Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non

 I. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI:

- Thời gian nghiên cứu đề tài:

 Tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non” Thông qua hội đồng nhà trường xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung đề tài

+ Thực hiện nội dung đề tài (tháng 3/2009)

+ Tổng kết kết quả thực hiện, các biện pháp của đề tài (tháng 4/2009)

+ Đề tài hoàn thành và áp dụng vào năm học 2010 – 2011.

- Thực trạng, tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.

+ Đối với Giáo Dục mầm non xã Hua Bum – Mường Tè trong những năm gần đây đang trên đà phát triển được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, được phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Mường Tè quan tâm về nhiều mặt hoạt động nên đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhận thức của nhân dân còn hạn chế không đồng đều cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên tỉ lệ trẻ ăn bán trú chưa cao, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non trên địa bàn xã.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viên:
+ Trung cấp: 09
+ Đại học: 05
+ Chưa qua đào tạo: 01
 Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao.
- Cơ sở vật chất, trang thiệt bị phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ hàng năm đều được bổ sung, xây dựng sửa chữa và nâng cấp.
- Nguồn nước sạch được bổ sung ở tất cả các điểm bản trong trường Mầm non
- Hệ thống bếp: Có một bếp trên 4 điểm bản trong trường 
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm mỗi năm từ 2 đến 2,5%
- Nhận thức của các ban ngành, các bậc phụ huynh có chuyển biến rõ rệt, phụ huynh ngày càng có nhu cầu cho trẻ đến lớp bán trú mức đóng góp tăng
- Công tác tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh thường xuyên đúng thời điểm theo định kỳ
- Việc thực hiện chuyên đề dinh dưỡng ở trong trường Mầm non được cán bộ và giáo viên trú trọng. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, không có tình trạng ngộ độc thức ăn trong nhà trường Mầm non
- Đội ngũ cô giáo viên nuôi có lòng yêu trẻ, nhiệt tình, thường xuyên thay đổi thực đơn phù hợp theo mùa để trẻ ăn ngon miệng và hết xuất
- Nhà trường thường xuyên tham gia vào tổ chức tuyên truyền về nguồn nước sạch, dự án về phát triển dinh dưỡng cho trẻ. Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức đến các bậc phụ huynh nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và vệ sinh môi trường.
Cụ thể các kết quả đạt được trong phạm vi 2 năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011 như sau:
* Về cơ sở vật chất, mua ăn trang thiết bị cho chuyên đề dinh dưỡng quy ra tiền (ĐVT: Đồng).
Năm học
Tổng kinh phí
Trong đó
Nhà nước
Địa phương
Nhân dân và nguồn khác
2009 - 2010
1.571.000
1.060.000
301.000
210.000
2010 - 2011
1.021.000
270.000
450.000
301.000
* Về việc xây dựng công trình vệ sinh tự hoại 
Có 1 nhà vệ sinh tự hoại
* Tình hình tổ chức ăn tại trường Mầm non
Năm học
Số lượng
Mức đóng góp (đồng/ngày)
Trẻ đến lớp mẫu giáo
Số trẻ ăn tại lớp
Trung bình
Thấp nhất
2009 - 2010
102
60
2.300
2.000
2010 - 2011
112
62
2.300
2.000
* Tình hình sức khỏe
Năm học
Mẫu giáo
Tổng số trẻ
Trẻ phát triển bình thường
Trẻ suy dinh dưỡng vừa và nặng
Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%)
2009 - 2010
102
95
7
6,9
2010 - 2011
112
109
0
2,7
2. Một số tồn tại trong việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn xã
- Vì địa bàn phức tạp là vùng biên giới các bản nằm rải rác nên việc ăn bán trú chưa được tập trung nhà trường tổ chức ăn ở tại một điểm bản trung tâm xã
- Cơ sở vật chất tuy được bổ sung nhưng còn thiếu so với yêu cầu phòng học chật chội, số phòng học tạm vẫn còn, trang thiết bị chưa nhiều, chưa phong phú điều đó làm ảnh hưởng không ít đến công tác nuôi ăn bán trú và sức khỏe của trẻ
- Hệ thống nguồn nước sạch chưa có (còn xin đơn vị bạn) chưa có bếp một chiều, công trình vệ sinh tự hoại còn chắp vá chưa khoa học.
- Nhà trường chưa có nhân viên tạp vụ nên việc nấu ăn còn nhiều bất cập mà chủ yếu là giáo viên đã từng đứng lớp phụ giúp nấu ăn cho các cháu nên sự cân đối về các chất dinh dưỡng và khẩu phần ăn của trẻ còn lúng túng.
- Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế, số trẻ ăn ngủ tại lớp so với yêu cầu đặt ra còn thấp, đặc biệt là ở các điểm bản xa trung tâm xã chưa tổ chức ăn bán trú được, nhận thức của nhân dân còn thấp.
- Toàn xã chỉ có một điểm bản (trung tâm) tổ chức ăn bán trú: Tiền ăn bán trú phần ít gia đình hưởng chế độ 112 (con hộ nghèo) bên cạnh đó phần nhiều phụ thuộc vào sự đóng góp của các bậc phụ huynh mà đời sống và thu nhập của nhân dân còn thấp nên việc vận động còn rất khó khăn vì vậy việc cho con em ăn bán trú còn hạn chế. 
- Việc thực hiện các yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non còn chậm, chưa đồng bộ, đa số chưa chú ý việc tổ chức ăn cho trẻ hợp lý về dinh dưỡng và khẩu phần ăn hay số lượng các món ăn trong bữa của trẻ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dinh dưỡng của tre trong từng bữa ăn.
- Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp, ỉa chảy, giun sán, sâu răng.... có giảm so với những năm trước nhưng vẫn còn tỷ lệ cao so với yêu cầu cụ thể như sau:
Tên bệnh
Năm học 2009 - 2010
Năm học 2010 – 2011
Số trẻ
Tỷ lệ (%)
Số trẻ
Tỷ lệ (%)
Tiêu chảy
5/102
4,9
0/112
0
Hô hấp
7/102
6,8
2/112
1,8
Sâu răng
10/102
9,8
5/112
4,4
Giun sán
3/102
2,9
0/112
0
3. Một số vấn đề đặt ra trong việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em:
Xuất phát từ thực trạng đã nêu trên tôi nhận thấy cần có những biện pháp đặt ra trong việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong trường Mầm non trên địa bàn xã, cụ thể là những biện pháp sau: 
* Xây dựng kế hoạch và triển khai việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ Mầm non đến 100% các điểm bản trong trường. 
* Chỉ đạo việc tuyên truyền kiến thức chăm sóc trẻ em theo khoa học cho các bậc cha mẹ và tuyên truyền nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
* Chỉ đạo cụ thể việc thực hiện ở các điểm bản lẻ trong đơn vị nhà trường
* Huy động các nguồn lực trong xã hội, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục hay xây dựng mô hình VAC nếu có điều kiện.
* Tổ chức đánh giá chấm điểm rút kinh nghiệm và tổng kết hàng quý trong năm
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA VIỆC
CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
 Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non tôi đã áp dụng một số biện pháp và đã thu được những kết quả tốt, cụ thể như sau:
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai việc phòng chống suy dinh dưỡng:
- Căn cứ vào chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng bộ GD-ĐT
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD-ĐT
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD-DT
- Căn cứ vào các NQ của huyện ủy, HĐND huyện 
- Căn cứ vào NQ của UBND –HĐND xã.
Sau khi khảo sát tình hình thực tế trong nhà trường tôi đã lập kế hoạch chỉ đạo việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em theo từng quý, từng tháng trong năm học, cụ thể các nhiệm vụ cần làm như sau:
* Giao chỉ tiêu đến từng điểm bản, từng lớp trong trường cụ thể là:
- 100% các cháu ở trung tâm xã được ăn bán trú tại nhà trường 
- Riêng đối với điểm bản trung tâm nên có mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
- Hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với năm học trước là 4,2%
- 100% các cháu trong trường Mầm non được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ, mỗi tháng cân đo một lần, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ít nhất là 3 lần/ năm.
- Tổ chức ăn lên thực đơn theo mùa, theo độ tuổi, đánh giá khẩu phần ăn cân đối các chất trong bữa ăn (đối với điểm bản trung tâm xã)
- Đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ không để xảy ra dịch bệnh. 
- Các cháu trong độ tuổi 4-5 và 5-6 tuổi được đánh răng đúng yêu cầu.
- Các lớp cần vệ sinh cá nhân như: Đầu tóc, quần áo, chân tay sạch sẽ gọn gàng.... Vệ sinh trường lớp sạch sẽ đảm bảo không khí cho trẻ học tập và vui chơi.
- Sau khi lên kế hoạch, giao chỉ tiêu cho các lớp xin ý kiến của ban giám hiệu, được sự đồng nhất của ban giám hiệu nhà trường tôi từng bước tìm ra những phương án tối ưu nhất trong việc chỉ đạo và thực hiện việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non. 
+ Chỉ đạo mô hình phòng chống suy dinh dưỡng.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng, từng quý, từng học kỳ trong năm học
 2. Chỉ đạo việc tuyên truyền kiến thức chăm sóc trẻ.
* Đối với các bậc cha mẹ
- Tuyên truyền cho họ hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ lứa tuổi Mầm non.
- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường:
+ Hàng tháng cho cha mẹ xem biểu đồ phát triển của con mình, yêu cầu cần đạt của lứa tuổi cân nặng và chiều cao để phụ huynh đối chiếu xem con họ có đảm bảo sức khỏe không.
+ Giáo viên phụ trách lớp và phụ huynh luôn có thông tin kịp thời về tình trạng sức khỏe của trẻ. Ví dụ: Như hôm nay cháu ăn ít cơm ngủ chưa ngoan hoặc hôm nay cháu ăn ngon miệng và hết xuất vào thời điểm đón hoặc trả trẻ 
- Nhà trường và giáo viên sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền như họp phụ huynh, tọa đàm, làm góc tuyên truyền ở các nhóm lớp các điểm bản hoặc phát thanh tuyên truyền miệng.
* Đối với các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể và cộng đồng
- Truyền thanh về nội dung phòng chống suy dinh dưỡng.
- Tổ chức các hội thi: “cô nuôi giỏi”,“chế biến món ăn”, “khéo tay hay làm” có sự góp mặt của các ban ngành đoàn thể đến dự để tăng sức mạnh tổng hợp cho ngành học.
- Tổ chức tốt việc chế biến món ăn lên thực đơn ăn theo mùa và xây dựng khẩu phần ăn hợp lý.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn thông tin kịp thời đến lãnh đạo xã, phòng GD-ĐT, các ban ngành đoàn thể, kêu gọi nguồn kinh phí bổ sung cơ sở vật chất thiết bị vệ sinh cho trường Mầm non.
3. Chỉ đạo việc thực hiện ở trường Mầm non
* Xây dựng bổ sung cơ sở vật chất: 
- Muốn làm tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, trước tiên ở trường Màm non cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất các điều kiện thiết yếu để thực hiện. Từ qua điểm trên, tôi đã chỉ đạo các điểm bản trong trường ngay từ đầu năm học cần bổ sung những đồ dùng phục vụ, đồ dùng phục vụ vệ sinh của cô và trẻ như ca, cốc, các loại giàn giá để phơi khen mặt trường lớp sạch sẽ trẻ gọn gàng riêng ở điểm bản trung tâm xã thì trẻ có đầy đủ chăn gối và nhà bếp đảm bảo vệ sinh.
- Để bổ sung các trang thiết bị trên, ngoài kinh phí của nhà trường cùng với kinh phí cha mẹ học sinh đóng góp hàng năm. Ban giám hiệu tham mưu với chính quyền xã, kết hợp với các ban ngành đoàn thể các cơ sở ở cụm bản để tạo kinh phí xây dựng công trình vệ sinh tự hoại, bếp một chiều, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trong trường Mầm non.
* Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhân viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các tiết dạy và các hoạt động hàng ngày của trẻ:
- Hàng năm vào dịp hè phòng GD đã tổ chức các lớp tập huấn đội ngũ giáo viên nhân viên trong toàn huyện theo các nội dung:
+ Vệ sinh chăm sóc sức khỏe theo mùa
+ Cách phòng và xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ
+ Cách làm biểu đồ, đánh giá sự phát triển của trẻ trong từng độ tuổi
 + Phòng, chống ngộ độc và vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Lên thực đơn và đánh giá khẩu phần ăn
+ Dinh dưỡng và dinh dưỡng hợp lý
+ Các biện 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_phong_chong_s.doc