Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp của GVCN trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Trong nhiều năm nay, sự xâm nhập của nền văn hoá đồi truỵ, sự xuống cấp của nền giáo dục đạo đức của gia đình và nhà trường, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Giáo dục thanh thiếu niên trở thành một công dân có ích cho xã hội là trách nhiệm chung của xã hội, giáo dục thế hệ ấy rất phức tạp và lâu dài đó là gánh nặng của toàn xã hội, là nỗi đau chung của người làm công tác giáo dục.

Trong giai đoạn phát triển của đất nước ta hiện nay. Ở đâu cũng vậy vai trò của con người là rất cần thiết. Do đó Giáo dục và Đào tạo con người đóng vai trò to lớn, nhằm đưa đất nước ta tiến lên con đường “công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, như Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì thế giáo dục đạo đức là mặt quan trọng của giáo dục nhân cách, nhằm chú trọng đến cả tài lẫn đức để nâng cao năng lực phục vụ cho sự phát triển tiến bộ không ngừng của xã hội, góp phần xây dựng phẩm chất hình thành ý thức tình cảm, hành vi thói quen đạo đức cho tất cả học sinh.

Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nhất là lứa tuổi tâm hồn ngây thơ, trong sáng cần được tiến hành một cách liên tục có hệ thống. Tuy nhiên, hiện nay không ít học sinh THCS chưa có được những chuẩn mực đạo đức đúng đắn ở những em này chúng bắt nguồn từ nhiều phái và môi trường sống, có những biểu hiện lệch lạc về hành vi đạo đức như: nói tục, chữi thề, gây gỗ đánh nhau, thiếu lễ độ với người lớn, Những điều đó đang là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ và những người làm công tác giáo dục.

Vì vậy, tổ Hóa – Sinh chúng tôi gồm có 07 giáo viên trong đó giáo viên tham gia làm công tác chủ nhiệm là 04. Chúng tôi cũng muốn đóng góp những hiểu biết của mình vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả cao hơn. Đó là lý do chúng tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp của GVCN trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp của GVCN trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm hồn ngây thơ, trong sáng cần được tiến hành một cách liên tục có hệ thống. Tuy nhiên, hiện nay không ít học sinh THCS chưa có được những chuẩn mực đạo đức đúng đắn ở những em này chúng bắt nguồn từ nhiều phái và môi trường sống, có những biểu hiện lệch lạc về hành vi đạo đức như: nói tục, chữi thề, gây gỗ đánh nhau, thiếu lễ độ với người lớn,Những điều đó đang là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ và những người làm công tác giáo dục. 
Vì vậy, tổ Hóa – Sinh chúng tôi gồm có 07 giáo viên trong đó giáo viên tham gia làm công tác chủ nhiệm là 04. Chúng tôi cũng muốn đóng góp những hiểu biết của mình vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả cao hơn. Đó là lý do chúng tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp của GVCN trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS”.
B. NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 GVCN là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh, quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách phấn đấu học tập, rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường, là người trực tiếp, tiếp xúc hằng ngày với học sinh lớp mình, mọi sinh hoạt, học tập vui chơi, giải trí của các em điều chấp hành theo lệnh của GVCN, mọi hành động, cử chỉ, lời nói, ăn mặc của giáo viên là tấm gương cho các em noi theo. Là học sinh những lớp mới bước vào trường mới, GVCN phải chú ý đến từng học sinh để từ đó đưa các em vào giáo dục một cách tự nhiên không bị bỡ ngỡ và ràng buộc.
Tóm lại: vai trò của GVCN rất quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức cho các em, tạo được thuyết phục cảm hoá của học sinh, tạo thiện cảm, là tấm gương cho các em, tự rèn luyện cho mình hoàn thiện về nhân cách đạo đức.
Với vai trò là GVCN còn là cầu nối liền giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Nội dung giáo dục đạo đức: bao gồm chuẩn mực hành vi đạo đức, trong các mối quan hệ của học sinh với bản thân người khác, với các nhiệm vụ của các em ở gia đình và nhà trường. Các chuẩn mực đạo đức phải phù hợp với mục tiêu giáo dục đạo đức của học sinh THCS. Chuẩn mực cho học sinh những cơ sở ban đầu cần thiết cho sự hình thành phát triển nhân cách con người công dân được thể hiện dưới dạng trong bốn mối quan hệ của học sinh với xã hội, với lao động với người khác và với bản thân.
Quan hệ cá nhân với xã hội: phẩm chất này thể hiện ở lòng yêu quê hương đất nước, thiết tha với lợi ích của nước nhà, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, tự hào về thành tựu xã hội. Tôn trọng đoàn kết các dân tộc và các quốc gia khác.
Thí dụ: Biết ơn thương binh, liệt sĩ 
 Quan hệ của cá nhân đối với lao động: giáo dục bồi dưỡng thái độ đúng đắn có nghĩa rất quan trọng đối với giáo dục “ toàn bộ con người”, đó là sự tự nguyện, tin thần tự giác, có trách nhiệm, coi lao động là danh dự, quí trọng người lao động. Phẩm chất này được xây dựng và biểu hiện ngay trong lao động - học tập của học sinh với các đức tính chăm chỉ, cần cù, say mê trong học tập vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao: giữ gìn đồ dùng học tập, tuân theo kỹ luật, giúp đỡ bạn bè trong học tập và các hoạt động khác.
GVCN vạch ra kế hoạch năm, tháng, tuần đưa ra chủ điểm, thực hiện theo chủ đề năm học “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ Trồng và bảo vệ chăm sóc cây xanh” trong khuôn viên trường, phong trào “ Xanh sạch đẹp” trong phạm vi lớp học và ngoài sân trường.
Quan hệ cá nhân đối với người khác: lòng nhân ái, lòng yêu thương sâu sắc đối với nhân dân lao động, quý trọng, quan tâm, thông cảm sẵn sàng giúp đỡ người khác, luôn đem lại hạnh phúc và niềm vui cho mọi người. Kiên quyết chống áp bức bốc lột và sự bất công, sự đối xử không bình đẳng. Tinh thần tập thể biểu hiện ở sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, hợp tác giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Thí dụ: “ Kính trọng người già”.
Quan hệ của cá nhân đối với bản thân: tính kỷ luật, tính thật thà, lòng dũng cảm, lòng tự trọng, những phẩm chất này gắng chặt với phẩm chất ý chí của cá nhân, cần được thể hiện trong học tập, lao động, sinh hoạt tập thể và cả trong đời sống riêng của học sinh.
Thí dụ: “ Không tham của rơi”.
Ngoài các hình thức giáo dục cần lựa chọn các phương pháp khác như ngoại khóa, làm cho các hoạt động giáo dục gắn liền với đời sống hiệu quả thiết thực hơn, nhưng dù sáng tạo linh hoạt đến đâu các phương pháp giáo dục cũng phải bị phụ thuộc vào nội dung tính chất được qui định trong giáo dục.
 II. THỰC TRẠNG CỦA MỘT LỚP HỌC KHI CHƯA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 
 Đặc điểm tình hình tổng số 32, trong đó nữ chiếm tỉ lệ 40,63%. Chất lượng đạo đức ở đầu năm học: loại tốt 14/32 tỉ lệ 43,75%, loại khá 17/32
tỉ lệ 53,13%, loại trung bình 01/32 tỉ lệ 3,12% ( kết quả lớp 7 chuyển sang ).
 Như vậy chất lượng đạo đức học sinh chưa được khả quan. 
Nguyên nhân: 
Gia đình học sinh sống chủ yếu là nghề làm ruộng, làm công, buôn bán, cha mẹ ít quan tâm đôn đốc con em. Một số phụ huynh không quản lý con cái chặt chẽ, cư xử thô bạo, đánh đập các em, mở miệng thô lỗ, từ đó các em bắt chước noi theo.
Một số các em phải lao động vất vã, dãi nắng dầm mưa: bán vé số, nhổ đậu mướn,
Một số lại sống dư thừa, phụ huynh quá nuông chiều một cách vô nguyên tắc.
Mặc khác các em còn ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh có nội dung văn đồi trụy. Hằng ngày các em luôn thấy, luôn nghe những gương xấu của người lớn và bị lôi kéo xúi dục.
Do học sinh có hành động nhất thời, không làm chủ bản thân của mình, có tiềm tàng xung đột với người xung quanh.
Một số em chưa có ý thức là do gia đình tan vỡ hạnh phúc “ Bố mẹ ly dị nhau, mất cha, mất mẹ”, các em thiếu sự chăm sóc của cha mẹ.
III. CÁC BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CỤ THỂ:
 Để giáo dục đạo đức cho các em, GVCN cần kết hợp tốt ba môi trường: Gia đình - nhà trường - xã hội.
Ngay tại nhà trường thành lập một đội ngũ cán bộ lớp, năng nổ nhiệt tình, vừa chăm học, vừa chăm làm, cần cù vượt khó, ý thức đạo đức tốt, chủ điểm của trường như: Đi thưa - về trình, lễ phép, tôn trọng hoà nhã, yêu quí bạn bè.
Tổ chức nhiều hoạt động trong nhà trường, hoạt động ngoại khóa như: thăm viếng bà mẹ việt nam anh hùng, giáo dục các em trở thành “ người con hiếu thảo”, duy trì phát huy đều đặn “ gương người tốt việc tốt”.
Thường xuyên tiếp xúc trao đổi, tìm hiểu hoàn cảnh, gia đình học sinh, động viên khuyến khích gia đình học sinh xây dựng nề nếp hoạt động cho các em bằng hình thức xây dựng thời gian biểu ở nhà: thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, phụ giúp việc nhà phù hợp với lứa tuổi và công việc, theo dõi thời gian của các em.
Ngoài nhà trường, động viên gia đình khuyến khích các em về mặt tinh thần, uốn nắn các em học hỏi những gương người tốt xung quanh gia đình.
Mặt khác, dựa trên số học sinh cá biệt bướng bỉnh, vận động các em đi học đúng giờ, tham gia các hoạt động của nhà trường: kể chuyện về Bác, làm báo tường, quét dọn và chăm sóc nhà bia, thi tìm hiểu lịch sử địa phương, rèn luyện dần dần hết thói hư tật xấu, có hành động định hướng đúng để trở thành con người chuẩn mực.
Phối hợp và duy trì hình thức sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình thông qua kết quả rèn luyện học tập và tinh thần tự giác vượt kho.ù
Học sinh hiểu được thầy và cô là người cha mẹ thứ hai nên các em tiện trao đổi và đề xuất ý kiến chứ không còn đơn lẽ, coi cút, chúng có nhiều tiến bộ. Trong mắt trẻ bây giờ như chúng đang vun đắp một sức sống mới.
Kết hợp với các đoàn thể, tổ chức hoạt động xã hội như: tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với người lớn, bộ đội, cựu chiến binh, qua đó hình thành kinh nghiệm sống cho các em, vận động các em đọc sách thư viện, tổ chức khu thể thao cho các em, thăm viếng gia đình chính sách khó khăn, nhằm khích lệ ý thức nhân cách học sinh, giúp các em tập quán đạo đức lành mạnh tạo nên nếp sống có văn hoá: lương tâm, danh dự, trách nhiệm, các phẩm chất trung thực, thật thà dũng cảm.
Giáo dục các em nên tránh những đạo đức cá nhân mà ảnh hưởng đến tập thể như: rượu chè, cờ bạc, thuốc lá, ma túy,..
Đối với học sinh THCS thi đua gắng liền với khen thưởng, đó là phương pháp không thể thiếu trong đời sống tập thể học sinh. Khen thưởng phải được đánh giá công bằng, công khai và đúng mức độ. Phải lấy động viên khích lệ là chính, tránh trách phạt học sinh nhất là những lời nói nặng nề để gây tổn thương đến lòng tự trọng của các em.
Đối với học sinh chịu khó học tập, luôn đạt điểm 10, có tinh thần giúp đỡ bạn thì nên khen, tuyên dương kịp thời đúng lúc.
Đối với học sinh lười biếng, chưa ý thức việc học, ta nên uốn nắn, động viên, nhắc nhở.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
 Năm học 2008 - 2009 đã áp dụng kinh nghiệm này đối với lớp 82, kết quả cụ thể: 
Thời gian
Xếp loại hạnh kiểm 
TSHS
TỐT
KHÁ
TB
Đầu năm
32
14
17
01
Học kỳ I
32
22
10
-
Cuối năm
31

File đính kèm:

  • docSKKN(6).doc