Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Vai trò của ngôn ngữ trong việc phát triển toàn diện cho trẻ:

- Vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trí tuệ:

+ Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh:

• Trẻ em luôn có nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dung .của chúng và học được từ tương ứng (ví dụ: Trẻ làm quen với xe đạp, trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng của xe đạp và nói được từ “xe đạp”).

• Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về vật. Ví dụ khi trẻ nhận xét về xe đạp:

Trẻ nhìn thì biết được màu đỏ (xanh).

Trẻ quay bàn đạp thì bánh xe quay.

Trẻ sờ vào sườn xe thì biết nó láng, bóng.

Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những biểu tượng đã hình thành ở trẻ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phát âm sai phụ âm đầu và nuốt âm:
Xe đạp - che đạp 
Xe máy- che máy
Trân – Chăng
Rồng- Gồng
Khỉ - hỉ
Vòng - dòng .
Về - dề
Qua – va
Hoa lựu - hoa lụ	
- Phát âm sai âm đệm:
Thuyền - thiền
Tuyến - tiến
- Phát âm sai âm chính:
Hươu - hu
Mặn - mận
Thủy - thị
- Phát âm sai âm cuối:
Máy bay- mái bai
Tàu - tào
Nhau - nhao
Thông tin - thông tinh
Lạnh - lặng
Trong 10 trẻ chỉ có 3 trẻ nói chuẩn, còn 7 trẻ nói không chuẩn và phát âm sai nhiều, nói nhỏ, thậm chí không nghe, không hiểu trẻ đang nói gì.
Đề ra một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và khắc phục các lỗi ngôn ngữ của trẻ thường mắc phải:
- Biện pháp rèn luyện phát âm cho trẻ có thể trong giờ học vui và trong giờ vui chơi khi trẻ phát âm sai cũng có thể luyện phát âm cho trẻ:
 + Dạy trẻ phát âm chuẩn là dạy trẻ biết phát âm chính xác những thành phần của âm tiết (thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối).
 + Dạy trẻ phát âm chuẩn là còn dạy trẻ biết điều chỉnh âm lượng (không nói quá nhanh hoặc quá chậm, quá to hoặc quá nhỏ), biết thể hiện đúng ngữ điệu, có tác phong văn hóa trong quá trình giao tiếp. Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn hình thành những thói quen và khả năng này.
- Biện pháp cung cấp vốn từ cho trẻ được thực hiện trong tiết làm quen với đối tượng mới, cần cung cấp vốn từ cho trẻ và giúp trẻ sử dụng tốt vốn từ.
Lời nói của trẻ chỉ được phát triển qua quá trình giao tiếp với mọi người và quá trình tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khó đạt được kết quả tốt, nếu thiếu sự tổ chức có khoa học của trường Mẫu giáo nên sự phát triển ngôn ngữ về đối tượng mới của trẻ sẽ hạn chế. Vì vậy:
 + Cần giao tiếp thường xuyên với trẻ, hỏi trẻ đây là cái gì? Để kích thích trẻ nói, nếu trẻ không biết thì giáo viên cung cấp từ cho trẻ, đó chính là từ mới mà trẻ cần biết.
 + Đưa đối tượng mới cho trẻ làm quen bằng cách: Nếu là tranh thì treo lên, còn nếu là thật thì có thể để trong lớp nhằm kích thích trẻ tìm tòi về đối tượng đó.
Làm giàu vốn từ và khái niệm ở trẻ còn cung cấp:
+ Những danh từ và những từ chỉ khái niệm về những sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội gần gũi như danh từ chỉ đồ vật, đồ dùng, các loại thức ăn, danh từ chỉ người, các con vật, rau quả, các hiện tượng thiên nhiên.
+ Những tính từ và động từ chỉ phẩm chất, công dụng, đặc điểm, tính chất của những sự vật, hiện tượng, đặc biệt là những từ gợi cảm, có hình ảnh, âm thanh đậm nét, những cặp từ biểu hiện các tính chất đối lập: khỏe - yếu, hiền - dữ, tốt - xấu, ngoan - hư, hèn nhát - dũng cảm.
	Ngoài ra, cần cung cấp cho trẻ một số quan hệ từ (thì, vì, mà, là, vì vậy, vì thế, nhưng mà,..) các trạng từ để trẻ có thể sử dụng vào việc diễn đạt và kể chuyện.
	- Biện pháp rèn khả năng ngữ pháp, nói mạch lạc cho trẻ được tiến hành trong giờ làm quen với môi trường xung quanh. Qua môn học này trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng, biết được những đặc điểm, dấu hiệu, hình dáng, chất liệu.từ đó hình thành các biểu tượng đúng đắn về các sự vật, hiện tượng, khách quan, trẻ được nói những điều trẻ biết. Như vậy ở những giờ học này trẻ được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo đúng ngữ pháp và đặc biệt là tăng thêm vốn từ.
- Tổ chức giao tiếp qua hoạt động vui chơi:
 + Hình thức vui chơi giúp trẻ bộc lộ nhiều khả năng ngôn ngữ của mình đồng thời kích thích trẻ phải vươn lên trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt cho những người xung quanh có thể hiểu nguyện vọng ý kiến của mình.
 + Thông qua trò chơi, các biểu tượng mà trẻ đã thu nhận trước đây được củng cố và chính xác hóa. Qua trò chơi đóng kịch trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ văn học khi chơi trẻ được đặt vào các tình huống kịch, được diễn đặt lời nói theo đặc điểm tính cách của các nhân vật trong kịch. Vì thế ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ tập làm chủ ngôn ngữ đã nắm được.
- Nghe những người xung quanh nói đúng, trẻ nắm được ngữ pháp của câu, biết được kiểu câu của tiếng nói. Vì vậy:
 + Giáo viên sử dụng đúng một số kiểu câu, sửa chữa một số câu sai.
 + Cho trẻ làm quen với các kiểu câu mới khó hơn.
 + Hình thành cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp.
- Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn làm quen văn học được tiến hành:
 + Dạy trẻ kể lại truyện: Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên. Tuy nghiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện. Trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện.
 + Chơi đóng vai theo chủ đề: Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng.
 + Chơi đóng kịch: Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.
- Ngoài ra ta có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách:
 + Tạo ra một môi trường có tính kích thích cao: Trẻ luôn cần những kích thích và việc tạo ra cho trẻ cơ hội để chúng nhận ra bản chất sáng tạo của mình sẽ có tác dụng kích thích chúng nhiều hơn là một bức tranh hay một mô hình đồ chơi. Khả năng khám phá và học hỏi cũng quan trọng như là những lời đang chờ được trẻ nói ra. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự khám phá những tài năng còn ẩn giấu trong trẻ.
 + Đọc cho trẻ nghe: 
Mặc dù có thể hơi cường điệu một chút nhưng đọc cho trẻ nghe ngay từ những phút giây đầu đời của trẻ là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm. Thông qua việc dành thời gian đọc cho trẻ, bạn giúp trẻ nhận biết những điều kỳ diệu mà ngôn ngữ đem lại và sự thích thú của trẻ đối với những điều kỳ diệu đó sẽ biến trẻ thành người ham học. Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về ngữ pháp và ngôn ngữ. Trong những quyển sách thiếu nhi, từ ngữ luôn được đi kèm với giai điệu và hình ảnh sinh động, vì thế trẻ sẽ dễ dàng lạc trong sự tuyệt vời của ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, đọc cũng thúc đẩy một năng lực khác liên quan tới việc nói của trẻ, đó là khả năng đọc to. Nhiều trẻ phải chống chọi với việc chỉ biết đọc thầm trong khi khả năng đọc to rất hạn chế. Thời gian nghe truyện có thể đem lại những phát triển hoàn toàn mới cho khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Sẽ không bao giờ là quá sớm để đọc cho trẻ nghe. Ngay khi vừa chào đời Trẻ có thể nhận biết những lời ru êm đềm và một số bức tranh rực rỡ. Bằng việc đọc cho trẻ nghe càng sớm càng tốt bạn đang đặt nền móng cho  một ngày mai dễ dàng hơn cho trẻ.
 + Mô tả: Chỉ đơn giản bằng việc mô tả cho trẻ những gì trẻ đang làm, đang nghe và đang nhìn thấy, bạn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển khả năng nói. Hãy tập cho con bạn biết mô tả hình ảnh bằng lời nói và bé sẽ sớm tìm cách làm điều tương tự. Đối với trẻ mẫu giáo, hãy gọi tên những thứ xung quanh ngôi nhà của bạn. Hãy viết ra tên của mỗi đồ vật và gắn lên đồ vật đó để khi trẻ đi qua chúng, trẻ sẽ nhận ra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ, viết chữ “xe đạp” lên 1 mẩu giấy và gắn trên xe đạp.
 + Hát: Ca hát luôn hấp dẫn trẻ thơ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn dành cho bé nhiều cơ hội để hát và nghe hát. Nếu bạn có thể cho bé nghe các bài hát phần lớn thời gian trong ngày thì chúng sẽ rất biết ơn bạn. Thường thì phần lớn vốn từ của trẻ tới từ những lời lặp đi lặp lại hay những cụm từ trong bài hát. Khi trẻ nghe thấy một bài hát, thì bài hát đó sẽ nổi bật lên so với các hiện tượng ngôn ngữ khác và gây nên những ấn tượng nhất định trong trẻ. Nếu trẻ đã nghe một bài hát từ trước, chúng sẽ học cách hát lại.
 + Lặp đi lặp lại: Trẻ học qua thực hành. Điều đó có nghĩa là phải làm đi làm lại. Hãy tạo thật nhiều cơ hội để trẻ phải nói đi nói lại cái đó nhiều lần. Đó có thể là những bài hát, những quyển sách hay những lời chỉ dẫn. Nếu như bạn làm theo một quy tắc thì mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc với trẻ và khi trẻ đã quen, chúng sẽ hiểu và cố gắng làm giống như thế.
 + Tiếp xúc với những trẻ khác: Nhu cầu được giao tiếp với các bạn của một đứa trẻ là vô cùng lớn. Khi mà trẻ học cách chia sẻ (hay đòi hỏi) trẻ cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng và nếu như dành đủ thời gian chơi đùa với bạn bè, trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời. Điều đó không có nghĩa là bạn phải bỏ mặc con bạn một mình để bé chơi với những trẻ khác. Hãy cùng bé đến các sân chơi hay công viên và khuyến khích bé giao tiếp với những bạn khác.
 + Một vài trò chơi đơn giản giúp trẻ học nói: Các trò chơi ghép nối - các trò chơi này dạy cho trẻ cách miêu tả những thứ chúng đang tìm kiếm. Các bài hát - khi trẻ hát đi hát lại các bài hát, đó là lúc chúng tập nói. Đọc - việc đọc giúp trẻ nhận biết từ và ngữ pháp. Nấu ăn - hãy tạo ra một công thức nấu ăn đơn giản và yêu cầu trẻ làm theo từng bước trong khi nấu ăn. Trẻ sẽ phải đọc to các bước đó và nhận biết mối liên hệ giữa hình ảnh với thực tế. Điều đó sẽ cho trẻ thấy ngôn ngữ cũng có những trật tự nhất định. Miêu tả - Cùng trẻ chơi trò bịt mắt và miêu tả các đồ vật. Ngay cả những trẻ rất nhỏ cũng sẽ có khả năng dùng những từ như dính, nóng, lạnh hay mượt. Trò chơi này giúp trẻ nghĩ về những việc mình đang làm và miêu tả chúng bằng lời.
* Biện pháp khắc phục các lỗi ngôn ngữ ở trẻ:
- Nói ngọng, đớt: 
 + Thường xuyên tập luyện một số cơ quan như: Môi, lưỡi, răng, phát triển tính linh hoạt của hàm.
+ Giáo viên giúp trẻ biết điều khiển nhịp nhàng các cử động của bộ máy phát âm. Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm cũng như khả năng điều khiển hoạt động của bộ máy này. Ở tuổi mẫu giáo, những điều kiện này đã được mức tương đối ổn định. Cho nên tr

File đính kèm:

  • docco thoa.doc
Giáo án liên quan