Sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc trong trường thcs: dạy phân môn học hát hiệu quả thông qua phát huy tai nghe và ứng dụng phương tiện hổ trợ dạy học

Phân môn học hát nhạc là một phần rất khó thể hiện ở học sinh bởi hạn chế tai nghe, đa số các em ít nghe nhạc nên cảm nhận về giai điệu của các em còn rất nhiều hạn chế, bên cạnh đó các em gặp nhiều khó khăn trong phần ứng dụng nhạc lí cơ bản, vậy người giáo viên cần phải làm gì để học sinh nắm bắt và cảm nhận được để học tốt phâm môn học hát nhạc này.

 Về chủ quan:

 Giáo viên dạy phân môn học hát nhạc cần ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt hơn là sử dụng nhạc cụ chính xác và linh hoạt, qua đó là cơ sở gúp cho các em phát triển tai nghe cho học sinh tốt hơn, để học sinh phát huy năng lực nghe và cảm nhận, đặc thù của môn học này rất cần phát huy năng khiếu và tai nghe chuẩn, nhưng đối tượng học rất ít em có năng khiếu và ý thức nghe nhạc, đây cũng là phần khó khăn nhất định, chính vì thế người giáo viên không thể dạy chay mà rất cần sự sử dụng nhạc cụ để phát triển tai nghe cho học sinh. phải sử dụng nhạc cụ thành thạo và ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy phải hợp có hiệu quả.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8608 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc trong trường thcs: dạy phân môn học hát hiệu quả thông qua phát huy tai nghe và ứng dụng phương tiện hổ trợ dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và tiết tấu, đàn cho học sinh nghe mổi câu ít nhất 3 lần cho học sinh thầm hát theo đàn, Giáo viên không cần phải hát mẩu nhiều, chủ yếu là sử dụng đàn để học sinh phát huy tai nghe là chính, chỉ hát mẫu và hướng dẫn những chổ thực sự cần thiết, hướng dẫn cách nhã chử.. điều chỉnh âm lượng, âm thanh cho phù hợp tránh to quá hay nhỏ quá so với âm lượng của học sinh, khi thể hiện cá nhân hoặc cùng cả nhóm thì phải nghe được giọng hát của mình của bạn và đặc biệt hơn là phải nghe được tiếng đàn trong khi ca hát. 
 Vì vậy khi dạy hát hát nhạc người giáo viên hay gặp khó khăn như học sinh phát âm không đúng với cao độ, không đúng tiết tấu, không đúng trường độ không có nhạc cảm… vậy người giáo viên cần phải khắc phục ngay sau khi học sinh vấp. Không nên tập hết câu hết bài mới sửa sai để học sinh đi quen lối củ rất khó sửa sai. 
Giáo viên sửa sai bằng cách đàn lại giai điệu chổ học sinh vấp cho nghe và thầm hát theo hai đến ba lần sau đó cho thể hiện, tiếp tục quan sát lắng nghe nếu có học sinh trong nhóm hát sai thì tập riêng cho em đó tới lúc ổn. Nhưng cách tập không phải bắt em đó hát một mình mà gọi thêm hai em hát tốt cùng hát với em đó, nhắc lúc đếm chổ em hát hay bị sai thì khồng hát mà chỉ thầm hát theo hai bạn hát đúng sau vài ba lần như vậy em đó sẽ cảm nhận được qua tai nghe và em có cơ hội thể hiện đúng. 
Về mặt tâm lí khi giáo viên bắt em hát sai hát một mình thì em đó vừa sợ Thầy, Cô vừa xấu hổ với bạn nên có khi hát còn sai nhiều hơn thậm chí không giám hát…
 Cách sửa những chổ sai vì thói quen thông qua tai nghe chuẩn, vì đã biết hát trước bài hát chuẩn bị học, đây củng là điều thường gặp nên khi dạy hát giáo viên cần cho nhóm, cá nhân hay hát sai một vài chổ nào đó trong bài nghe lại giai điệu chổ hay bị sai, hai đến ba lần sau đó ta chọn nhóm hát tốt cho thể hiện và cho nhóm, cá nhân hát vấp thầm hát theo nhóm hát đúng ba bốn lần sau đó mới cho thể hiện hát theo đàn của giáo viên cùng nhóm hát đúng. 
Ví dụ: Thông qua nhiều bài hát các em đã hát quen với bản tính thuộc bài không có kỉ năng cảm nhận như bài hát ‘‘Mái trường mến yêu’’ của Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng càng hát càng sai ở chổ ( phố phường ) hay sai về tiết tấu. Vậy người giáo viên cần phát hiện chỗ sai và sửa ngay chỗ sai đó.
 Thông qua các kinh nghiệm kỉ năng như đàn mẫu nhắc các em thầm hát theo theo đàn ba đến bốn lần, không cho hát bằng lời để các em có khả năng nghe nhiều để cảm nhận âm chuẩn và tạo ra sự muốn thể hiện bằng lời của các em. Sau đó cho cá nhân, nhóm thể hiện, lấy nhóm, cá nhâm hát đúng cho đứng lên hát mẫu để các nhóm hát chưa đạt cảm nhận chổ sai, sau đó cho nhóm hát còn sai đứng lên thể hiện theo đàn của giáo viên, lúc đó chổ hát sai trước đó sẽ được chỉnh sửa dể dàng hơn.
Để đáp ứng điều đó giáo viên cần nhìn thấy cá nhân, nhóm hát sai để đưa ra kế hoạch sửa chổ còn sai cho học sinh bằng cách xác định các em sai vì lổi nhã chữ hay lổi từ địa phương, hay lổi vì tiết tấu, cao độ... từ đó giáo viên làm mẩu thông qua đàn hoặc thông qua giáo viên hát cho các em nghe và cảm nhận để hát chính xác. Nếu còn gặp khó khăn giáo viên hát mẫu cho nghe hoặc cho nghe trên máy hát thông qua máy chiếu cho các em nghe và quan sát để các em tập trung hơn, phát huy tai nghe tốt hơn, sau đó các em thực hiện sẽ tốt hơn. Nếu các em bị hạn chế về cao độ giáo viên cần hạ giọng ở đàn để đệm cho các em hát phù hợp hơn. ( Nói tóm lại muốn sữa lổi cho các em thì giáo viên cần có tai nghe tốt phát hiện đúng chổ các em còn vấp để có kế hoạch biện pháp giúp các em hoàn thiện). Khi người giáo viên nghe chuẩn thì chắc chắn người giáo viên sẽ có phương pháp giúp học sinh phát huy tốt khả năng của các em thông qua tai nghe để thực hiện nhiệm vụ ca hát. 
2. 2. Thực trạng:
 Trong quá trình dạy học hát nhạc tôi cũng đã gặp không ít khó khăn, nhưng qua nhiều biện pháp khắc phục tôi đã có phần thành công hơn trong công việc này. Bởi giáo viên phải biết được học sinh hát sai vì lí do gì. Khắc phục bằng cách nào cho hợp lí. Đó là mấu chốt người giáo viên cần đạt.
 Về phía học sinh các em chưa có ý thức về việc học của mình. Trong quá trình học tập các em chưa phát huy hết khả năng và tính đam mê của mình, tai nghe không chuẩn, phát âm không đúng với cao độ tiết tấu …,tư thế ngồi học ít quan tâm, ứng dụng kĩ thuật hơi yếu, khi thể hiện bài hát không tìm hiểu nội dung bài học nói lên điều gì, tính chất bài hát vui hay buồn nên khi ca hát dẫn đến khô khan thiếu nhạc cảm dẫn đến hát sai. 
2. 2. 1. Thuân lợi, khó khăn:
 Thuận lợi:
 Đối với phân môn hát nhạc hiện nay trong trường THCS có nhiều thuận tiện về âm thanh. Đã được sự quan tâm của bộ giáo dục củng như nhà trường… đã có sự đầu tư quqan tâm đáng kể như đàn, đĩa nhạc, tranh ảnh…Về phía địa phưng thì đã có sự đầu tư về phòng học bàn ghế trường lớp đảm bảo tốt hơn cho việc dạy và học… Về phía nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia học môn âm nhạc đảm bảo chất lượng, có phòng học riêng có máy chiếu, giáo viên được đào tạo cơ bản chuẩn…
 Khó khăn:
 Một số em học sinh và phụ huynh chưa nhận thức được giá trị của môn học, cứ tưởng rằng môn học cho vui không phải môn học chính khoá, màu sắc các dân tộc đa dạng, các em còn rụt rè nhút nhát, ngại nơi đông người, không có năng khiếu, phát âm không chuẩn…Giáo viên còn bị hạn chế nhiều trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng nhạc cụ phương tiện hỗ trợ dạy học vẫn còn nhiều giáo viên lúng túng…
2. 2. 2.Thành công và hạn chế:
 Thành công:
 Qua thực tế va chạm với phân môn hát nhạc những khó khăn vướng mắc về thủ pháp củng như chú ý kích thích phát triển tai nghe, tôi đã tìm ra thủ pháp cho mình và ứng dụng khá thành công trong phân môn học hát. Khi giảng dạy môn âm nhạc giáo viên cần được trang bị như đàn ooc ganr, máy chiếu, âm thanh phòng học riêng máy hát nhạc. Bên cạnh những phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại thì điều cần thiết nhất đối với một người giáo viên cần cần có sự tâm huyết với nghề nghiệp. Đây là những yếu tố giúp chúng tôi thành công hơn trong giảng dạy âm nhạc. Bởi lẽ đương nhiên học sinh có nhiều hứng thú hơn trong học tập, có khả năng phát triển nghe tốt hơn, như vậy mới có thể phát huy được tính tích cực chủ động hứng thú học tập của các em.
 Hạn chế: 
 Bên cạnh sự đáp ứng nghe nhìn có nhiều thuận lợi như nghe nhìn, thì vẫn còn những hạn chế nhất định vì đây là môn học đòi hỏi người tham gia học phải có chút năng khiếu. Nhưng ngược lại các em bị hạn chế bởi nhiều em không năng khiếu và củng không có phương tiện nghe nhìn ở nhà để tiếp cận, nên tai nghe nhạc của các em ít phát triển, phát âm từ củng không chuẩn, kém phát triển từ bé.
 2. 2. 3. Mặt mạnh, mặt yếu:
 Mặt mạnh: 
 - Có khả năng ứng dụng được công nghệ thông tin phần cơ bản, và phương tiện hỗ trợ dạy học.
 - Luôn tìm tòi, sáng tạo và tự học hỏi, ứng dụng hiệu quả nhiều phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, từng khối, từng lớp nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy và học…
- Trình độ được đào tạo cơ bản đạt chuẩn âm nhạc trong trường THCS. 
Đã có nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc, đã phần nào tích góp được những kinh nghiệm thực tế nhất định, ứng dụng kinh nghiệm thành công.
Được nhà trường quan tâm giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ được giao, được phụ huynh và đa số học sinh tin yêu…
 Mặt yếu:
 - Phòng học bộ môn chưa đảm bảo hệ thống âm thanh nghe, còn trơn.
 - Một số trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy chưa đảm bảo tính hệ thống, học sinh chưa thực sự quan tâm môn học, phụ huynh còn coi đó là môn học cho vui…
2. 2. 4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Các nguyên nhân:
 Đây là một bộ môn mới, thuộc về năng khiếu, các em học sinh đang ở độ tuổi hiếu động, tuổi tập làm ngưòi lớn. ở độ tuổi vỡ giọng vì thế tôi áp dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học cùng một lúc để tiết học có tính khả thi hơn trong dạy tập đọc nhạc, kinh nghiệm này tôi đã và đang ứng dụng hiệu quả cho phân môn tập đọc nhạc trong trường THCS. Nhằm giúp các em tham gia học tập tốt hơn.
Về mặt xã hội các em lại thích hát nhạc trẻ hơn là học các bài hát trong sách giáo khoa. Giáo viên cần định hướng nội đung tính chất của các bài hát, để tác động tích cực và sức sống lâu bền của các bài hát đã được in trong sách giáo khoa.
Các yếu tố tác động:
 Thực sự đây là lứa tuổi dễ bị thay đổi về tâm lí, vì lứa tuổi này rất tò mò muốn làm những việc của người lớn và dễ bị tổn thương về tâm lí, chỉ thích được khen, chính vì điều đó tôi nghiên cứu phần này nhằm giúp học sinh yêu thích và tự tin hơn trong học tập, không mặc cảm khi phải tham gia môn học khó thể hiện này. Hiểu nhưng không thể hiện được. 
 Về thị hiêu âm nhạc hiện nay rất phong phú và đa dạng, nhưng thị thiếu âm nhạc dành cho tuổi học sinh trung cơ sở trong những năm gần đây, nhạc trẻ chiếm ưu thế hơn các bài hát mà các nhạc sĩ biên soạn trong sách giáo khoa trong trường trung học cơ sở.
2.3. Giải pháp, biện pháp
 Giải pháp 
Về mặt xã hội rõ ràng có nhiều ảnh hưởng lôi cuốn của nhạc trẻ, về mặt văn hoá các em cần đạt trong phân môn nhạc hát ở trường trung học cơ sở là một khó khăn với các em, thông qua kiểm tra đánh giá của giáo viên. Năng lực hạn chế tai nghe của học sinh còn nhiều trăn trở. Giải pháp cơ bản của giáo viên chủ yếu là kích thích phát triển tai nghe, lôi cuốn học sinh tích cực trong học tập thông qua nhiều phương pháp và tình huống khác nhau trong giảng dạy.
 Trước hết người hướng dẫn thực hiện không nên quá cứng nhắc, khắt khe với học sinh, mà cần có sự động viên kịp thời vì đây là môn học năng khiếu, chủ yếu nghiêng về thực hành, nhạc lí chỉ là công nhận. không nên nặng nề với học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, vì đối tượng tuyển vào không phải là năng khiếu. Vậy người giáo viên đứng lớp không nên tạo ra bất kì áp lực nào đối với học sinh, mà ngược lại cần có sự chia sẽ sự thông cảm vị tha, dễ gần dễ mến để các em có sự tự tin hơn trong học tập. 
 Vậy ta phải đưa ra điều kiện cụ thể trước khi đặt câu hỏi 
Ví dụ: Em nào xung phong thể hiện lại bài hát vừa học xong sẽ được cộng thêm một đến hai điểm, nếu thể hiện chưa đạt thì chưa ghi điểm…để các em cảm nhận được sau khi các em trả lời chưa 

File đính kèm:

  • docSKSN AM NHAC PHAN HOC HAT 2015.doc