Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn vật lí 6 ở trường THCS PHÚ HỮU

Vật lí là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, vật lí có rất nhiều ưu điểm trong quá trình phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh, nếu việc dạy và học môn này được tổ chức đúng đắn.

 Đối với trường THCS môn vật lí có những nhiệm vụ cơ bản:

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông sơ đẳng về cơ, nhiệt, điện, từ, quang

- Bước đầu cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, đơn giản có kĩ thuật tổng hợp về một số hiện tượng vật lí trong tự nhiên và ứng dụng của vật lí trong cuộc sống, trong sản xuất Giúp các em hiểu được ý nghĩa của vật lí trong công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Tập cho các em có thói quen quan sát thực nghiệm, mô tả có suy nghĩ trong các hiện tượng vật lí kết hợp lí thuyết với thực hành, biết ứng dụng kiến thức vật lí vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, trong lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc.

- Hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.

- Rèn luyện cho học sinh ngay trong quá trình học tập những năng lực nhận thức, trí thông minh sáng tạo và những năng lực đặc biệt.

Vì bộ môn có những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với học sinh THCS, ở trường THCS thì lớp 6 học sinh mới làm quen với bộ môn vật lí, cho nên để thực hiện tốt nhiệm vụ của bộ môn đề ra thì giáo viên phải có phương pháp dạy học tốt. Việc giảng dạy vật lí 6 không thể tách rời việc hình thành thế giới quan. Nó thể hiện trong cấu trúc của chương trình, trong việc nghiên cứu các nội dung về cơ, nhiệt, điện, từ, quang có một hệ thống chung logic, không tách rời nhau.

 Vì thế, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, phải nghiên cứu kĩ từng chỗ trong chương trình, trong từng lớp, từng bài có thể giáo dục được học sinh, người giáo viên cần phải có đề cương cụ thể về phương pháp tiến hành giảng dạy một cách tối ưu nhất mới có thể gây hứng thú cho học sinh, đối với môn vật lí phát triển, có trí nhớ logic đặc biệt là phương pháp làm việc khoa học của từng học sinh

 Trước những thực tế trên, việc nghiên cứu, xác định chức năng, nhiệm vụ của giáo viên bộ môn vật lí, đồng thời đề ra những phương pháp, cách thực hiện phương pháp đó nhằm đạt kết quả cao trong dạy và học môn vật lí 6 ở trường THCS PHÚ HỮU. Do đó tôi quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm là: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn vật lí 6 ở trường THCS PHÚ HỮU”.

 

doc16 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 3975 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn vật lí 6 ở trường THCS PHÚ HỮU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiện giảng dạy. Học sinh quan sát cả trong khi thực hiện thí nghiệm vật lí. Trong trường hợp này họ làm biến đổi đối tượng quan sát tạo ra những vật nghiên cứu mới. Nhóm phương pháp này gọi là phương pháp thực hành.
Một nhóm đặc biệt các phương pháp dạy học là các phương pháp dùng lời:
+ Trình bày của giáo viên trần thuật, diễn giảng.
+ Đàm thoại. 
+ Dùng sách.
 Khi nhận xét một phương pháp dạy học cần chú ý đến mặt tâm lí và logic của quá trình dạy học, quan trọng là phải chú ý phân biệt:
+ Mục đích lí luận dạy học của quá trình dạy học được xét đến.
+ Các nguồn kiến thức mà từ đó học sinh khai thác được hoặc các phương tiện mà giáo viên có sử dụng.
+ Tính chất hoạt động trí tuệ của học sinh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy thực trạng của vấn đề dạy và học môn vật lí 6 ở trường THCS PHÚ HỮU ở năm học 2004 - 2005 như sau:
Đầu năm học: 2004 - 2005 qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả như sau:
Lớp
Số HS
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
kém
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
6A1
40
2
5
5
12.5
15
37.5
10
25
8
20
6A2
42
3
7.1
7
16.7
13
30.9
12
28.6
7
16.7
6A3
39
1
2.6
6
15.4
12
30.7
14
35.9
6
15.4
6A4
41
2
4.9
5
12.2
13
31.7
15
36.6
6
14.6
6A5
40
2
5
6
15
10
25
13
32.5
9
22.5
Qua kết quả trên tôi thấy chất lượng học sinh: Trung bình, yếu, kém khá nhiều chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
1. Đối với giáo viên
1.1 Vấn đề dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong dạy học môn vật lí 6 đã được đề cập tới nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
+ Nhiều hoạt động trên lớp chủ yếu còn do giáo viên thực hiện như: Làm thí nghiệm, giải thích tranh vẽ, giới thiệu mô hình, mẫu vật, quan sát và thông báo kết quả thí nghiệm.
+ Các thí nghiệm, tranh vẽ, sơ đồ, mẫu vật  được dùng chủ yếu nhằm mục đích chứng minh cho lời giảng của giáo viên chứ không phải nguồn kiến thức để học sinh khai thác. Do đó học sinh thực ra vẫn thụ động tiếp thu tri thức do giáo viên truyền thụ.
+ Một số giáo viên đã có chú ý đến sự phát huy tính tích cực của học sinh bằng phương pháp đàm thoại, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi vụn vặt và chỉ có một số ít học sinh làm việc còn đa số không tham gia hoạt động.
+ Đối với một số giờ dạy giỏi hoạt động của học sinh đã được thiết kế như: Làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận nhóm  nhưng phần nhiều vẫn còn mang tính hình thức, chưa thật sự mô phỏng được hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên theo mục tiêu của bài. 
Những thí nghiệm mà học sinh làm còn chưa đầy đủ, chưa có đối chứng. Các điều kiện cung cấp không đủ để rút ra kết luận cần thiết. Giáo viên chưa hướng dẫn học sinh khai thác được hết các kiến thức từ thí nghiệm.
+ Việc đánh giá chất lượng học tập thể hiện ở mục đích yêu cầu của bài còn nặng về đánh giá kiến thức, chưa chú ý đúng mức đến những kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề liên quan trong thực tiễn cuộc sống.
+ Việc dạy vật lí 6 chưa thực sự giúp có phương pháp cũng như kĩ năng tiến hành các hoạt động để tìm tòi, khám phá kiến thức mới một cách chủ động sáng tạo.
+ Trong một số giáo viên thường dùng phương pháp đàm thoại để phát huy tính tích cực của học sinh nhưng đôi khi đặt những câu hỏi quá khó làm cho các học sinh yếu kém thụ động hoặc một số câu quá dễ khiến học sinh nhàm chán không hứng thú trong học tập.
	1.2 Giáo viên còn thiếu sự quan tâm, theo dõi, kèm kẹp lớp dạy đặc biệt là bộ môn mình phụ trách.
	Một số giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa quan tâm chu đáo đến bộ môn mình dạy làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Giáo viên chưa có phương pháp đủ mạnh, đủ hấp dẫn để khuyến khích học sinh học tập tốt.
2. Đối với học sinh 
2.1 Một số học sinh có ý thức học tập chưa cao như:
+ Không học bài, không làm bài tập, hoặc học bài và làm bài tập dưới hình thức qua loa, đối phó.
+ Không chú ý nghe giảng bài.
+ Thụ động trong giờ học, không phát biểu xây dựng bài.
+ Không làm thí nghiệm cùng các bạn.
+ Không tham gia vào hoạt động chung của cả lớp cũng như riêng cho từng nhóm học sinh.
+ Học sinh chưa yêu thích môn học do quá mới mẽ và phải hoạt động nhiều trong quá trình học.
+ Chưa chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.
2.2 Sự quan tâm, đầu tư của các bậc phụ huynh đối với việc học của các con em còn thấp so với nhu cầu chung của xã hội. 
Một số bộ phận học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vừa học tập, vừa làm thuê phụ giúp gia đình.
3. Đối với dụng cụ thí nghiệm 
Một vấn đề quan trọng trong phương pháp giảng dạy vật lí 6 đó là bộ dụng cụ thí nghiệm vật lí. Trường THCS PHÚ HỮU còn rất thiếu thốn về cơ sở vật chất nên một số bài được dạy chay mà không có thí nghiệm trong quá trình giảng dạy. 
Thiếu phòng bộ môn, trang thiết bị dạy và học vật lí 6.
Dụng cụ thí nghiệm vật lí 6 và dụng cụ hỗ trợ của thí nghiệm còn thiếu nhiều.
Một số dụng cụ thí nghiệm có độ chính xác chưa cao.
Một số dụng cụ chỉ sử dụng được một hai lần (dễ vỡ, bị hỏng).
4. Đối với bài tập vật lí 
Đối với học sinh lớp 6, việc giải các bài tập vật lí là rất quan trọng nhưng việc giải bài tập của học sinh còn rất hạn chế:
+ Không có tiết bài tập ở trên lớp cho học sinh hoạt động giải mà chủ yếu là tự giải ở nhà.
+ Bài mới khá dài nên giáo viên chưa chủ động được thời gian trong giờ dạy để dành thời gian nhiều cho giải bài tập.
+ Một số bài tập có dạng quá khó nên làm cho học sinh gặp khó khăn trong quá trình giải, dẫn đến chưa kích thích được các em tự tìm hiểu và giải chúng.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS PHÚ HỮU 
1. Đối với giáo viên 
1.1 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS PHÚ HỮU phải quán triệt những tư tưởng và thực hiện như sau:
+ Phải nắm vững vai trò của giáo viên bộ môn vật lí 6 và học sinh lớp 6 trong đổi mới phương pháp dạy học.
+ Dạy học vật lí 6 là hoạt động tổ chức, thiết kế, điều khiển quá trình hoạt động của học sinh theo những mục tiêu cụ thể đã được định sẵn 
+ Việc thiết kế, tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh phải thể hiện được đặt trưng nghiên cứu khoa học của bộ môn vật lí (mô phỏng theo hoạt động tìm tòi nghiên cứu của các nhà nghiên cứu vật lí).
+ Phải đảm bảo cho học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn để tự tìm ra tri thức cần thiết.
+ Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng tri thức của mình để giải quyết một số vấn đề liên quan tới vật lí trong đời sống sản xuất.
+ Các hoạt động trên lớp chủ yếu như: Làm thí nghiệm, giải thích tranh vẽ, mô hình, mẫu vật là do học sinh làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Bảo đảm cho học sinh làm đầy đủ các thí nghiệm trên lớp và có đối chứng cho từng trường hợp cụ thể.
+ Các kiến thức kĩ năng học sinh có được không phải chỉ do giáo viên truyền đạt mà phần lớn do các em tự tìm tòi, khám phá, phát hiện.
+ Xác định đúng mục tiêu của bài học, mục tiêu của từng phần cụ thể. Trong phần mục tiêu nêu rõ sau khi học phần đó, bài đó học sinh sẽ thu thập được gì ? (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Trả lời các câu hỏi: 
Biết làm gì ? Nhận biết được cái gì? Xác định được cái gì ?
+ Thiết kế các hoạt động của học sinh và của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra theo thứ tự nhất định.
Giáo viên là người tổ chức, thiết kế, điều khiển, hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức mới dựa trên sự hoạt động của chính bản thân học sinh. 
+ Thiết kế hoạt động của học sinh theo mục tiêu của bài học.
+ Nêu vấn đề cần tìm hiểu.
+ Hướng dẫn học sinh hoạt động.
+ Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của học sinh, giúp học sinh tìm tòi khám phá kiến thức thông qua các hoạt động, chính xác hóa các kết luận mà học sinh tìm tòi được.
 	+ Cung cấp thêm hoặc mở rộng thông tin cho học sinh dưới sự điều khiển của giáo viên.
+ Nêu vấn đề, ra mệnh lệnh thực hiện.
 	+ Hướng dẫn học sinh thực hiện khi cần.
+ Gợi ý cho học sinh khi gặp khó khăn.
+ Điều khiển thảo luận nhóm, toàn lớp.
+ Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu, góp ý kiến.
 - Giáo viên nhận xét đúng, sai và bổ sung cho hoàn chỉnh.
 - Cho học sinh làm bài tập vận dụng, mỡ rộng.
 - Giúp học sinh hoàn thành kết luận của toàn bài.
 - Thông báo thêm và mở rộng tri thức vật lí mới.
 - Ở nhà giáo viên:
+ Có kế hoạch soạn giảng cụ thể, chi tiết, cho từng bài.
+ Lựa chọn phương pháp thích hợp.
+ Sử dụng thiết bị dạy học thích hợp cho bài giảng.
+ Tìm kiếm thông tin để khắc sâu, mỡ rộng cho bài giảng.
+ Việc đánh giá chất lượng học tập vật lí thể hiện ở mục tiêu của bài (biết, hiểu, vận dụng) phải chú ý nhiều đến kĩ năng vận dụng tri thức để giải quyết một cách chủ động sáng tạo các vấn đề liên quan trong thực tế cuộc sống.
- Khi trình bày kiến thức mới cho học sinh, giáo viên sẽ dùng các phương pháp như: Kể chuyện, giảng giải, diễn giảng, đàm thoại. Khí đó giáo viên sẽ vận dụng đến những tài liệu mà học sinh thu được khi làm công việc sơ bộ.
- Nhằm mục đích hình thành ở học sinh những kĩ năng, kĩ xảo giáo viên vận dụng các bài luyện tập để rèn luyện những thao tác trí tuệ và thực hành nhất định. Đối với công tác thực hành của học sinh nhằm áp dụng các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thì sử dụng việc giải và soạn các bài tập, làm việc trong phòng thí nghiệm và cả những công tác thực hành nhằm hoàn thành nhiệm vụ lao động, sáng tạo.
- Việc vận dụng có kết quả các phương pháp dạy học cũng giống như toàn bộ quá trình dạy học vừa thuộc về sự hoạt động của giáo viên, vừa thuộc về hoạt động của học sinh, cũng phụ thuộc vào việc khắc phục những mâu thuẩn vốn có giữa thái độ chủ quan và thái độ khách quan đối với phương pháp đó.
- Sự chú ý của học sinh sẽ được tập trung vào bài học nếu nhiệm vụ học tập phản ánh được khát vọng học tập của các em. Trước mặt họ đặt ra một mục tiêu rõ ràng và họ muốn thực hiện mục tiêu đó một cách có hiệu quả. Một điều kiện cực kì quan trọng để tập trung chú ý của học sinh là họ phải phát biểu những yêu cầu phải thỏa mãn đối với việc đang làm và thường xuyên tự giám sát việc tuân thủ các yêu cầu đó. 
- Sự tập trung chú ý cùng với việc tự đánh giá k

File đính kèm:

  • docSKKN Cuc hay.doc
Giáo án liên quan