Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh làm bài tập tính theo phương trình hóa học

Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những con người toàn diện, sáng tạo tiếp thu những tri thức khoa học, kiến thức hiện đại vận dụng linh hoạt, hợp lý những vấn đề cho bản thân và xã hội. Khi đổi mới phương pháp dạy học, mục tiêu của dạy học Hóa học tập trung nhiều hơn đến việc hình thành những năng lực hoạt động cho học sinh. Mục tiêu của mỗi bài dạy ngoài những kiến thức kỹ năng cơ bản của học sinh cần đạt đ¬ược chú ý nhiều tới việc hình thành các kỹ năng vận dụng kiến thức tiến hành nghiên cứu khoa học nh¬ : Quan sát phân loại, ghi chép thông tin, đề ra giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề tiến hành một số thí nghiện đơn giản để học sinh tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan đến bài học .

 Bài tập Hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức kỹ năng mới cho học sinh giải bài tập Hóa học cũng giúp học sinh tìm kiến thức kỹ năng mới.

 

doc15 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh làm bài tập tính theo phương trình hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và lượng chất
	nA= mA:MA Trong đó nA số mol của chất A.
	mA khối lượng của chất A, MA khối lượng mol của chất A
	* Bài tập hóa học có rất nhiều dạng khác nhau, có nhiều cách giải khác nhau.Đối với bài tập tính theo phương trình cũng vậy, chính vì thế tôi đưa ra giải pháp sau:
Giải bài tập tính theo phương trình hóa học trong phạm vi THCS được chia làm 3 dạng chính
	Dạng 1: Bài toán chỉ cho 1 dữ kiện => Tìm số mol của các chất theo yêu cầu của đề bài theo dữ kiện đã cho.
	Dạng 2: Bài toán cho số mol của 2 chất tham gia => Thì lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng của chất đó tìm số mol của các chất theo chiều mũi tên.
	Dạng 3: Bài toán cho số mol của 1 chất tham gia và số mol của1 chất sản phẩm => Tìm số mol của các chất theo số mol của chất sản phẩm.
II. 3.2 Kết quả nghiên cứu
	Khi chưa áp dụng phương pháp trên vào trong giảng dạy, đa số các em học sinh chưa biết cách làm bài tập hoặc làm bài chưa đúng lủng củng, chưa biết cach trình bày một bài tập tính theo phương trình hoá hoc. Học sinh chỉ làm bài một cách máy móc theo các ví dụ SGK. Vì thế khi gặp các bài có nội dung khác ví dụ SGK học sinh rất lúng túng, thậm chí không giải quyết được yêu cầu đề bài.
	Sau khi áp dụng phương phương pháp trên vào trong giảng dạy, học sinh đã có kĩ năng giải cũng như nhận dạng bài toán . Từ đó học sinh nắm vững các bước giải toán hoá học và các đại lượng liên quan trong công thức, do đó học sinh có thể xây dựng cho mình một phương pháp làm bài. Do vậy tôi thu được kết quả như sau:
	Năm học chưa áp dụng thì kết quả là:
	+Biết làm bài và vận dụng đúng : 
	+Làm bài tập chưa chính xác lủng củng hoặc sai: 
	+Chưa biết làm bài tập : 
	Năm học sau khi áp dụng thu được kết quả như sau:
	+Biết làm bài tập và vận dụng đúng :
	+Làm bài tập chưa chính xác lủng củng hoặc sai: 
	+Chưa biết làm bài tap: 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
	Hình thành cho học sinh kỹ năng giải bài tập hoá học theo phương trình phản ứng cho học sinh đã giúp cho học sinh có kỹ năng giải cũng như nhận dạng bài toán. Từ đó học sinh nắm vững các cách giải toán hoá học và sự liên quan giữa các đại lượng trong công thức, do đó học sinh có thể xây dựng cho mình một phương phương pháp làm bài. học sinh có kỹ năng phân tích đầu bài và xây dựng sơ đồ hướng giải, giúp cho học sinh khai thác kiến thức một cách lô gích khi đọc đề bài học sinh biết ngay bài tập này thuộc dạng bài tập nào ? cách giải được tiến hành theo từng bước như thế nào.	
Các ví dụ minh họa
	Dạng 1: Bài toán chỉ cho 1 dữ kiện => Tìm số mol của các chất theo yêu cầu của đề bài theo dữ kiện đã cho.
	Bài tập 1: Cho 5,4g Al tác dụng hoàn toàn với dd HCl theo sơ đồ phản ứng.
	Al	+	HCl	→	AlCl3	+	H2
	a: Lập phương trình phản ứng
	b: Tính khối lượng AlCl3 sinh ra và thể tích khí H2 thu được sau khi kết thúc phản ứng biết thể tích chất khí đo đktc.
	* Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng của Al đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài.
	* Xác định hướng giải: 
	B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol 
	Số mol của Al có trong 5,4g là: nAl= mAl : MAl = 5,4 : 27 = 0,2 (mol)
	B2: Viết phương trình phản ứng.
	PTPƯ: 2Al 	+	6HCl	→	2AlCl3	+	3H2
	B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài.
	PTPƯ:	2Al	+	6HCl	→	2AlCl3	+	3H2
	TLPƯ: 	2(mol)	2(mol)	3(mol)
	TĐB: 	0,2(mol)	→	x(mol)	→	y(mol)
	+ Số mol của AlCl3 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = (0,2.2) : 2 = 0,2 (mol)
	+ Số mol của H2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y = (0,2.3) : 2 = 0,3 (mol)
	B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài.
	Khối lượng của AlCl3 thu được sau khi kết thúc phản ứng là:
	m AlCl3 = n AlCl3.MAlCl3 = 0,2 . 133,5 = 26,7g
	Thể tích của H2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
	VH2 = nH2 . 22,4 = 0,3 .22,4 = 6,72 (l)
Dạng bài tập bài toán cho số mol của 1 chất sản phẩm
	Bài 2: Cho Fe tác dụng với H2SO4 theo sơ đồ phản ứng sau:
	Fe	+	H2SO4	→	FeSO4	+	H2
	a: Viết phương trình phản ứng
	b: Tính khối lượng FeSO4 sinh ra và khối lượng của H2SO4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng. Biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 (l) khí H2
	* Nghiên cứu đề tài: Từ thể tích H2 đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài.
	* Xác định hướng giải:
	B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
	Số mol của H2 thoát ra sau khi kết thúc phản ứng là:
	nH2 = VH2 : 22,4 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol)
	B2: Viết phương trình phản ứng:
	PTPƯ:	Fe	+	H2SO4	→	FeSO4	+	H2
	B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài:
	PTPƯ:	Fe	+	H2SO4	→	FeSO4	+	H2
	TLPƯ:	1(mol)	1(mol)	 	1(mol)
	TĐB: 	x(mol)	←	y(mol)	←	0,2(mol)
	Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất.
	+ Số mol của FeSO4 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y = (0,2 .1) :1 = 0,2(mol)
	+ Số mol của H2SO4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng là:x =(0,2. 1):1 =0,2(mol)
	B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài.
	+ Khối lượng của FeSO4 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là
	mFeSO4 = n FeSO4. MFeSO4 = 0,2 . 152 = 30,4 (g)
	+ Khối lượng của H2SO4 tham ra sau khi kết thúc phản ứng là
	mH2SO4 = n H2SO4. MH2SO4 = 0,2 . 98 = 19,6 (g)
	Chú ý: Sau khi hướng dẫn cho HS 2 bài tập trên yêu cầu HS nhận xét và qua đó có thể khái quát lên cách làm bài tập.
Bài tập tổng hợp của dạng bài tập đầu bài chỉ cho 1 dữ kiện
	Cho PTPƯ: 	KClO3	→	KCl	+	O2
	a: Tính khối lượng của KCl và V của O2 thu được sau khi nhiệt phân 73,5g KClO3 
	b: Tính khối lượng ZnO thu được khi cho lượng O2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với Zn.
	* Nghiên cứu đề bài: 
	+ Từ khối lượng KClO3 đầu bài cho phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tim được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài.
	+ Coi phần b như 1 bài tập mới và tiến hành theo các bước giải bài tập bình thường.
	* Xác định hướng giải:
	a: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
	Số mol của KClO3 ban đầu khi tham gia phản ứng là:
	n KClO3 = m KClO3 : MKClO3 = 0,5 (mol)
	B2: Viết phương trình phản ứng:
	PTPƯ:	KClO3	t0→	KCl	+	O2
	B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài.
	PTPƯ:	2KClO3	t0→	2KCl	+	3O2
	TLPƯ:	2(mol)	2(mol)	3(mol)
	TĐB: 	0,5(mol)	→	x(mol)	→	y(mol)
	Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của chất 
	+ Số mol của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = (0,5. 2) :2 = 0,5 (mol)
	+ Số mol của O2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y = (0,5. 3) : 2 = 0,75 (mol)
	B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài.
	+ Khối lượng của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là
m KCl = n KCl . MKCl = 0,5 . 73,5 = 36,25 (g)
	+ Thể tích của O2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là
	nO2 = VO2 : 22,4 = 0,75 . 22,4 = 16,8 (l)
	b: Từ số mol của O2 thu được ở trên là 0,75 (mol) cho tác dụng với Zn vậy coi như đây là 1 bài tập mới tiến hành các bước giải giống như 2 bài tập 1.2
	+ Xác định lại số mol của O2 thu được ở trên là bao nhiêu
	+ Viết phương trình phản ứng của Zn vơi O2
	B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài.
	PTPƯ:	2Zn	+	O2	t0→	2ZnO
	TLPƯ:	1(mol)	2(mol)
	TĐB:	0,75(mol)	→	x(mol)
	Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol và tính được khối lượng của ZnO
	Số mol của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = (0,75. 2) :1 = 1,5(mol)
	B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài.
	+ Khối lượng của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
	m ZnO = n ZnO. MZnO = 1,5 . 81 = 121,5 (g)
Dạng 2: Bài toán cho số mol của 2 chất tham gia
	Cách giải lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng của chất đó tìm số mol của các chất theo chiều mũi tiên.
	Bài tập 1: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau	P	+	O2	→	P2O5
	a: Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu
	b: Tính khối lượng sản phẩm thu được
	* Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng P và thể tích khí O2 đầu bài cho phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được số mol của chất còn dư (nếu có). Sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài.
	* Xác định hướng giải:
	B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
	Số mol của O2 va P ban đầu khi tham gia phản ứng là:
	n O2 = VO2 : 22,4 = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol)
	nP = mO : MP = 6,2 :3,1 = 0,2 (mol)
	B2: Viết phương trình phản ứng
	PTPƯ:	4P	+	5O2	t0→	2P2O5
	B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia và các chất sản phẩm theo PTPƯ.
	PTPƯ:	4P	+	5O2	t0→	2P2O5
	TLPƯ:	4(mol)	5(mol)	2(mol)
	TĐB: 	0,2(mol)	0,3(mol)	x(mol)
 	 	 0,2	 0,3
	Tỉ lệ ── < ── (1)
	 4 5
	Từ (1) ta có: Sau khi kết thúc phản ứng thì O2 dư vậy tìm số mol của các chất tham gia phương trình phản ứng theo số mol của P.
	Từ đó bài toán lại đưa về cách giải giống cách giải bài toán 1 dữ kiện.
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất.
	+ Số mol của O2 tham gia phản ứng là: nO2 = (0,2. 5) : 4 = 0,25(mol)
	+ Số mol của P2O5 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
	n P2O5 = (0,2 . 1) : 5 = 0,04 (mol)
	+ Số mol của O2 dư sau phản ứng là: nO2(dư) = 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol)
	B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài.
	+ Khối lượng của O2 dư sau khi kết thúc phản ứng là
	mO2(dư) = nO2(dư) .MO2(dư) = 0,05. 32 = 1,6(g)
	+ Khối lượng

File đính kèm:

  • docSKKN Hoa(1).doc
Giáo án liên quan