thành công và đảm bảo tính an toàn.
	* Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với bài giảng, trước khi biểu diễn thí nghiệm giáo viên cần đặt rõ vấn đề, mục đích của thí nghiệm tập cho học sinh quan sát các hiện tượng xảy ra làm cơ sở xây dựng bài giảng. Ngoài ra giáo viên có thể đặt câu hỏi ở các giai đoạn khác nhau của thí nghiệm để học sinh chú ý quan sát, nhận xét và trả lời.
Ví dụ : Bài “ Tính chất hóa họ của kim loại” – lớp 9.
* Dụng cụ thí nghiệm: - Ống nghiệm
 - Giá để ống nghiệm
* Hoá chất - Mg kim loại 
 - Fe kim loại
 - Cu kim loại
 - Dung dịch axitclohiđric
 - Dung dịch đồng sunphat
 - Dung dịch nhôm nitrat
* Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm1: Tác dụng của kim loại với dung dịch axit
Cho vào 4 ống nghiệm 1 lượng dung dịch HCl loãng bằng nhau. Sau đó cho vào mỗi ống nghiệm1 mảnh kim loại khác nhau Mg, Al, Fe. Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng.
 Quan sát và giải thích: Trong 3 ống nghiệm đầu tiên đều có khí H2 thoát ra, trong đó H2 thoát ra nhanh nhất ống nghiệm chứa Mg sau đó đến Al, Fe. Ống nghiệm thứ 4 (chứa Cu) thì không có hiện tượng khí H2 thoát ra. Vậy Mg, Al, Fe tác dụng được với H2 còn Cu thì không. Mg mạnh hơn Al mạnh hơn Fe.Các phương trình hoá học:
 Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
 Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2
 Fe + 2HClà FeCl2 + H2
Thí nghiệm 2: Tác dụng của kim loại với dung dịch muối
Cho vào ống nghiệm các hoá chất sau đây
Ống 1:	Dung dịch CuSO4
Ống 2:	Dung dịch AgNO3
 Nhúng 1 đinh sắt vào ống 1, đoạn dây đồng vào ống 2. Sau 1 thời gian hướng dẫn học sinh quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
 Quan sát và giải thích.
Sau 1 thời gian trên mặt đinh sắt có phủ 1 lớp đồng kim loại 
màu đỏ.
 PTHH: Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu
 Đoạn dây đồng trong ống 2 có các tinh thể bạc sáng
PTHH: Cu + 2 AgNO3à Cu(NO3)2 +2Ag
Điều đó chứng tỏ : Fe hoạt động hơn Cu, Cu hoạt động hơn Ag.
 2. Thí nghiệm thực hành
	Thí nghiệm biểu diễn tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn những mặt hạn chế như: khả năng nhận thức của học sinh có hạn, hiển nhiên khi học sinh được trao tận tay dụng cụ và được thực hiện lấy thí nghiệm thì việc làm quen với dụng cụ hóa chất và quá trình sẽ đầy đủ hơn.
 a. Mục đích của dạy học thực hành
	 Khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết và chứng minh cho lý thuyết là điểm tựa cho lý thuyết. Đồng thời qua thí nghiệm cũng nắm được mức độ hiểu và nắm kiến thức lý thuyết của học sinh, tạo điều kiện phát triển nhân cách và phát huy tính sáng tạo của học sinh.
 b. Vai trò của việc dạy thực hành
	 Đây là loại thí nghiệm do tự tay học sinh thực hiện trong quá trình học tập nhằm ôn tập, cũng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo thực hành.
 c. Ưu điểm của thí nghiệm thực hành
	 + Thông qua thí nghiệm thực hành, dạy cho học sinh cách vận dụng kiến thức một cách độc lập để giải thích các hiện tượng quan sát và rút ra kết luận trên cơ sở quan sát.
	 + Thí nghiệm thực hành là phương tiện giúp học sinh củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo khi thực hiện các thí nghiệm.
	 + Thông qua thí nghiệm thực hành góp phần vào việc phát triển tư duy, tăng cường hứng thú khả năng học tập của học sinh với bộ môn.
 d. Những yêu cầu của thí nghiệm thực hành
	 Cần quan niệm thực hành là một phần của quá trình dạy học. Vì vậy nội dung của bài thực hành là mối quan hệ là cơ sở tổ chức hoạt động thực hành, phương pháp tổ chức phải được xây dựng song song với bài dạy lý thuyết, đảm bảo nguyên tắc thực hành hệ thống từ dễ đến khó, gắn chặt với lý thuyết. Nội dung bài thực hành phải là sự tiếp tục của bài dạy lý thuyết trước và chuẩn bị cho bài dạy sau. Tùy theo đặc điểm tình hình chương trình, tình hình trường lớp mà xây dựng nội dung chương trình lý thuyết và thực hành một cách hợp lý.
	 Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là giáo viên phải tổ chức cho học sinh nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành do giáo viên soạn ra, học sinh phải biết trước về mục đích của buổi thực hành, học sinh cần làm gì và làm như thế nào, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra kết luận đúng.
	 Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện giờ thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có liên quan của trường. Tất cả dụng cụ thí nghiệm phải được để trên bàn học sinh thí nghiệm, không để các em đi lại nhiều.
	 Những thí nghiệm với chất độc, chất nổ, axit đậm đặc,thì không nên cho học sinh làm, nếu cho làm thì phải hết sức theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
	 Các thí nghiệm phải đơn giản, rõ và cần thiết, tuy nhiên phải đảm bảo chính xác mỹ thuật, cố gắng dùng lượng nhỏ hóa chất sẽ giúp học sinh tính cẩn thận, chính xác trong công việc. Ngoài ra thí nghiệm phải có tính giáo dục, thực hành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
	 Giáo viên phải theo dõi sát công việc của học sinh và trật tự chung, giúp đỡ kịp thời cho các nhóm khi cần thiết nhưng không làm thay cho học sinh. Học sinh mới lần đầu làm thí nghiệm giáo viên cần giới thiệu những điều cần lưu ý trong giờ thực hành.
	* NỘI QUY
	 1. Học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà: xem lại các bài có thí nghiệm thực hành.
	 2. Trên bàn thí nghiệm không được để đồ dùng riêng như: cặp, sách, nón,
	 3. Phải thực hiện đúng quy tắc phòng độc, phòng cháy và bảo quản dụng cụ, hóa chất,
	 4. Phải tiết kiệm hóa chất khi làm thí nghiệm.
	 5. Trong khi làm thí nghiệm không nói chuyện ồn ào, không đi lại mất trật tự, không được tự động lấy các dụng cụ hóa chất ở các bàn khác.
	 6. Khi làm thí nghiệm xong phải rửa dụng cụ và sắp xếp dụng cụ theo quy định.
	* CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
	 Bước 1: Giáo viên hướng dẫn chung (mở đầu).
	 - Giáo viên nhắc lại phần nội dung, mục đích của toàn bộ công việc, hướng dẫn kỹ thuật tiến hành các thí nghiệm và kế hoạch thực hiện.
	 - Không nên chỉ hướng dẫn làm gì và làm như thế nào? Mà còn giải thích tại sao làm như vậy. Cần báo trước cho học sinh một số sai lầm có thể mắc phải làm cho thí nghiệm không thành công.
	 - Khi giáo viên hướng dẫn có thể biểu diễn một số thao tác để minh họa cho lời giảng. Tuy vậy không được chiếm nhiều thời gian.
	 Bước 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm.
	 Chia học sinh thành từng nhóm. Học sinh trong những nhóm phải được làm thí nghiệm để có thể thu được những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm ngang nhau.
	 Bước 3: Viết báo cáo kết quả (tường trình).
Tên nhóm:
Tên học sinh:
Lớp:
	BẢN TƯỜNG TRÌNH
 Tên bài thí nghiệm:
STT
NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
HIỆN TƯỢNG QUAN SÁT
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1.
2.
VÍ DỤ VỀ TỔ CHỨC MỘT BÀI THỰC HÀNH
Bài 23: Thực Hành Tính Chất Hoá Học Của Nhôm, Sắt.
I/ MỤC TIÊU
- Khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của nhôm, sắt.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thục hành hoá học, khả năng làm bài tập thực hành.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tiết kiệm, tác phong làm việc khoa học.
II/ CHUẨN BỊ: 
Giáo viên:
+ Bảng phụ ghi sẵn cách tiến hành và những chú ý.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, phễu, nút cao su, ống dẫn cao su, muỗng sắt.
+ Hoá chất: bột nhôm, bột sắt, lưu huỳnh, NaOH, HCl.
Học sinh: Bản tường trình, mỗi nhóm một tờ bìa cứng, đọc kỹ nội dung bài.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định: sắp bàn ghế, chia nhóm.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 1:
- Giáo viên làm một thí nghiệm vui: có khói mà không có lửa. Cách làm như sau: chén 1 cho bông tẩm NH3, chén 2 cho bông tẩm axit HCl. Gắp bông chén 2 bỏ sang chén 1 sẽ xuất hiện khói mà không có lửa.
- Yêu cầu học sinh báo cáo việc chuẩn bị ở nhà.
*Chú ý: lấy lượng bột nhôm vừa phải (khoảng 1 muỗng sắt), khi rắc bột nhôm phải rắc đều tay và từ từ.
* Chú ý:
- Học sinh có thể lấy tỉ lệ về thể tích là 1S: 3Fe.
- Khi thử sản phẩm không dùng nam châm mà thay bằng dung dịch axit HCl.
* Chú ý: lấy khoảng ½ muỗng mỗi kim loại để tránh trường hợp bị tràn ra ngoài ống nghiệm.
- Hoàn thiện kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 2:
- Yêu cầu nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước ở hoạt động 1.
- GV đến các nhóm quan sát hướng dẫn, chấn chỉnh những sai sót( nếu có).
- Yêu cầu học sinh thử sản phẩm của thí nghiệm 2.
HOẠT ĐỘNG 3:
- Yêu cầu học sinh ghi chép kết quả thí nghiệm.
HOẠT ĐỘNG 4:
- Yêu cầu mỗi học sinh ghi kết quả thí nghiệm vào bản tường trình theo mẫu.
HOẠT ĐỘNG 5:
- Yêu cầu nhóm học sinh vệ sinh.
- Học sinh quan sát.
- Đại diện nhóm báo cáo:
+ Mục tiêu của bài thực hành: khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của nhôm, sắt.
+ Cách tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm1: Tác dụng của nhôm với oxi. 
Lấy một ít bột nhôm rất mịn vào một tờ bìa.
Khum tờ bìa chứa bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
- Có thể làm cách khác là bôi hồ lên giấy sau đó rắc bột nhôm và đốt
Thí ngiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7: 4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựn

File đính kèm:

  • docSKKN DAT GIAI A CAP TINH.doc