Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học

 *Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:

 Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến cuộc sống và sự phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa tầm quan trọng của tin học và CNTT cũng như những yêu cầu đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH, mở cửa hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước nhà nói riêng của thế giới nói chung.

Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.

Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006. Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: “Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010 của Chính phủ và đề án dạy tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2004-2006.

Văn bản Số 6072/ BGGĐT –CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2013-2014. Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát huy các kết quả đạt được trong các năm qua.

* Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HSG tin học. Với đặc trưng môn học và hình thức tổ chức thi HSG tin học như những năm học qua. Theo tôi cần bồi dưỡng cho học sinh 4 mảng kiến thức sau:
 * Mảng kiến thức chung về máy tính.
 Đây là mảng kiến thức quan trọng giúp các em thông hiểu về máy tính; cấu trúc và sơ đồ làm việc, các thuật ngữ tin học, các từ viết tắt bằng tiếng Anh, các hệ điều hành, chương trình ứng dụng, các hàm tính toán đơn giản trong EXEL, khái niệm về hệ điều hành, khái niệm về đường dẫn, phần cứng, phần mềm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, quy tắc đặt tên tệp, thư mục trong MS-DOS, một số lệnh cơ bản của chương trình MS-DOS. Ngoài ra phải cung cấp cho học sinh biết hệ đếm nhị phân dùng trong máy tính, đơn vị đo thông tin và cách quy đổi giữa các đơn vị đo thông tin. Đây hầu như là các kiến thức mở rộng và nâng cao ngoài chương trình SGK tin học.
- Nội dung kiến thức này phải được giáo viên thiết kế thành từng mảng nhỏ cung cấp cho học sinh vừa qua lý thuyết vừa qua thực hành thông qua các buổi học ở lớp và các buổi ôn luyện tập trung. Vì đây là mảng kiến thức nâng cao và có tính trừu tượng nên giáo viên phải giảng giải kỹ để học sinh nắm được vấn đề một cách sâu sắc.
 Ví dụ: Khi cung cấp cho HS khái niệm phần cứng, phần mềm. GV cung cấp khái niệm rồi sau đó lấy ví dụ trực quan minh họa.
 Khái niệm: Toàn bộ thiết bị, linh kiện cơ khí và vật lý của máy tính gọi là phần cứng. (GV lấy ví dụ minh hoạ: Như thân máy, màn hình, bàn phím, chuột...) hoặc có thể giải thích cho học sinh hiểu theo cách sau: phần cứng máy tính là những gì thuộc về máy tính mà ta thấy được bằng mắt và sờ được bằng tay. 
 Khái niệm: Phần mềm là những chương trình chạy trên máy tính. (ta không sờ được bằng tay nhưng ta thấy được sự hiện diện của nó khi nó chạy trên máy tính). Hay ta có thể ví phần cứng là thể xác và phần mềm là linh hồn và trí tuệ. Làm như vậy học sinh mới có thể tránh nhầm lẫn giữa phần cứng và phần mềm. Và đặt câu hỏi trắc nghiệm sau để cũng cố việc nắm khái niệm trên.
Đĩa mềm là phần cứng hay phần mềm?
A. Phần mềm	 B. Phần cứng. 	 C. Không thuộc phần nào
Nếu giáo viên không giảng giải thấu đáo học sinh sẽ nhầm lẫn và cho rằng đĩa mềm là phần mềm.
 * Mảng kiến thức kỹ năng thực hành soạn thảo và xử lý văn bản.
+ Cung cấp nhiều kiến thức nâng cao và rèn học sinh thực hành thành kỹ năng kỹ xảo trong việc xử lý văn bản: 
 Để học sinh có kỹ năng thao tác nhanh với máy tính nói chung với phần mềm soạn thảo nói riêng. Ngay từ đầu năm học lớp 3 cùng với việc rèn luyện học sinh đại trà kỹ năng gõ phím bằng mười ngón giáo viên chú trọng đến những đối tượng mà trong tầm mình ngắm làm đối tượng để bồi dưỡng HSG ở các lớp trên. Với những em này giáo viên nên động viên, khích lệ để học sinh tạo thành thói quen thao tác nhanh với máy tính trong tất cả các phần mềm: phần mềm học tập cũng như phần mềm giải trí.
Để có được thao tác nhanh thì cần có kiến thức vững chắc, khi có kiến thức vững chắc thì mọi thao tác trở thành kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh thực hiện nhanh.
Ví dụ: Khi dạy cho học sinh thao tác lưu tệp văn bản, giáo viên cần cung cấp nhiều cách thực hiện để học sinh lựa chọn cách làm nhanh nhất đó cũng tăng thêm kiến thức tin học cho học sinh.
Hay khi dạy cho học sinh thay đổi cỡ chữ thì giáo viên hướng dẫn thêm cách thay đổi cỡ chữ bằng tổ hợp phím, thao tác này rất nhanh so với việc dùng nút lệnh.
 Hay với nhiều thao tác khác giáo viên cần cung cấp và hướng dẫn học sinh thực hiện bằng chuột và bằng bàn phím như vậy vừa giúp học sinh thao tác nhanh lại có thể xử lý văn bản trong trường hợp chuột bị hỏng.
 Với nội dung kiến thức “Em tập soạn thảo” trong SGK tin học tiểu học thì học sinh học sinh thực hiện kas dễ dàng vì vậy cần mở rộng và nâng cao cho học sinh trong đội tuyển nói riêng và HSG cấp trường nói chung những nội dung kiến thức sau:
Chèn ký hiệu đặc biệt; tạo chữ nghệ thuật, chèn tiêu đề đầu trang cuối trang; tạo chữ hoa lớn đầu dòng, chia cột báo, soạn công thức toán hay vẽ hình trong văn bản; định dạng trang in... với phương châm giúp học sinh “học đến đâu thực hành đến đấy”. Giáo viên vừa cung cấp kiến thức mở rộng vừa làm mẫu trên máy chiếu và cung cấp bài mẫu cho học sinh thực hành. Lúc đầu là yêu cầu học sinh thao tác đúng sau dần cần yêu cầu cao hơn vừa đúng vừa nhanh.
 Tìm hoặc thiết kế các bài soạn thảo mẫu yêu cầu học sinh thực hiện và thi đua lẫn nhau trong nhóm đội tuyển.
Qua việc soạn thảo văn bản theo mẫu cần yêu cầu học sinh có những nhận xét chung về cách trình bày văn bản từ đó có thể tự soạn thảo và trình bày văn bản theo một chủ đề nào đó như: đơn xin vào đội; biên bản sinh hoạt lớp; bảng báo cáo kết quả học tập; thiếp mời sinh nhật; giấy mời họp phụ huynh...
Tr©n träng mêi b¹n................................................................................................
Tíi nhµ riªng sè.......................................................................................................
§Ó dù tiÖc mõng sinh nhËt lÇn thø.... cña m×nh
Vµo håi :....giê.....phót ngµy.................................................................................
Sù hiÖn diÖn cña b¹n lµ niÒm vui cña m×nh.
	 Th©n
	 (KÝ tªn)
Ví dụ: như việc tạo một thiếp mời sinh nhật chẳng hạn.
 Cần yêu cầu học sinh soạn thảo đầy đủ nội dung chọn phông chữ đẹp, cỡ chữ phù hợp và có hình ảnh minh hoạ để thêm sinh động.
 Vì đây là một vấn đề tôi đã được nhìn thấy trong cuộc thi HSG tin học Thành phố năm học 2012-2013 với vai trò là một giám thị tôi thấy hầu như học sinh chỉ soạn thảo được một thiếp mời đơn giản hay nói cách khác là quá sơ sài không có tính thẩm mỹ.
* Mảng kiến thức kỹ năng vẽ tranh bằng phần mềm Paint và trình chiếu với Powerpoint.
 Vẽ tranh là nội dung kiến thức mang đậm tính năng khiếu vì vậy cần phối hợp với giáo viên mỹ thuật. Để chọn được một học sinh hội đủ các tiêu chuẩn giỏi tin, giỏi toán, có năng khiếu vẽ thì rất khó nên chỉ chú trọng vào hai yếu tố đầu và bồi dưỡng thêm khả năng vẽ tranh trên máy tính.
 Với nội dung này thì cần sự hỗ trợ của giáo viên mỹ thuật. Giáo viên mỹ thuật có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh phác thảo bức tranh có bố cục chặt chẽ và nổi bật chủ đề cần thể hiện. Còn giáo viên tin học hướng dẫn học sinh bằng các công cụ và kỹ thuật vẽ tranh trên máy tính chuyển thể ý tưởng của bức tranh đó vào máy. Cần nhờ giáo viên dạy môn mỹ thuật bồi dưỡng nâng cao cho những học sinh này khả năng hội họa ngay trong những tiết học mỹ thuật.
Trong quá trình dạy phần mềm “Em tập vẽ” giáo viên hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các công cụ vẽ và vận dụng một cách linh hoạt các thao tác xử lý một phần hình vẽ. Như việc sao chép, xoay, lật hình vẽ hay việc trau chuốt hình vẽ cùng với sự sáng tạo việc sử dụng công cụ vẽ hoặc trong pha màu và tô màu làm cho bức tranh nổi bật.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh vẽ bình hoa.
Chỉ cần vẽ một đường cong sau đó sao chép thành 2 đường và lật một đường vừa sao chép theo chiều ngang, vẽ đáy và miệng rồi trang trí.
 Sử dụng dụng cụ linh hoạt sáng tạo trong quá trình vẽ.
 Ví dụ: Khi vẽ đám mây ta có thể dùng công cụ vẽ hình e líp để thực hiện: Vẽ nhiều vòng e líp chồng chéo nhau sau đó dùng tẩy tẩy đi phần bên trong và tô màu ta được hình đám mây.
Để hoàn thành một bức tranh vẽ trên máy mất rất nhiều thời gian vì vậy với nội dung này giáo viên cần ra chủ đề và vạch ra một số ý tưởng để thể hiện theo chủ đề đó rồi yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành và mail cho giáo viên để giáo viên kiểm tra chỉnh sửa, bổ sung cho bài vẽ của học sinh lần sau được tốt hơn lần trước. Nên chú trọng việc sạng tạo của học sinh trong vẽ tranh không nên gò ép học sinh vẽ theo chủ quan của giáo viên.
 Cần sưu tầm và giới thiệu những tranh vẽ đẹp để học sinh thưởng thức.
 Tổ chức thi vẽ tranh trên máy tinh trong việc sinh hoạt câu lạc bộ “Em yêu tin học”. Qua đây học sinh có thêm niềm đam mê, hứng thú cũng như học tập lẫn nhau lẫn phát huy khả năng sáng tạo của mình.
 - Trong hội thi ở năm học 2012-2013 có nội dung hoàn toàn mới đó là yêu cầu học sinh trình diễn Powerpoint. Với nội dung này mới, rất hấp dẫn đối với học sinh nên việc hướng dẫn học sinh có một số thao tác cơ bản trong trình chiếu Powerpoint không đến nỗi khó. Giáo viên làm mẫu một cách tỉ mĩ cẩn thận từng thao tác chiếu qua máy chiếu là học sinh có thể nắm và thực hiện được các thao tác cơ bản để có thể trình chiếu một số nội dung đơn giản..
* Mảng kiến thức toán học:
 Bồi dưỡng HSG tin học nhưng lại luôn đi kèm với việc bồi dưỡng toán học bởi vì trong cuộc sống cũng như trong các Hội thi tin học trẻ 2 nội dung này luôn đi kèm với nhau liên quan đến nhau rất mật thiết. Học giỏi toán là cơ sở để giải các bài toán tin, toán lập trình sau này. Nhưng với nội dung và phạm vi của đề tài tôi chỉ muốn nói đến một số dạng toán mà ta thường gặp trong các hội thi tin học trẻ. Toán học thì rộng và đa dạng ta bồi dưỡng cho học sinh không phải mong cho trúng đề, trúng dạng mà bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy luận toán học để từ đó phát triển được tư duy của các em và các em có thể chủ động vận dụng giải bất kỳ dạng toán nào thuộc cấp học của mình.
Với nội dung này cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển giao lưu toán tuổi thơ của trường. Tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bồi dưỡng toán để có những đánh giá sát với năng lực học toán của từng học sinh từ đó có biện pháp thích hợp với từng em nhằm giúp các hiểu và vận dụng giải được các dạng toán suy luận logic thường gặp trong các kỳ thi HSG tin học. Phối kết hợp với giáo viên bồi dưỡng toán thông qua việc sưu tầm được các dạng toán logic, toán suy luận, toán hay mà không có thời gian hoặc khả năng để bồi dưỡng thì nhờ giáo viên bồi dưỡng toán giảng dạy cho học sinh trong các buổi bồi dưỡng toán tuổi thơ. Ở đây tôi chỉ đưa ra một vài dạng toán trong nhiều dạng thường gặp trong các Hội thi tin học trẻ.
+ Dạng toán tìm quy luật số: 
Đây là dạng toán tìm quy luật của các dãy số rồi điền các số tiếp theo của dãy hoặc tìm ra số không thuộc quy luật của dãy...
Cách giải: Xét xem dãy số tăng hay giảm, tăng, giảm như thế nào? . Tìm mỗi liên hệ giữ

File đính kèm:

  • docSKKN BD HSG Tin hoc.doc