Sáng kiến kinh nghiệm Làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi

3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu :

 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành biểu tương Toán cho trẻ.

 - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi Làm quen với Toán.

 - Rút ra những bài học kinh nghiệm dạy trẻ nhằm nâng cao chất chất lượng Làm quen với Toán cho trẻ 5 – 6 tuổi.

4. Cách thức tiến hành nghiên cứu :

 - Nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu một số tài liệu liên quan nhằm mục đích xây

dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

 - Khảo sát trẻ : Tiến hành khảo sát trên 40 trẻ độ tuổi 5 – 6 tuổi (Mẫu giáo lớn) về các nội dung như :

 + Mức độ ham thích học Toán của trẻ trong lớp.

 + Số trẻ nhận biết, phân biệt chính xác về hình dạng và kích thước.

 + Số trẻ nhận biết tốt các con số, viết tốt các chữ số đã học.

 + Số trẻ biết xác định tốt vị trí trong không gian.

 + Số trẻ biết vận dụng bộ môn Toán vào các hoạt động, ở mọi lúc, mọi nơi và biết tự kiểm tra lẫn nhau.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ là không giống nhau, tôi đã tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tính cách và đặc điểm nhận thức của từng cá nhân trẻ, có sự quan tâm thích đáng và phù hợp với mỗi trẻ trong quá trình dạy trẻ Làm quen với Toán nhằm phát triển và khắc phục được những nét cá tính của cá nhân (hay có thể ngăn ngừa ảnh hưởng của những tình huống bất lợi).
 Chẳng hạn : Những trẻ mắt kém, tai nghễnh ngãng tôi bố trí ngồi gần cô, gần bảng để nhìn và quan sát mẫu rõ hơn. Những trẻ rụt rè, nhút nhát tôi thường đặt các câu hỏi gợi ý và kịp thời khuyến khích những thành tích của trẻ. Đối với những trẻ có khả năng nhận thức nhanh tôi cũng chú ý quan tâm, dành thời gian nhất định để bồi dưỡng, phát huy khả năng đó của trẻ. Đối với những trẻ dễ kích động, khả năng kiềm chế kém tôi thường để ý để kiềm chế các cháu lại để những trẻ đó không làm 
mất trật tự và không lấn át những trẻ khác.
4.2. Dạy trẻ làm quen với Toán trên tiết học và mọi lúc, mọi nơi.
 Bộ môn Làm quen với Toán cho trẻ mầm non không đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều năng khiếu, quan trọng là làm thế nào để truyền thụ kiến thức đến trẻ một cách chính xác mà giờ học vẫn nhẹ ngành, không bị cứng nhắc, khô khan.
 Dạy trẻ làm quen với Toán trên tiết học là hình thức tổ chức không thể thiếu được trong việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ nhằm hình thành tri thức mới, rèn luyện, củng cố các tri thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ, phát triển khả năng chú ý lâu bền có chủ định, rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ và tính tích cực, tự giác trong học tập, góp phần hoàn thiện và phát triển năng lực cảm giác, thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ.
 Trước khi tổ chức cho trẻ Làm quen với Toán trong giờ học tôi thường nghiên cứu kỹ đề tài, tìm tòi, tham khảo các tài liệu nhằm tìm ra được nhiều hình thức dạy trẻ sau đó lựa chọn một hình thức hấp dẫn và phù hợp đặc điểm của trẻ trong lớp mình nhất để đưa vào dạy trẻ.
 Trước mọi giờ học tôi luôn tận dụng những thời gian thuận tiện để cho trẻ làm quen ở mọi lúc, mọi nơi, nhằm nắm bắt được tình hình chung của lớp về nội dung bài học, từ đó đưa ra cách thức tổ chức dạy trẻ sao cho đạt hiệu quả nhất. Mỗi tiết dạy Làm quen với Toán tôi đều có kế hoạch cho trẻ được làm quen với nội dung sẽ dạy trên tiết học sắp tới thông qua các hoạt động vui chơi và các sinh hoạt khác bởi đây sẽ là cơ hội tốt để cho trẻ làm quen và hình thành được các biểu tượng Toán.
 Soạn giáo án là một khâu rất quan trọng góp phần làm nên thành công của tiết dạy. Tôi thường đầu tư nghiên cứu nắm chắc nội dung, yêu cầu đề ra mà trẻ cần đạt trong mỗi bài dạy. Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi và thực trạng nhận thức của trẻ trong lớp tôi xác định rõ nội dung bài học thuộc dạng bài tập sao chép, dạng bài tập tái tạo hay dạng bài tập sáng tạo, từ đó để xác định mức độ kiến thức đưa đến cho trẻ, xác lập phương thức hoạt động và lựa chọn hình thức tổ chức tiết dạy sao cho có hiệu quả đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Tôi cũng cố gắng để tổ chức dạy trẻ làm sao cho tiết học diễn ra như một hoạt động có mang yếu tố vui chơi, cô phải dự kiến được tình hình, khả năng nhận thức của trẻ để kích thích, lôi cuốn trẻ tham gia 
và giải quyết nhiệm vụ học tập.
 Ví dụ : Yêu cầu trẻ “Hãy so sánh nhóm ngôi sao và nhóm chấm tròn xem số lượng hai nhóm như thế nào với nhau”?
 Đối với trẻ 5 – 6 tuổi : trẻ không chỉ biết so sánh bằng xếp tương ứng 1- 1 mà còn biết so sánh số lượng các nhóm dựa vào kết quả của phép đếm. Vì vậy cô thực hiện bài tập ở mức độ “Bài tập sáng tạo”. Khi đó cô chỉ nêu yêu cầu so sánh hai nhóm, trẻ dựa vào những kinh nghiệm và kiến thức đã có để lựa chọn phương pháp hoạt động : Sử dụng biện pháp ghép đôi tương ứng khi đó nhóm nào có đối tượng thừa ra thì nhóm đó nhiều hơn, hoặc đếm số lượng mỗi nhóm, kết quả đếm nhóm nào lớn hơn thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn.
 Ngoài ra cô cần chuẩn bị các câu hỏi nhằm khơi gợi và phát triển tư duy ở trẻ nhất, đặc biệt là về kiến thức và kỹ năng cần hình thành cho trẻ
 Trong quá trình lĩnh hội tri thức trẻ phải được trực tiếp thao tác tích cực với đồ dùng, đồ chơi để nêu ra được những nhận xét cá nhân. Muốn như vậy cô phải chuẩn bị thật đầy đủ, chu đáo về đồ dùng, đồ chơi, phải đảm bảo đẹp, hấp dẫn trẻ, phải có màu sắc tươi sáng, phù hợp với trình độ nhận thức và nội dung bài học, tuy nhiên cần phải chú ý kích thước sao cho hợp lý và phải luôn đảm bảo tính thẩm mỹ, tính an toàn, phù hợp với trẻ và điều kiện sẵn có của địa phương.
 Ví dụ : Với tiết Số 8 – chủ điểm “Thế giới động vật”, tôi chuẩn bị mô hình bàn tiệc sinh nhật chú gấu Mi Sa, có bánh sinh nhật cắm 8 cây nến, quà của cô là một lọ hoa có 8 bông, quà của mỗi trẻ là 8 con thú, 8 tấm thiệp, yêu cầu trẻ vỗ tay 8 tiếng để chúc mừng và chuẩn bị một số quà chưa đủ số lượng 8 để yêu cầu trẻ thêm vào, sau đó cho trẻ đếm kiểm tra và gắn số tương ứng.
 Khi được thao tác với nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ tỏ ra rất hào hứng và chăm chú.
 Đặc điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên nên quan trọng là phải học đi đôi với hành, học phải kết hợp với cuộc sống do đó việc cho trẻ làm quen với Toán không chỉ dừng lại trong các tiết học mà cần dạy cho trẻ biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào trong các hoạt động khác của trẻ trong ngày. Việc làm này sẽ giúp trẻ củng cố các kiến thức, kỹ năng đã có làm cho trẻ có nhận thức sâu sắc hơn 
về chúng, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các kiến thức đó với cuộc sống.
 Tôi đã tổ chức hướng dẫn trẻ được quan sát và mở ra cho trẻ thấy cái cần nhìn và nhìn như thế nào. Thông qua việc tổ chức dạy kết hợp với các hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ được làm quen và bước đầu tìm thấy mối tương quan giữa các biểu tượng với các môn học khác.
4.2.1. Tổ chức dạy kết hợp trong hoạt động vui chơi :
 Trong quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi tôi luôn kết hợp cho trẻ nhận biết, gọi tên, các hình, so sánh về kích thước, số lượng các loại hình với nhau.
 Trong quá trình chơi trẻ được sử dụng những hiểu biết về Toán để tiến hành các hoạt động.
 Chẳng hạn : Khi chơi “bán hàng” – trẻ biết đếm số lượng hàng cho khách, tính tiền, biết đo độ dài các vật.
 Đến góc chơi “Nghệ thuật” : Tôi khuyến khích trẻ vẽ gia đình của mình và hỏi trẻ về số lượng các thành viên mà trẻ thể hiện qua tranh. Sau khi vẽ xong cho trẻ trưng bày sản phẩm 
 Quá trình được làm quen như vậy vào tiết học sắp tới khi tôi hỏi trẻ về các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng là 6, 7, 8có xung quanh lớp trẻ sẽ dễ dàng tìm thấy ngay.
4.2.2. Tổ chức dạy kết hợp trong các hoạt động học tập : 
 Khi dạy các môn học khác tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các biểu tượng Toán như một phương diện để giúp trẻ học các môn học khác.
 Chẳng hạn : Trong hoạt động tạo hình, trẻ sử dụng các biểu tượng về hình dạng, kích thước để vẽ, nặn, cắt, xé, dán
 Trong khi dạy trẻ LQVMTXQ cho trẻ sử dụng biểu tượng tập hợp để tạo nhóm, phân nhóm.
 Trong giờ giáo dục về An toàn giao thông dạy trẻ xác định đâu là bên phải, bên trái của đường đi. Tổ chức các trò chơi “Em đi qua ngã tư đường phố” hay trò chơi “Tập làm chú cảnh sát giao thông” từ đó dạy trẻ những kỹ năng định hướng khi di chuyển, mở rộng về cách định hướng trong không gian cho trẻ.
 Trong giờ Thể dục : Cho trẻ xếp đội hình đội ngũ, quay phải quay trái, bước 
sang trái, bước sang phải, tiến về phía trước, lùi lại phía sau Đếm số bạn, đếm số bóng
4.2.3. Tổ chức dạy kết hợp với đi dạo, tham quan và trong sinh hoạt hàng ngày
 Trong quá trình cho trẻ đi dạo, đi tham quan tôi hcó trẻ vận dụng các biểu tượng Toán đã biết để chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi có hình dạng, kích thức, số lượng theo yêu cầu của cô. Trong khi đi dạo, đi thăm tôi thường hướng dẫn trẻ quan sát, sau đó cho trẻ nhận xét những điều mình đã quan sát được về các biểu tượng kích thước, hình dạng, số lượng.
 Chẳng hạn : Trẻ nhận xét được cây bạch đàn cao hơn cây bằng lăng, lá bạch đàn dài và nhỏ, lá bằng lăng to và tròn
 Trong sinh hoạt hàng ngày tôi giới thiệu cho trẻ được làm quen, vận dụng những điều đã biết vào các hoạt động như : Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở phía trên, phía dưới hay khi ăn cơm trẻ cầm thìa bằng tay phải, bưng bát bằng tay trái
 Trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi có tác dụng củng cố các kiến thức trẻ đã được học.
 Ví dụ : Trò chơi “Chuyển trứng cho gà” – Cô tổ chức cho hai đội chơi, trẻ xếp thành hai hàng dọc, lần lượt từng trẻ miệng ngậm thìa đặt một quả trứng lên trên thìa và đi theo đường hẹp (hoặc đi theo đường ziczăc) chuyển trứng về các hướng của con gà theo yêu cầu của cô (Phía trái, phải, trước, sau) khi hết thời gian cô cho trẻ đếm số trứng của hai đội, đội nào chuyển được nhiều trứng theo yêu cầu của cô thì đội đó thắng.
 Việc tổ chức ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như vậy trẻ rất hứng thú tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, trẻ không biết là mình đang học. Nhưng cái chính là cô đã đạt được mục đích dạy học thông qua chơi.
 Để các hình thức dạy ngoài giờ học có hiệu quả cao điều cần thiết nhất là phải lập được một kế hoạch phù hợp sao cho vừa là chỗ dự sao cho trẻ học tốt trong tiết học vừa là chỗ cho trẻ được vận dụng, củng cố và mở rộng các kiến thức đã có.
 Nhằm tạo cảm xúc và gây hứng thú cho trẻ không chỉ trong tiết học mà còn ở mọi lúc mọi nơi, tôi luôn sử dụng các thủ thuật kết hợp với đồ dùng để vào bài sao cho hấp dẫn giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.
 Ví dụ : Đề tài : Số 10 (Tiết 3) – Phần cho trẻ ôn luyện nhận biết nhóm có 10 đối tượng, ôn thêm bớt trong phạm vi 10. Tôi cho trẻ đọc thơ “Hạt gạo làng ta”, đàm thoại với trẻ về sự vất vả khó nhọc của người nông dân để làm ra các sản phẩm phục vụ đời sống , sau đó tổ chức cho trẻ đi tham quan mô hình trang trại của bác nông dân, ở đây tôi tiến hành ôn luyện luôn cho trẻ.
 Để tổ chức một tiết học Toán cho trẻ an toàn, thoải mái, tự nhiên cô cần biết phối hợp hợp lý, khéo léo các phương pháp, biện pháp, các thủ thuật dạy học khác nhau như : Kể chuyện, trò chơi, bài hát. để dẫn dắt trẻ vào tiết học.
 Ví dụ : Tôi sáng tác câu chuyện “Một ngày của bé ” và kể cho trẻ nghe để dẫn dắt 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_quen_voi_toan_cho_tre_5_6_tuoi.doc