Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên trong Trường Mầm non

I. Đặt vấn đề

Giáo dục Mầm non có vai trò quan trọng trong việc hình thành những nét cơ bản của nhân cách, thể chất con người, nó ảnh hưởng lớn đến cả quảng đời sau này của mỗi con người. Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nước ta. Để đáp ứng yêu cầu mỗi ngày một cao của xã hội cần xây dựng nguồn nhân lực phục vụ Giáo Dục Mầm Non đủ về cơ cấu và trình độ. Bước đầu này nếu chúng ta làm được tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của học sinh các bậc học tiếp theo. Bác Hồ đã từng nói: “Giáo dục Mẫu giáo tốt mở đầu cho một nền giáo dục tốt”

Trong công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo được Đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu với mục đích: chỉ đạo đổi mới nền giáo dục ngay từ tuổi ấu thơ, khi các cháu bắt đầu bước vào nhà trẻ, trường mẫu giáo cho đến khi các cháu đi học phổ thông.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản sơ đẳng, những thói quen hành vi văn minh và giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; về tình cảm và xã hội cũng như nhân cách con người. Giáo viên là người giúp trẻ làm quen với cuộc sống mới, môi trường với những quan hệ mới, đó là chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên trong Trường Mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực vật, nhóm thức ăn dầu mỡ cung cấp chất béo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Nhóm thức ăn rau xanh quả chín cung cấp VT min và chất khoáng.
2. Cơ sở thực tiễn
Chăm sóc sức khoẻ, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ATTP. đã được thường xuyên thực hiện nghiêm túc trong trường mầm non. Đặc biệt chuyên đề đã được triển khai và được tổng kết có tác dụng thiết thực đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Chăm sóc sức khỏe với mục tiêu trẻ được tăng cân và đảm bảo giảm dần tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến mức thấp nhất trong trường Mầm non. 
3.Thực trạng 
Trường Mầm non Phong Thuỷ là trường bán công của Huyện, trường có bề dày thành tích về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc, năm học 2006-2007 trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. Một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào thành tích chung của nhà trường, đó là : cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đã thực sự quan tâm đến giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩmTrường mầm non Phong Thuỷ có 2 bếp ăn bán trú đạt 89,3% số trẻ được ăn bán trú tại trường. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn lại 2,5 đối với trẻ mẫu giáo 2,2 đối với trẻ nhà trẻ. Được sự chỉ đạo c?a Phòng giáo dục về công tác vệ sinh ATTP ở các trường mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống suy dinh dưỡng vệ sinh an toàn th?c phẩm, ngay từ đầu năm học 2007-2008 xây dựng kế họach triển khai thực hiện chuyên đề một cách nghiêm túc. Song chất lượng vẫn chưa thật đảm bảo so với yêu cầu cần đạt đã được đưa vào kế hoạch. Việc lựa chọn thực đơn, của giáo viên dinh dưỡng chưa thật phù hợp, việc tính khẩu phần chưa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần đạt ở trường Mầm non. Mức ăn của trẻ chỉ 4000đ/cháu/ngày nên lượng clo cần đạt chưa đáp ứng với yêu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Đối với cháu: Vào đầu năm học có nhiều trẻ mới tuyển nhất là cháu mẫu giáo 3 tuổi và các cháu ở độ tuổi nhà trẻ chưa quen trường lớp, chưa có thói quen về các nề nếp vệ sinh cá nhân
Một số giáo viên còn lúng túng trong việc lập kế hoạch cho cá nhân hoặc tuyên truyền cho phụ huynh
4. Các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và vệ sinh ATTP:
 4.1 Tổ chức công tác truyên truyền.
Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên những kiến thức cơ bản về phòng chống suy dinh dưỡng, nội dung và hình thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Mầm non, công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ. Trong đó đặc biệt chú trọng việc triển khai giáo dục dinh dưỡng thông qua họat động bé tập làm nội trợ.
 Xây dựng các họat động chung lồng ghép các nội dung dinh dưỡng theo chủ đề và tổ chức dự giờ cho đội ngũ giáo viên toàn trường. 
 Đồng thời hướng dẫn giáo viên lập kế họach cụ thể ngay từ đầu năm học.
 4.2.Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng:
 Vận động tổ chức bán trú cho trẻ tại trường đảm bảo chế độ ăn cho trẻ theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thay đổi thực đơn phù hợp theo mùa.Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình nhà mình để trẻ ăn ngon miệng và trẻ ăn hết khẩu phần.
 Triển khai việc tổ chức cho trẻ được uống sữa đậu nành vào mỗi bữa ăn phụ. Tổ chức xây dựng vườn rau của bé tại các bếp bán trú có điều kiện về đất đai để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế và phát triển. Đồng thời cải thiện thêm bữa ăn cho trẻ.
 4.3. Tổ chức các họat động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non dưới nhiều hình thức thông qua các họat động trong ngày của trẻ: trên họat động chung, họat động góc, họat động vui chơi. Hàng tháng các giáo viên đều lên kế họach cụ thể cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi được thực hành bé tập làm nội trợ. Tùy theo nội dung từng chủ điểm hay tổ chức vào các ngày lễ hội, ít nhất 1 lần/ tuần. Các buổi thực hành một số món ăn đều được tổ chức thay thế cho bữa ăn phụ của trẻ.
  4.4 Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh dưỡng.
 	Đảm bảo 100% số lớp của trường có kế họach tuyên truyền, nội dung được thay đổi theo từng chủ đề, linh họat hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh dưỡng cho các bậc cha mẹ mỗi tháng có một nội dung về  chăm sóc dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, phối hợp chương trình hàng tuần về các tiết học bé tập làm nội trợ theo nội dung chương trình, các hội thi bé tập làm nội trợ “Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ”. Ngoài ra tổ chức tuyên truyền thường xuyên qua các buổi họp định kỳ, tuyên truyền và mời phụ huynh ủng hộ và cùng tham gia vào các buổi thực hành cho bé tập làm nội trợ. Cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức ví dụ như bài “Nuôi dạy trẻ tốt”, “Làm thế nào để trẻ không bị suy dinh dưỡng”, “Chăm sóc trẻ khi mùa đông đến”, “Phòng chống bệnh viêm phổi”, “Cha mẹ làm gì khi trẻ biếng ăn”, “Tuyên truyền về chứng táo bón”, “Thức ăn cho trẻ có bộ răng chắc khoẻ”, vv
 Tổ chức tốt các hội thi chuyên đề dinh dưỡng là một biện pháp tích cực trong việc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường tiến hành tổ chức hội thi “Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ” cấp trường bao gồm các nội dung thi: tiểu phẩm, có nội dung kiến thức giáo dục về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác tiêm chủng và lồng ghép kể chuyện cho bé nghe dưới hình thức kể chuyện sáng tạo các nội dung giáo dục dinh dưỡng.
 Ngoài việc thực hiện bé tập làm nội trợ được đưa vào chương trình như kể họach giáo dục trẻ thường xuyên để động viên trẻ tích cực họat động hơn. 
 4.5. Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ
  Tổ chức bồi dưỡng kiến thức VS ATTP cho cán bộ giáo viên nồng cốt nhất là đội ngũ giáo viên dinh dưỡng. Nhà trường ký hợp đồng với một số cơ sở nuôi trồng cung cấp thực phẩm tươi sạch như thịt lợn, tôm, cá, cua, tép ốc đảm bảo đúng định lượng..
 Thực hiện xây dựng bếp ăn hợp vệ sinh tại trường để đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ đựng thức ăn cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch phục vụ ăn uống, có bảng tuyên truyền về 10 nguyên tắc vàng, 10 lời khuyên hợp lý trong chế biến món ăn, phân công cụ thể cho cô dinh dưỡng ở nhà bếp tất cả các nội dung: tiếp phẩm, cung cấp thực phẩm an toàn, chế biến theo thực đơn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, và hợp vệ sinh. Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cô dinh dưỡng trước khi hợp đồng làm việc theo định kỳ hàng năm. Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2 lần/năm, tổ chức cân đo theo dõi biểu đồ phát triển cho trẻ 3 lần/năm. Xây dựng vườn rau cho bé tại các cụm trường .
 4.6. Thực hiện mô hình phòng chống suy dinh dưỡng là bi?n pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng và thể hiện sự quan tâm phối hợp của toàn cộng đồng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ: đặc biệt chú trọng việc triển khai giáo dục dinh dưỡng thông qua họat động “Bé tập làm nội trợ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm”
 Tổ chức kiểm tra tay nghề cho đội ngũ giáo viên dinh dưỡng. Chú trọng thường xuyên giáo dục, hình thành thói quen tốt ở trẻ về vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh chung trong sinh họat hàng ngày.
 Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ. Đồng thời triển khai chương trình vệ sinh răng miệng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
 5. Kết qủa đạt được
 Cơ sở vật chất lớp học, sân chơi, vườn trường xanh sạch đẹp hơn. Các bếp ăn được xây dựng đảm bảo quy trình bếp một chiều, sạch, đẹp và an toàn thực phẩm cũng như an toàn phòng chống cháy nổ.
 Các lớp học khang trang đủ các điều kiện tối thiểu phục vụ vệ sinh, ăn ngũ cho trẻ. Trẻ có nền nếp thói quen vệ sinh thường xuyên đi dày dép, tắm gội, cắt móng taygiữ cho da luôn được sạch sẽ. Trẻ được ấm áp về mùa đông mát mẻ về mùa hè. 
 Cô giáo đã kiên trì rèn luyện các thói quen cho trẻ, trẻ có nền nếp trong ăn uống, biết rửa tay trước khi ăn, trẻ mẫu giáo lớn và mẫu giáo nhỡ đã biết chải răng vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.Trẻ tích cực tham gia các họat động. Phụ huynh nhiệt tình tham gia các phong trào của nhà trường. Nhờ hiểu rỏ hơn nội dung bé tập làm nội trợ hầu hết phụ huynh đều ủng hộ điều kiện cho việc triển khai họat động đạt kết quả tốt. Công tác phối hợp thực hiện mô hình giáo dục dinh dưỡng và VS ATTP đó được triển khai có hiệu quả góp phần giảm t? lệ trẻ suy dinh dưỡng t? 5-7% so với đầu năm học, 95% số trẻ được tăng cân thường xuyên, không còn trẻ ở kênh C, hạn chế tối đa trẻ bị béo phì. 
 T? lệ trẻ bán trú 89,3% so với tổng số trẻ đến trường.
 Chưa có trường hợp d?ch bệnh, ngộ độc thức ăn nào xãy ra trong trường mầm non. Mỗi bữa ăn hàng ngày trẻ được bảo 4 nhóm thức ăn cơ bản. Thực phẩm mua về được bảo quản hợp vệ sinh an toàn tuyệt đối. nhà bếp tiếp nhận thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn từ khâu sơ chế cho đến nấu chín và chia ăn theo hệ thống một chiều.
 6. Những bài học kinh nghiệm
 Từ một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe giáo dục dinh dưỡng vệ sinh ATTP ở trường mầm non, bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
 6.1. Nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nên vào năm học nhà trường triển khai nghiêm túc và chỉ đạo chặt chẻ việc xây dựng, triển khai kế hoạch năm học đến từng nhóm lớp và toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên đến từng bậc phụ huynh..
 6.2. Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, sự chỉ đạo cụ thể sâu sát của các cấp các ngành (Y tế, UB dân số gia đình và trẻ em, Hội phụ nữ, Hội nông dân) Phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể. 
 6.3. Nâng cao nhận thức trách nhiệm và bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường vệ sinh sạch sẽ hợp lý. Giáo viên cần tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh ATTP cho trẻ vào các tiết học và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
 6.4. Chỉ đạo giáo viên dinh dưỡng lựa chọn thực phẩm, thực đơn cân đối giữa các chất và phù hợp, tổ chức bếp ăn 5 tốt có hiệu quả có sức thuyết phục với cộng đồng.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_va_quan_ly_d.doc