Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý Lớp 8 - Lâm Sơn

1.Lí do chọn đề tài:

Trong xu thế chung hiện nay việc dạy học địa lí phải theo tinh thần đổi mới ,lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy được tính tích cực ,chủ động sáng tạo của học sinh .

Nhưng trong thực tế hiện nay muốn thực hiện vấn đề trên vẫn gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau như :các em học sinh xem là môn phụ nên học vẹt ,qua loa hay học một cách máy móc ,gập khuôn, không sáng tạo, thiếu sự quan tâm của gia đình, phương tiện dạy học chưa đáp ứng đủ chưa kích thích được hứng thú học tập trong học sinh, . . .từ đó làm cho chất lượng dạy học địa lí chưa đạt hiệu quả cao.

Qua hơn sáu năm đã giảng dạy bản thân tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng học tập môn địa lí cần phải tăng cường việc phát triển tư duy học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức là sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí, thông qua kênh hình học sịnh có thể ôn lại các kiến thức đã học hoặc tự tìm ra kiến thức mới qua kênh hình với sự hướng dẫn của giáo viên.Thông qua kênh hình còn rèn luyện cho các em học sinh một số kỹ năng: phân tích, so sánh, tổng hợp, nhận xét, vẽ biểu đồ, sơ đồ, . . .thông qua các sự vật hiện tượng địa lí. Qua đó học sinh sẽ nắm vững kiến thức, hiểu bài chắc chắn, giảm đi việc ghi nhớ máy móc . . .

2.Phương pháp vận dụng:

Việc sử dụng kênh hình như thế nào để mang lại kết quả cao? Đó là câu hỏi đặt ra cho tất cả giáo viên giảng dạy địa lí cần suy nghĩ và đưa ra các phương pháp thích hợp để giải quyết tốt các nội dung cần truyền đạt có kết quả cao nhất. Tuy nhiên trong từng mục, từng bài, từng chương, . . .đều có nội dung kiến thức khác nhau, do đó yêu cầu đặt ra cho giáo viên là cần phải chọn cho mình những phương pháp thích hợp như phương pháp quan sát, phân tích, so sánh,thảo luận, kích thích tư duy sáng tạo, hệ thống hoá các kiến thức bằng sơ đồ, biểu đồ, . . . .

 Sau đây là một số kinh nghiệm sử dụng kênh hình qua thực tế giảng dạy mà tôi sử dụng mang lại kết quả khá cao, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh trong học tập địa lí ở trường trung học cơ sở.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý Lớp 8 - Lâm Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự thay đổi của các sự vật, hiện tượng địa lí.
#Ví dụ: Khi dạy bài 5 “Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999”
Nhìn vào tháp dân số năm 1989 và năm 1999
+Các em có nhận xét như thế nào về hình dạng của tháp ? (qua 10 năm hình dạng của tháp dân số đã có sự thay đổi: đáy tháp năm 1999 hẹp hơn năm 1989, giữa tháp và đỉnh tháp năm 1999 rộng hơn so với năm 1989)
+Nắm được tỉ lệ của nam khi mới sinh ra lớn hơn nữ, càng về sau nữ lại nhiều hơn nam. Từ đó giáo viên có thể khai thác kiến thức từ học sinh: Vì sao lại có sự thay đổi như vậy? (do nam lao động nặng, làm việc ở những nơi có độ an toàn lao động thấp, sử dụng nhiều chất kích thích hơn nữ . . . dẫn đến tuổi thọ của nam giảm ).
+Qua 10 năm cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi như thế nào ?(nhóm dưới tuổi lao động giảm, nhóm trong và ngoài tuổi lao động tăng)
+Qua hai tháp nhận xét tháp nào có tỉ lệ dân phụ thuộc nhiều hơn ?(tháp năm 1989 có tỉ lệ dân phụ thuộc nhiều hơn) 
*Từ những vấn đề nêu trên các em sẽ biết được tháp dân số của nước ta thuộc tháp dân số gì? (tháp dân số trẻ, tháp dân số trưởng thành hay tháp dân số già).
-Bên cạnh việc khai thác những kiến thức có trong biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, . . .cần có sự phối hợp với việc sử dụng những bảng số liệu, những bảng thống kê trong bài giảng. Bảng số liệu, thống kê được sử dụng khi chúng ta muốn so sánh làm nổi bật một vấn đề nào đó mà chúng ta cần chuyển tải. Mỗi số liệu trong bảng đều mang những ý nghĩa khác nhau, giáo viên hướng học sinh dựa vào bảng số liệu để nói lên nội dung cần chuyển tải đến các em, từ số liệu giáo viên khai thác kiến thức từ học sinh theo yêu cầu của từng bài.Ngoài ra thông qua bảng số liệu còn có thể rèn luyện cho các em học sinh một số kỹ năng như: Xử lí số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét . . . 
#Ví dụ 1: Trong bài tập 2: Dựa vào các kiến thức đã học và các số liệu trong bảng, sắp xếp các quốc gia đây thành 2 nhóm: các nước phát triển và các nước đang phát triển (số liệu năm 1997) (địa lí 7)
Tên nước
Thu nhập bình quân đầu người (USD)
HDI
Tỉ lệ tử vong của trẻ em( 0/00)
Hoa kì
29010
0,827
7
An-giê-ri
4460
0,665
34
Đức
21260
0,906
5
A rập Xê-út
10120
0,740
24
Bra-xin
6480
0,739
37
+Bước 1: Giáo viên cho học sinh nhắc lại căn cứ vào đâu để phân ra các nhóm nước phát triển và các nhóm nước đang phát triển? (các nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 USD, tỉ lệ tử vong trẻ em thấp, HDI từ 0,7 đến gần 1, các nước đang phát triển thì ngược lại)
+Bước 2: Căn cứ vào bảng thống kê vậy những nước nào là đang phát triển? Những nước nào là phát triển? (các nước phát triển là Hoa Kì, Đức; còn lại là các nước đang phát triển).
#Ví dụ 2:Trong bài tập 3 ở địa lí 8: Cho bảng số liệu diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm, hãy
a.Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha)
b.Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó
c.Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
Năm
1943
1993
2001
Diện tích rừng (triệu ha)
14,3
8,6
11,8
+Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lí số liệu.
Năm
1943
1993
2001
Diện tích rừng (%)
43,3%
26,06%
35,75%
+Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ dựa vào bảng số liệu đã xử lí. (biểu đồ hình cột: cột ngang biểu hiện cho năm, cột đứng biểu hiện cho độ che phủ rừng %)
+Bước 3:Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào biểu đồ và bảng số liệu hãy nhận xét về độ che phủ rừng của nước ta qua các năm. (từ năm 1943 đến năm 1993 độ che phủ rừng của nước ta giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của chiến tranh, cháy rừng, nhu cầu của con người như: nhà ở, chất đốt, mở rộng giao thông . . . .)
*Qua bài tập này giúp học sinh biết cách xử lí số liệu dựa vào bảng thống kê, vẽ biểu đồ dựa vào số liệu đã xử lí và nhận xét được xu hướng biến động của tài nguyên rừng ở nước ta qua các năm.
#Ví dụ 3: Dựa vào bảng số liệu dưới đậy (địa lí 9)
Các thành phần kinh tế
Tỉ lệ %
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể 
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể 
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
38,4
8,0
8,3
31,6
13,7
a.Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện các thành phần kinh tế.
b.Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế.
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ (hình tròn)
Bước 2:Hướng dẫn học sinh dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét cơ cấu kinh tế của nước ta ? (nước ta có cơ cấu kinh tế khá đa dạng )
*Thông qua bài tập này giúp học sinh biết cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế, nắm được nước ta có cơ cấu đa dạng và tỉ trọng của các ngành kinh tế này đang có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. 
Từ những vấn đề trên giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhạy bén, giảm việc ghi nhớ máy móc, phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
b.Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ gráp:
Thông qua nội dung bài đã học giúp học sinh có thể hệ thống lại các kiến thức đã học bằng sơ đồ gráp, giảm đi việc ghi nhớ máy móc, từ đó giúp các em khắc sâu và nhớ lâu hơn.
#Ví dụ 1: Khi dạy xong bài đặc điểm đất Việt Nam (địa lí 8), giáo viên yêu cầu học sinh hãy vẽ sơ đồ về đất Việt Nam.
-Phân bố: vùng đồi thấp
-Đặc tính: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
-Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.
Đất Việt Nam
Đất fe-ra-lit
Đất mùn núi cao
Đất phù sa
-Phân bố: núi cao
-Đặc tính: nhiều dinh dưỡng.
-Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên.
-Phân bố: ven sông, ven biển. . .
-Đặc tính: phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn.
-Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên
#Ví dụ 2: khi dạy xong bài giao thông vận tải và bưu chính viễn thông(địa lí 9), giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ về các loại hình giao thông vận tải ở nước ta.
Các loại hình giao thông vận tải
Đường sắt
Đường sông
Đường biển
Đường hàng không
Đường ống
Đường bộ
*Qua đó còn rèn luyện cho các em kỹ năng vẽ sơ đồ và tập làm quen với khái niệm hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ gráp.
c.Sử dụng bản đồ treo tường:
Bản đồ treo tường là dụng cụ trực quan không thể thiếu được trong dạy học địa lí, bản đồ chứa một nguồn tri thức vô cùng phong phú là hình ảnh thu nhỏ các sự vật, hiện tượng ngoài thực tế. Trên đó thể hiện đầy đủ các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, thể hiện các mối quan hệ địa lí không có một công cụ nào thay thế được. Qua bản đồ học sinh phát huy được tri thức và khả năng tư duy. Sử dụng bản đồ để tìm ra nội dung bài học là nét đặc trưng của môn địa lí, nhưng sử dụng bản đồ như thế nào để đạt hiệu quả cao đó mới là một vấn đề quan trọng.
Muốn khai thác triệt để bản đồ treo tường yêu cầu giáo viên phải từ bỏ phương pháp cũ coi bản đồ là công cụ minh họa cho bài học mà cần phải hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích, so sánh để các em tự tìm ra được nội dung cần đạt.
Để khai thác kiến thức có trong bản đồ đạt kết quả tối ưu, tôi xin được trao đổi một số kinh nghiệm đã thực hiện qua nhiều năm giảng dạy thông qua các bước sau đây.
Bước 1: Trước tiên giáo viên giúp học sinh nhận biết các kí hiệu trên bản đồ dựa vào phần chú giải, phương hướng dựa vào các đường kinh-vĩ tuyến.
Bước 2: Khi nhận biết học sinh biết mô tả trên bản đồ như về vị trí địa lí, các đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, sự phân bố dân cư, các đô thị lớn, . . .
Bước 3: Biết nhận xét, giải thích, đánh giá những gì có trong bản đồ, các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên với dân cư-xã hội.
Việc khai thác kiến thức có trong bản đồ cũng tùy theo từng bài cụ thể.
Ví dụ: Dựa vào bản đồ học sinh có thể khai thác được những kiến thức chứa đựng trong bản đồ:
-Về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, sinh vật, tài nguyên, các mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế-xã hội.
+Vị trí địa lí: Dựa vào các đường kinh-vĩ tuyến để xác định, thông qua vị trí đã xác định xong các em sẽ biết được về các đặc điểm tự nhiên, có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
+Địa hình: Phân tích trên bản đồ tự nhiên dựa vào thang màu phân tầng độ cao để nhận biết các dạng địa hình.
+Khí hậu: Dựa vào vị trí địa lí, địa hình, vị trí gần hay xa biển mà hình thành những đặc điểm khí hậu riêng biệt.
+Sông ngòi: Tùy thuộc vào địa hình, đặc điểm của khí hậu để tìm ra đặc điểm của sông ngòi và giá trị kinh tế của chúng.
+Tài nguyên: Dựa vào các kí hiệu trên bản đồ để xác định các nguồn tài nguyên: khoáng sản, đất, sinh vật, . . .từ đó rút ra được nhận định chung (có ít hay nhiều) và rút ra kết luận (giá trị kinh tế).
-Về kinh te á- xã hội:
+Nhận xét được tình hình phân bố dân cư, mật độ dân số,thành phần chủng tộc. . . 
+Tình hình phát triển kinh tế và sự phân bố các các ngành sản xuất.
Để khai thác triệt để những kiến thức có trong bản đồ, giáo viên cần đặt câu hỏi theo từng đối tượng học sinh, trình tự các câ

File đính kèm:

  • docmon dia.doc