Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

 Phân môn Luyện từ và câu trong trường tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng, nó cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và kĩ năng dùng từ đặt câu, giúp cho học sinh mở rộng hệ thống hóa vốn từ, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về từ và câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5, ngay từ đầu năm học các em đã được học một số từ mới như: từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Đây là một mảng kiến thức vô cùng phong phú và hấp dẫn. Học xong mảng kiến thức này sẽ cung cấp cho các em một vốn từ khá tốt, giúp các em không còn lúng túng khi đặt câu, khi nói hay khi viết văn. Nhưng trong thực tế dạy học về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm cho học sinh là một vấn đề rất khó bởi đây là những nội dung kiến thức khá trừu tượng với học sinh tiểu học. Các em có thể nhầm lẫn giữa các từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm và rất khó nhận biết ra từng loại. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm”

 

doc40 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đạp cho quay bánh. Đó là nghĩa duy nhất thông dụng của từ “xe đạp” vậy có thể nói từ “xe đạp” là từ chỉ có một nghĩa.
Từ nào là tên gọi của nhiều sự vât, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
VD: Từ “ đi” có các nghĩa sau đây:
           + đi bộ: Dùng đôi chân di chuyển trên mặt đất từ nơi này đến nơi khác.
           + đi chơi: Di chuyển đến một địa điểm nào đó để giải trí
           + đi xe đạp: Dùng xe đạp để di chuyển đến một địa điểm
           + đi làm: Đến cơ quan, địa điểm nào đó để làm việc
           + đi máy bay: Dùng máy bay để di chuyển đến một địa điểm nào đó.
 + đi dép: Xỏ dép vào chân để đi
 + đi tất: đeo tất vào chân để ấm
      => Như vậy từ “đi” là một từ nhiều nghĩa.
Chương trình phân môn luyện từ và câu không đề cập tới nghĩa đen và nghĩa bóng của từ nhiều nghĩa mà đề cập tới nghĩa chuyển và nghĩa gốc. Nghĩa đen chính là nghĩa gốc của từ còn được gọi là nghĩa trực tiếp, là nghĩa đầu tiên của từ, là cơ sở để tạo ra các nghĩa khác. Trong từ điển, nghĩa đen được nói tới đầu tiên. Nghĩa bóng cũng chính là nghĩa chuyển, là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa đen (hoặc nghĩa chuyển này được hình thành từ nghĩa chuyển khác), có mối liên hệ mật thiết với nghĩa đen. Nghĩa bóng (nghĩa chuyển) là sản phẩm của hoạt động chuyển nghĩa của từ theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, ... Trong từ điển, nghĩa bóng được nói đến sau nghĩa đen. Nghĩa bóng (nghĩa chuyển) cũng mang tính cố định, ổn định, bền vững, tính xã hội và tính dân tộc như nghĩa đen.
4.2. Biện pháp 2: Tổ chức tốt các phương pháp dạy học về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
4.2.1. Phương pháp dạy bài khái niệm
* Khi dạy các bài từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm, giáo viên nên các hình thức tổ chức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp học sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước tiếp theo GV tổng hợp và chốt kiến thức như nội dung phần ghi nhớ. Đến đây GV có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các em nắm sâu và chắc phần ghi nhớ. Chuyển sang phần luyện tập, giáo viên tiếp tục tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện tập. Sau mỗi bài tập giáo viên lại cũng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đến nội dung bài học, liên hệ thực tế và liên hệ tới các kiến thức đã học của phân môn luyện từ và câu nói riêng và tất cả các môn học nói chung.
Tóm lại khi dạy khái niệm về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện theo quy trình các bước sau:
- Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa và nêu định nghĩa.
- Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới.
Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ và câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như:
- Các phương pháp dạy học:
+ Phương pháp hỏi đáp.
+ Phương pháp giảng giải.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp thực hành
- Các hình thức dạy học: 
 + Hình thức học cá nhân.
        + Thảo luận nhóm.
    + Tổ chức trò chơi
Giáo viên cũng cần cho học sinh hiểu: với cùng một hình thức ngữ âm vừa có thể có hiện tượng đồng âm, vừa có thể có hiện tượng nhiều nghĩa: “đá” trong “hòn đá”, “nước đá”, “tính khí rất đá” đồng âm với “đá” trong “đá bóng”, “rế đá nhau”, đồng thời cả hai từ “đá” này đều là những từ nhiều nghĩa.         
Ngoài ra giáo viên có thể vận dụng cách liên tưởng, liên hệ trong từng bài tập cụ thể.
     	VD: Bài tập 2 - Tiếng Việt 5 - trang 67: yêu cầu học sinh tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
Giáo viên gợi ý bằng cách đưa ra một số câu hỏi gợi ý có nội dung liên tưởng như: lưỡi của những đồ vật gì có tính sắc, sáng (học sinh dễ tìm được lưỡi dao, lưỡi kiếm, lưỡi gươm, lưỡi lê, lưỡi lam, lưỡi hái,...). Các từ còn lại giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, trình bày bằng trò chơi ai nhanh hơn.
4.2.2. Phương pháp dạy bài luyện tập
* Đối với các tiết dạy luyện tập về đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên chủ yếu thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức, xác định đúng nghĩa để nhận diện, phân biệt, và sử dụng từ ngữ cho phù hợp...
* Muốn dạy tốt các bài luyện tập về từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, trước hết mỗi giáo viên phải dạy tốt, dạy kỹ các bài lý thuyết để giúp học sinh nắm chắc về khái niệm từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Qua đó, học sinh mới có thể vận dụng vào để nhận biết và phân biệt các từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
+ Bước 1: Củng cố về khái niệm từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. 
+ Bước 2: Xác định nghĩa của mỗi từ ngữ trong từng văn cảnh.
+ Bước 3: Xác định từ loại của các từ ngữ để làm cơ sở phân biệt.
+ Bước 4: Kết luận về phân biệt các từ xem chúng là từ đồng nghĩa, từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
4.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm dựa vào bản chất của mỗi loại từ.
Trong khi làm các bài tập tổng hợp học sinh thường nhầm lẫn giữa từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Có thể là các em đã nắm chắc được khái niệm của các từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm nhưng vì các em chưa hiểu được nghĩa của các từ nên việc xác định còn khó khăn. Để giúp học sinh phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chỉ dựa vào định nghĩa là chưa đủ. Đứng trước thực tế đó nên tôi đã mở rộng thêm cho học sinh một số kiến thức sau: 
4.3.1.Từ đồng nghĩa
* Bản chất của từ đồng nghĩa là những từ đồng nhất với nhau về nghĩa nhưng có tính mức độ.
Tính mức độ này là do các từ ngoài sự đồng nhất thì có sự khác biệt nhất định về sắc thái nghĩa.
	Ví dụ: 
- Cùng chỉ màu xanh: xanh xanh, xanh ngát, xanh ngắt, xanh biếc.. 
 - Cùng chỉ hành động mang một đồ vật: mang, khiêng, vác
	Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác, đó là chỉ ra sự giống nhau và khác nhau. Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái .
	Ví dụ : Quả, trái
	Giống nhau: Sản phẩm của cây trong một thời kì sinh trưởng nhất định. (quả mít/trái mít)
	Khác nhau: Quả gợi tính hình khối, tròn, treo lủng lẳng, trái toát ra sắc thái tình cảm, trân trọng, nâng niu, yêu thương,...(quả tim/ trái tim; quả trứng/trái trứng).
	Ví dụ: Cho, biếu, tặng: Cho có sắc thái trung hòa, Biếu có sắc thái kính trọng, tặng có sắc thái thân mật.
	* Do có sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách dùng các từ đồng nghĩa khác nhau. Hay nói cách khác, các từ đồng nghĩa không phải bao giờ cũng thay thế cho nhau được, chúng đồng nghĩa với nhau vì chúng vừa giống nhau vừa khác nhau.
	Ví dụ: Hoài sơn / củ mài ; trần bì / vỏ quýt: Các từ Hán Việt dùng trong khoa học, các từ thuần Việt dùng trong đời sống.
	* Hiện tượng đồng nghĩa không tách rời hiện tượng đa nghĩa, đó là nguyên nhân của tính mức độ. Các từ đồng nghĩa với nhau không phải đồng nghĩa về toàn bộ dung lượng nghĩa của nó mà chỉ đồng nghĩa ở một một nghĩa nào đó mà thôi.
	Ví dụ : Trông có ba nghĩa : - Hướng mắt quan sát
	 - Giữ, chăm sóc 
	 - Nương vào, nhờ vào 
	 Dựa có ba nghĩa : - Theo, căn cứ theo 
	 - Tựa vào, nhờ vào 
	 - Nương vào, nhờ vào 
	Trông và dựa đồng nghĩa với nhau ở nghĩa thứ ba
	* Một từ nếu là từ đa nghĩa, với các nghĩa gốc khác của nó, nó có thể đồng nghĩa với nhiều từ khác nhau.
	Ví dụ : Ăn	- Thắng (Đội tớ ăn rồi, đội cậu thua )
	- Hợp (ăn cánh, ăn ảnh, ăn hình )
	- Hưởng, nhận ( tàu ăn than)
	- Hao, tốn ( xe ăn xăng)
	* Từ đồng nghĩa x¶y ra ở nhiều cấp độ:
	- Hình vị với hình vị: xanh- thanh- lam- bích- lục 
	 Đánh - chiến- kích- đấu
	- Từ với từ : Thiên- trời ; sơn - núi; thủy- nước, ..
	- Từ Hán Việt với từ thuần Việt: Huynh đệ-Anh em; phụ nữ- đàn bà, đất nước - giang sơn, mặt trời- vầng thái dương
	- Từ thuần Việt với từ Thuần Việt : ăn-xơi ; chết- mất; 
	* Đồng nghĩa do cấu tạo từ, đồng nghĩa sẵn có giữa các yếu tố thuần Việt 
	Ví dụ : Từ các từ nhanh, mau, chóng có thể cấu tạo ra hàng loạt từ: 
	Nhanh: nhanh chóng, nhanh nhanh, nhanh nhẹn, nhanh nhạy 
	Mau: mau chóng, mau lẹ 
	Chóng: chóng vánh, nhanh chóng...
	* Đồng nghĩa do vay mượn: Đó là hiện tượng đã có từ A vay mượn B và cả hai cùng chØ X.
	- Đồng nghĩa giữa từ với từ: bằng hữu- bạn bè 
	- Đồng nghĩa giữa các từ vay mượn với nhau
	 điện thoại / telephon	
	 cân / ki-lô-gam	
	 (Hán) / (Pháp)
	* Từ đồng nghĩa do từ toàn dân và từ địa phương.
	Ví dụ: bắp/ ngô/; bát/chén; heo/lợn; na/mãng cầu; thơm/dứa
	* Từ đồng nghĩa do sự ph¸t triển của từ đa nghĩa.
 Ví dụ: Trông: (1): nhìn
	 (2): chăm sóc
	 (3): căn cứ theo 
4.3.2. Từ nhiều nghĩa 
* Cơ cấu của từ đa nghĩa 
Các từ lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa, trải quan thời gian có thêm nhiều nghĩa mới (nghĩa phái sinh, nghĩa bóng) được tạo ra từ nghĩa c¬ së (nghĩa gốc, nghĩa đen) đó, trên cơ sở những biểu tượng nhất định.
Biểu tượng làm hình ảnh về hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất của sự vật được phản ánh trong ngôn ngữ trong nghĩa gốc của từ dưới dạng các nét nghĩa trở thành cơ sở để tự phát triển thêm nghĩa mới. Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vËt ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa2), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó.
	Ví dụ: Chín: 
	(1) Chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
	(2) Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín).
	(3) Sự thay đổi màu sắc nước da .(ngượng chín cả mặt )
	(4) Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm.(cam chín).
 	Như vậy muốn ph

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_p.doc
Giáo án liên quan