Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán Hình học 8
- Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Tình trạng học sinh học yếu môn toán trong những năm học vừa qua và hiện nay, nhất là môn hình học còn khá phổ biến, kĩ năng giải toán môn hình học còn yếu, năng lực suy luận logic, cách suy luận, lập luận đúng để tìm tòi, dự đoán và phát hiện vấn đề còn thực sự chưa được tốt. Trong khi đó phân môn hình học là một trong những phân môn giúp học sinh có phương pháp tốt để rèn khả năng tư duy, kĩ năng vẽ hình, kĩ năng suy luận, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, tăng tính thực tiễn, tính sư phạm và tính thẩm mỹ, tạo điều kiện để học sinh tăng cường học tập thực hành, rèn khả năng tính toán.
- Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường THCS và qua tìm hiểu thực tiễn tại trường, tôi thấy còn nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức cơ bản của phân môn Hình học, chất lượng bộ môn vẫn còn thấp, các bài kiểm tra, bài thi còn chưa đạt yêu cầu. Bằng thực tiễn trong giảng dạy và tìm hiểu đã có những ý kiến như: phân môn hình học khó tiếp thu, lượng kiến thức trong giờ học còn nhiều mà lại khô khan, không hấp dẫn
Với mong muốn tìm ra những đáp án đó, đã thúc đẩy tôi áp dụng một số giải pháp hướng dẫn học sinh giải toán hình học 8 cho học sinh khối 8 từ năm học 2013- 2014 đến nay.
36%; Số học sinh sợ phải học môn Hình học: 50%. Bản thân tôi là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy môn Toán tôi thấy rằng: - Trong trường THCS môn Toán là môn khoa học luôn được chú trọng cao và cũng là môn có nhiều khái niệm trừu tượng. Nhất là phân môn Hình học có nhiều khái niệm trừu tượng nhất, bởi khi thực hiện các bài làm đối với hình vẽ lại phải “mở rộng” các yếu tố như: vẽ thêm đường phụ để chứng minh, điểm, đường thẳng hay suy luận.... Kiến thức trong bài tập phong phú rất nhiều so với nội dung lí thuyết mới học. Bên cạnh đó yêu cầu bài học lại cao phải suy diễn chặt chẽ, lôgic. - Nếu phân môn Đại số các dạng bài tập thường có cách làm rất rõ ràng, chẳng hạn như: Khi chia đa thức một biến đã sắp xếp, giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, giải bài toán bằng cách lập phương trình thì SGK đưa ra các bước giải rất cụ thể; thì phân môn Hình học lí thuyết vừa ít lại trừu tượng, các hướng đi cụ thể ít nên học sinh khó định hướng cách làm. Hơn nữa sự chênh lệch giữa kiến thức lí thuyết với lượng bài tập và thời gian luyện tập lại quá lớn. Do đó rất khó khăn trong việc chữa bài tập cho học sinh làm ở nhà, chọn bài để hướng dẫn trên lớp sao cho đầy đủ kiến thức cơ bản mà SGK yêu cầu. - Học sinh khó khăn trong việc lập luận, suy diễn lôgic đã tạo nên thái độ miễn cưỡng, chán nản ở các em. Từ đó nhiều em không nắm được kiến thức cơ bản, làm bài tập ở nhà cũng chỉ đối phó, lúng túng trong việc chọn và sử dụng dụng cụ để vẽ hình..... Điều này cho thấy giáo viên phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, chọn lọc cho mình một cách soạn giảng tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh trong bài giảng. - Trong quá trình dạy học cần rèn luyện cho học sinh tính linh hoạt, độc lập, sáng tạo đó là kỹ năng thay đổi phương pháp giải quyết vấn đề phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện, biết tìm ra phương pháp mới để giải quyết vấn đề, kỹ năng xác lập sự phụ thuộc giữa các kiến thức theo trật tự ngược lại với các kiến thức đã học, kỹ năng nhìn một vấn đề theo nhiều quan điểm khác nhau, kỹ năng tự mình nhìn thấy vấn đề để giải quyết. 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện Giải pháp 1: Khi vẽ hình hãy tạo “động lực và sự hứng thú” cho học sinh. - Học phân môn Hình học thì một yếu tố rất quan trọng là học sinh phải biết vẽ hình. Thế nhưng vẽ ra sao? Yếu tố nào trước? Yếu tố nào sau? Ký hiệu như thế nào? Khi vẽ thì cần dụng cụ gì?... Điều này học sinh cần có một quá trình rèn luyện lâu dài dưới sự chỉ dẫn của giáo viên ngay từ khi các em làm quen kiến thức mới. - Khi vẽ hình cần xác định cho học sinh vừa đọc vừa vẽ, cần bổ sung các yếu tố phụ và biết biểu diễn các ngôn ngữ sang ký hiệu hình học. - Để thực hiện những điều đó giáo viên phải lựa chọn cách vẽ để hướng dẫn học sinh vẽ hình. Cụ thể: + Rèn cho học sinh có thói quen ký hiệu trên hình vẽ các trường hợp: Điểm, các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, các trường hợp vuông góc, bổ sung các yếu tố phụ trên hình + Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các dụng cụ: Êke: Vẽ góc vuông, hai đường thẳng song song Compa: Vẽ đường tròn, hình tròn, hai đoạn thẳng bằng nhau, Thước thẳng: Vẽ đường thẳng - Một yếu tố gây nhiều hứng thú nhất khi học hình học đó là sử dụng phấn màu khi trình bày hình vẽ trên bảng giáo viên nên sử dụng phấn màu hợp lý ở các điểm đặc biệt, đường đặc biệt giúp học sinh dễ phát hiện kiến thức từ hình vẽ. - Ở một số tiết giáo viên nên sử dụng phần mềm PowerPoint trình chiếu các bước vẽ hình cho học sinh quan sát. (Phụ lục 1. Minh họa cách hướng dẫn học sinh vẽ hình – Trang 16) Tóm lại, các bài tập đều yêu cầu học sinh vẽ hình, nên khi vẽ các em phải đọc kỹ bài, đọc đến đâu vẽ đến đó, vẽ rõ ràng và dùng đúng dụng cụ vẽ, từ đó học sinh trả lời yêu cầu đề bài. Đặc biệt phải hình thành cho học sinh thói quen phân tích kỹ đề bài, định hướng vẽ và dự đoán các trường hợp xảy ra, không nên vẽ hình đặc biệt, điểm đặc biệt. Chẳng hạn: + Cho tam giác ABC thì vẽ không nên vẽ cân, vuông hay đều. + Cho M là điểm nằm giữa AB thì không nên lấy tại trung điểm của AB. Giải pháp 2: Khi giải bài tập hãy tạo “không khí nhẹ nhàng, sôi nổi” cho học sinh. - Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài tập hình học vì nó có tính chặt chẽ, lôgic và trừu tượng nên giáo viên cần cho học sinh phân tích kỹ bài toán theo hướng đi lên hoặc đi xuống và cho các em nhắc lại kiến thức cũ có liên quan đến bài toán. (Phụ lục 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập - Trang 17) - Đối với phân môn hình học việc chọn lọc và phân loại bài tập là rất quan trọng, vì vậy giáo viên có thể chia bài tập ra làm nhiều dạng: bài tập cơ bản áp dụng ngay công thức, định nghĩa, định lý vừa học giúp học sinh có niềm tin và khắc sâu kiến thức; dạng bài tập thực tế cho thấy tính thực tiễn của toán học; dạng bài tập suy luận tổng hợp đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, hứng thú khám phá nhằm củng cố lại kiến thức của phần học hay chương đó. - Khi làm được điều này nó thuận lợi rất nhiều khi giao và hướng dẫn bài tậo về nhà cho các em, từ đó các em có thể làm những bài tập tương tự. Giải pháp 3: Trong những tiết ôn tập tạo không khí “học mà vui, vui để học” cho học sinh. - Môn Hình học sau mỗi phần hoặc chương giáo viên phải hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, để tạo hứng thú cho học sinh bằng cách tạo ra những cách chơi: Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ hoặc bảng rồi yêu cầu học sinh điền vào những chỗ trống. Việc làm này giúp học sinh nhận thấy sự liên quan giữa các phần đã học. Từ đó các em khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn. (Phụ lục 3: Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ - Tramg 18) - Tuy nhiên, sự hứng thú học phân môn hình học không chỉ được tạo ra trong tiết học mà còn phải kích thích cho học sinh trong thời gian học ở nhà. Chính vì vậy, đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy có thể phối hợp với những giáo viên dạy trong cùng phân môn ở các khối lớp tổ chức những chuyên đề tìm ra những cách giải nhanh, ngắn gọn cho một bài toán hoặc sáng tạo ra những thiết bị, mô hình ứng dụng của hình học Những tình huống phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, giúp các em tin tưởng và yêu thích môn học. Giải pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh khi áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Hôn Hình học là phân môn gắn liền với thực tế cuộc sống, vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần cho học sinh liên hệ kiến thức đã học vào thực tế, sử dụng các kiến thức hình học vào các công việc thường ngày. Điều này làm cho học sinh khỏi phải trừu tượng khi học lý thuyết và các em có thể nhớ kiến thức lâu hơn. (Phụ lục 4: Liên hệ kiến thức vào thực tế - Trang 18) Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh “lập sổ tay toán học”. - Trong quá trình giải toán, đặc biệt là ở phân môn hình học thì việc ghi nhớ các khái niệm, định nghĩa, định lí, tính chất và dấu hiệu nhận biết là rất quan trọng. Trong khi đó đa số học sinh lại học vẹt dẫn đến hay quên. Chính vì vậy mội học sinh cần có một cuốn sổ tay để ghi lại những khái niệm, định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hoặc ghi lại những điều mới học đó ra giấy rồi gián vào góc học tập của mình. Mỗi khi ngồi vào bàn học các em sẽ một lần nữa được đọc lại các khái niệm, định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết lâu dần sẽ thuộc và vận dụng vào bài tập. Khi học sinh biết giải bài tập thì các em sẽ say mê môn học hơn. Giải pháp 6: Khi tìm hiểu về kiến thức mới tạo “sự hứng thú” cho học sinh. - Với học sinh THCS ở lứa tuổi các em rất hiếu động, thích tò mò, khám phá và muốn được mọi người công nhận năng lực của mình, không thích bị áp đặt, phê bình. Điều này cho thấy khi truyền thụ kiến thức cho học sinh giáo viên phải lựa chọn những phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng, kích thích được tính tò mò của các em để xuất hiện nhu cầu khám phá, từ đó các em có tâm lý để chinh phục kiến thức. - Như vậy, phải làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học? Rõ ràng để làm được điều này, giáo viên phải đầu tư thật kỹ cho tiết dạy của mình. Riêng tôi, khi dạy tiết hình, thường chọn cho mình một phương pháp tạo tình huống từ những vấn đề thực tiễn như: Đưa ra một hình huống trong thực tế hoặc kể một câu chuyện có liên quan mật thiết đến toán học. Từ đó, học sinh tham gia tiết học tích cực, hào hứng hơn, các em không còn cảm giác bị gò ép, căng thẳng và chán nản nữa, đồng thời các em sẽ nhận thức được tính thực tiễn của bộ môn. (Phụ lục 5: Tạo tình huống từ những vấn đề thực tiễn – Trang 19) - Mỗi kiểu bài đều có một đặc thù riêng và phương pháp dùng hình ảnh trực quan rất thích hợp đối với hình học: mô hình, vật thật, tranh vẽ là yếu tố không thể thiếu khi vào tiết dạy. Ngoài ra giáo viên nên tìm tòi những vật thật trong thực tế để tạo sự mới lạ và thú vị cho học sinh, như dạy bài đường thẳng song song cách đều tôi chỉ cho học sinh hình ảnh các song cửa sổ, các thanh rui mèn ở mái nhà, dạy bài diện tích đa giác tôi yêu cầu học sinh về nhà xem diện tích mảnh vườn nhà mình bao nhiêu m2 Vận dụng cách làm đó lớp học rất vui vẻ, học sinh tham gia xây dựng bài tích cực, đồng thời các em sẽ nhớ và vận dụng làm bài tập nhanh hơn và lâu hơn. - Trong mỗi tiết dạy tôi chủ động phân định đối tượng học sinh theo 3 cấp: khá giỏi, trung bình, yếu kém để giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng từ đó lôi cuốn tất cả các em cùng tham gia vào xây dựng bài học. Câu hỏi của giáo viên cũng cần phải gợi mở, dể hiểu để kích thích sự suy nghĩ của các em. (Phụ lục 6: Chủ động phân định đối tượng học sinh thạm gia xây dựng bài – Trang 20) Làm như vậy trong một tiết học tôi huy động hết đối tượng học sinh vào xây dựng bài học. 5. Kết quả đạt được Trong quá trình giảng dạy học kỳ I vừa qua khi áp dụng kinh nghiệp của mình để soạn giảng và vận dụng vào thực tế thì tôi thấy có sự thay đổi: - Học sinh đã có những thái độ học tập tích cực, thích thú hơn trong tiết học, chủ động nêu lên những thắc mắc, khó khăn về bộ môn với giáo viên, các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Bên cạnh đó những bài tập giao về nhà đã được các em làm một cách nghiêm túc, tự giác học bài và nắm được các kiến thức cơ bản sau khi học xong mỗi bài. - Phần lớn chất lượng các bài kiểm tra đã được nâng lên, các em đều vẽ hình đúng, xác đ
File đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_hinh_hoc_8.doc