Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp học sinh tiểu học
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động NGLL. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục NGLL bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt động vệ sinh môi trường, lao động công ích và các hoạt động khác. Hai hoạt động này gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình giáo dục. Hoạt động này góp phần bổ sung cho hoạt động kia. Song trong thực tế, một số nhà trường, giáo viên và CMHS còn có những quan niệm chưa đúng về hoạt động giáo dục NGLL. Chỉ quan tâm tập trung vào dạy học trên lớp. Chưa chú ý đến hoạt động NGLL, ít đầu tư CSVC cho hoạt động này, hình thức không phong phú, giáo viên và HS tham gia không tích cực nên chất lượng và hiệu quả hoạt động NGLL còn nhiều hạn chế.
Với vai trò của người Hiệu trưởng, tôi xác định ngoài việc thúc đẩy nâng cao chất lượng văn hóa thì việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động NGLL là hết sức quan trọng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ từng năm học. Qua nhiều năm thử nghiệm tôi đã chọn viết sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học ”
họach hoạt động - Sơ kết học kỳ I. - Tổ chức lể hội mừng xuân, giao lưu An toàn giao thông. - Olimpic toán tuổi thơ, tiếng anh cấp thị xã. - TPT -GV thể dục - GVCN - BGH- CM -TPT ,GVCN - BGH- TPT -BGH- CM-GVCN-TPT -BGH - TPT THÁNG 3 Chủ đề: Tiến bước lên đoàn - Các lớp thảo luận kế hoạch chuẩn bị 26/ 3 - Bàn, thống nhất các nội dung, tiêu chí thi đua, khen thưởng đợt 26/3. - Thi kể chuyện theo sách. - Vệ sinh, tặng hoa, thắp hương làm công tác báo công ở nghĩa trang liệt sỹ xã. - Thi trò chơi dân gian. -GVCN - BGH -GVCN -BGH - CM/ĐĐ - TPT – GVCN HS K4,5 -HS toàn trường THÁNG 4 Chủ đề: Hòa bình và hữu nghị - Hướng dẫn các câu lạc bộ tổ chức theo chủ đề ca ngợi vẻ đẹp quờ hương đất nước và mừng ngày chiến thắng 30/4. - Thi tìm hiểu “Mừng thành lập Đội” - Tặng hoa điểm tốt. - Thành lập đội trống lớp 3. - Olimpic toán, Tiếng anh cấp tỉnh, cấp QG - GVCN - TPT - TPT, chi đoàn - CM - TPT - TPT - BGH - CM THÁNG 5 Chủ đề: Bác Hồ kính yêu; Tự hào truyền thống đội ta. Kiểm tra việc học ở nhà của học sinh Các lớp tự chọn nội dung sinh hoạt theo chủ đề " Bác Hồ kính yêu" Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 15/5 và 19/5. thi chuyên hiệu - Đại hội cháu ngoan bác Hồ - Làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đội về địa phương. Tổng kết năm học - BGH - GVCN,Tổ T - TPT - GVCN -TPT - TPT- GVCN - BTCĐ-TPT -BGH-TPT-GVCN 4.3. Biện pháp 3: Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường Các lực lượng trong nhà trường: GVCN, tổng phụ trách Đội, ban chấp hành Đoàn thanh niên và các giáo viên bộ môn cũng cần biết kế hoạch để phối hợp quản lý giáo dục như: Giáo viên Âm nhạc, giáo viên Mĩ thuật, giáo viên thể dục, giáo viên Tiếng Anh,... Các lực lượng ngoài nhà trường: Hội cha mẹ HS, các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, các ban ngành đoàn thể, văn hóa y tế.... Đặc biệt hội CMHS nhà trường, trung tâm là Ban đại diện CMHS là lực lượng quan trọng và gần gũi nhà trường nhất. Đây là nhân tố quan trọng, nếu biết phát huy sẽ là cầu nối giữa nhà trường với cộng đồng và góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển nhà trường trong cơ chế xã hội hóa giáo dục “ Nhà nước và nhân dân cùng làm" như hiện nay. CMHS, BĐD CMHS là lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường, một đối tác trong hoạt động NGLL của nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Vì vậy để làm tốt công tác huy động, phối hợp với hội CMHS trong hoạt động NGLL của nhà trường bản thân tôi đã thực hiện các giải pháp sau: Xác định con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành hay bại trong công việc nên việc xây dựng BĐD CMHS đầu năm học là vô cùng quan trọng. Muốn có được BĐD CMHS có chất lượng, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của nhà trường trong năm học thì việc lựa chọn Ban đại diện CMHS là bước đầu tiên. Trước khi tổ chức hội nghị CMHS mỗi lớp đầu năm học tôi đã định hướng chỉ đạo cho GVCN lớp dự kiến trước những phụ huynh có đủ uy tín và năng lực sẽ bầu vào BĐD CMHS của lớp. Trưởng BĐD CMHS là người có vai trò nòng cốt trong việc điều hành hoạt động của hội CMHS năm học đó thành công hay không. Vì vậy Ban đại diện CMHS trường, Trưởng ban, phó ban phải là những người có uy tín, năng lực và trách nhiệm nhất trong số những đại diện CMHS các lớp. Tổ chức họp BĐD CMHS đầu năm với nội dung được chuẩn bị trước bao gồm việc báo cáo tóm tắt những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, phương hướng nhiệm vụ năm học này. Đề xuất những phương hướng công tác cụ thể đối với hội CMHS trong năm học, đặc biệt là việc phối hợp tham gia các hoạt động ngoại khóa. Cụ thể hóa nhiệm vụ từng thời kỳ. Sau khi có sự nhất trí, đồng thuận cùng với BĐD CMHS, nhà trường lập tờ trình báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương để xin ý kiến chỉ đạo và cơ chế thực hiện. Được cấp ủy, chính quyền địa phương đồng ý. Nhà trường tiếp tục báo cáo phòng giáo dục và được sự phê duyệt của Phòng Giáo dục và đào tạo, nhà trường phối hợp thực hiện cùng BĐD CMHS. Quá trình thực hiện đảm bảo dân chủ, tạo môi trường công khai, thực nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để mối quan hệ giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng thực sự tin cậy lẫn nhau, vì sự phát triển chung của nhà trường. Kêu gọi huy động sự tham gia của CMHS phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của nhân dân. Năm học 2015 – 2016, nhà trường đã làm việc với hội Cựu chiến binh xã cử đại biểu về nói chuyện truyền thống về chủ đề Anh bộ đội nhân ngày 22/12. Năm học 2016 – 2017, nhà trường đã nhờ đại biểu đơn vị kết nghĩa Xưởng X56 về nói chuyện truyền thống về chủ đề Anh bộ đội nhân ngày 22/12. 4.4. Biện pháp 4: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và Ban cán sự lớp Chọn lựa giáo viên, cán bộ nhân viên có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết vào Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp. Phân công phân nhiệm rõ ràng cụ thể cho từng thành viên. Chỉ đạo ban hoạt động NGLL thực hiện đúng vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình. Tham mưu sâu sát và kịp thời cho hiệu trưởng trong quản lí chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ việc tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh các lớp, kiểm tra đánh giá trung thực, đảm bảo sự công bằng và khách quan, kích thích được công tác thi đua trong trường. Sắp xếp phân công công tác cho đội ngũ giáo viên, nhân viên hợp lí, phát huy được năng lực sở trường của các thành viên trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chỉ đạo tốt giáo viên trong việc quán triệt, xây dựng, tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia tốt các hoạt động giáo dục NGLL trong nhà trường. + Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: - Bồi dưỡng về nhận thức: Nâng cao nhận thức của Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hoạt động giáo dục NGLL trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh. Thường xuyên cung cấp cho giáo viên một số cơ sở lí luận cần thiết của hoạt động giáo dục NGLL để họ có thể vận dụng vào thực tiễn xây dựng tốt mục tiêu, kế hoạch hoạt động, chọn lựa tốt hình thức tổ chức, cách thức tiến hành, đảm bảo được chất lượng hiệu quả của từng hoạt động. - Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: Tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng thực hành: xây dựng, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giáo dục NGLL của giáo viên dưới hình thức chuyên đề. Làm tốt phần hướng dẫn thực hiện điểm và tổ chức thực hiện đại trà. Không được bỏ qua khâu kiểm tra đánh giá và đúc rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện của giáo viên. Quá trình bồi dưỡng cần chú ý đi sâu vào việc cung cấp cho giáo viên các kinh nghiệm thực tế về tổ chức, quản lí, thực hiện hoạt động giáo dục học sinh có hiệu quả của các đồng nghiệp, tổ chức triển khai cho giáo viên áp dụng vào thực tiễn công tác của bản thân. + Bồi dưỡng Ban cán sự lớp, Ban chỉ huy Đội: Bồi dưỡng giáo dục để các em có nhận thức đúng về việc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học sinh phải hiểu được tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp chính là quyền lợi và cũng trách nhiệm của mỗi học sinh. Qua các hoạt động ngoại khóa giúp các em phát triển về nhận thức về các kĩ năng cần thiết. Từ đó các em tuyên truyền, vận động phụ huynh, các bạn trong lớp, trong trường tích cực tham gia tốt hoạt động này. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực tổ chức, điều hành, hướng dẫn, quản lí tập thể lớp tổ của đội ngũ cán bộ lớp. Bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể. Rèn tính chủ động, tự giác, tính tập thể, tính sáng tạo trong tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp. 4.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục NGLL 4.5.1. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục NGLL theo chủ điểm Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ điểm trong chỉ đạo, quản lí, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau : + Về nguyên tắc tổ chức: Bám sát vào các văn bản, chỉ đạo của các cấp. Xác định rõ yêu cầu của hoạt động. Chọn lựa các hình thức tổ chức phải phù hợp với nội dung giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn phát triển ở tiểu học (Nhi đồng 1,2,3; Đội viên khối 4,5). Đảm bảo được tích tập thể và phát huy tốt tính tự giác, chủ động của HS. Phải đảm bảo tính kế hoạch và sự cân đối với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. + Về hình thức và phương pháp tổ chức: Chọn lựa hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, hấp dẫn học sinh. Không nên lặp đi, lặp lại quá nhiều lần một hình thức tổ chức, dễ gây tâm lí nhàm chán trong HS. Cải tiến nội dung và hình thức tổ chức các ngày lễ kỷ niệm trong năm. Tránh những bài thuyết giảng quá dài dòng, bắt học sinh phải nghe mà không đọng lại nhiều trong nhận thức của các em, dẫn đến việc các em nói chuyện riêng, gây mất trật tự trong giờ sinh hoạt và không còn hứng thú với hoạt động tiếp theo. Việc chọn lựa hình thức, phương thức tiến hành các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần có sự xem xét đến nhu cầu và đặc điểm tâm lí của từng đối tượng học sinh của mình. + Về nội dung giáo dục: Đối với lứa tuổi tiểu học nội dung giáo dục phải thật cụ thể rõ ràng về các chuẩn mực, các yêu cầu về hành vi đạo đức trẻ. Tránh nói chung chung, nói những câu bóng bẩy, học sinh không hiểu, không đem lại tác dụng giáo dục. Ví dụ: Khi giáo dục học sinh về phẩm chất đạo đức, những hành vi, thái độ ứng xử đúng trong chủ đề “Chăm ngoan lễ phép” trong chủ điểm giáo dục vào tháng 9: “Truyền thống nhà trường”, ta cần cụ thể các phẩm chất đạo đức ấy thành các hành vi, chuẩn mực đúng để học sinh rèn luyện, thể hiện trong hành vi, trong các ứng xử hằng ngày của mình cả trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Cụ thể học sinh cần hiểu và thực hành tốt các yêu cầu sau: + Chăm học là: Đi học đúng giờ; học bài và làm bài đầy đủ; chú ý nghe giảng trên lớp; hăng hái phát biểu xây dựng bài; giữ gìn sách vở sạch sẽ + Có kỉ luật trật tự là: Thực hiện đúng những qui định chung khi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_gia.doc