Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm lớp trong công việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh THCS
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là phải phát huy được năng lực thực sự, sự chủ động trong hoạt động học tập của học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh trung bình - yếu. Nhà trường, các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và ngay cả chính các em học sinh đã họp bàn, đưa ra kế hoạch, biện pháp và nghiêm túc thực hiện song kết quả chưa thực sự được ghi nhận. Đứng trước thực trạng này, tôi thực sự băn khoăn, trăn trở và đã mạnh dạn đề xuất, thực hiện sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm lớp trong công việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh THCS”. Bằng sự hiểu biết, nắm chắc nhiệm vụ, vai trò của công tác chủ nhiệm lớp, bằng kinh nghiệm chủ nhiệm mấy chục năm, sự nhiệt tình học hỏi đồng nghiệp và được tham gia các lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm cùng với điều kiện nhà trường có sự phân hóa đối tượng học sinh, tôi bắt tay vào thực hiện sáng kiến ngay từ đầu năm học 2014-2015. Đối tượng áp dụng sáng kiến là lớp TB-Y trong nhà trường, vì đây thực sự là đối tượng khó khăn cho công tác chủ nhiệm. Các em vừa yếu về học lực, vừa có hạnh kiểm chưa ngoan, các phương pháp, kỹ năng học tập hầu như không có, tinh thần cố gắng chưa cao, ý thức học tập rất yếu,.Nhưng tôi đã vượt lên tất cả những khó khăn trên để quyết tâm thực hiện bằng được sáng kiến này.
Điều mà chính tôi và các thầy cô giáo ghi nhận ở sáng kiến này đó là tính mới và sáng tạo của nó so với những phương pháp giáo dục trước đây.
Thứ nhất, phương pháp tự học nó quyết định đến chất lượng học tập, ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng, thói quen, nề nếp, ý thức học tập của học sinh. Nếu học sinh mà có phương pháp tự học đúng đắn, phù hợp thì các em sẽ chủ động nắm bắt kiến thức một cách thực sự, sẽ ham thích học tập và có chí hướng phấn đấu, sẽ không còn phải ép học, học qua loa, đối phó, học không thực chất. Các em sẽ tự xác định việc học là nhiệm vụ của mình và tự giác thực hiện nhiệm vụ đó một cách không miễn cưỡng, không ép buộc.
c của học sinh ở nhà; lấy các dẫn chứng ở học sinh, các lớp trong nhà trường minh họa. Ngay từ đầu năm, GVCN cho học sinh và phụ huynh kí cam kết về việc không học thêm ngoài nhà trường; đôn đốc, giám sát bằng nhiều hình thức để học sinh và phụ huynh thực hiện nghiêm túc. (Phụ lục 8: Minh chứng về bản cam kết của phụ huynh và học sinh về việc nhắc nhở học sinh học tập ở nhà và cam kết không học thêm ngoài nhà trường - Trang 31, tờ danh sách kèm theo) 4.6.2. GVCN phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng giáo dục: Trong quá trình chủ nhiệm ở lớp, GVCN bằng nhiều hình thức, biện pháp để kiểm tra, đôn đốc việc tự học ở nhà. Nếu phát hiện thấy em nào lười làm bài tập về nhà, không chăm chỉ học bài cũ, mải chơi,...GVCN yêu cầu viết bản tự kiểm điểm có chữ ký của phụ huynh để qua đó phụ huynh biết được tình hình học tập của con em mà kịp thời nhắc nhở. Bằng sự hướng dẫn và thực hiện nghiêm túc việc tự học ở nhà thì học sinh đã hoàn thành quy trình của việc tự học. Nếu học sinh thực hiện nghiêm túc dưới sự tổ chức và giám sát chu đáo của GVCN thì sẽ đạt kết quả cao. Nhưng đây là một công việc khó khăn, lâu dài nên GVCN rất cần sự tham gia phối hợp của nhiều đối tượng khác. 4.7. GVCN và giáo viên bộ môn rèn phương pháp tự học: 4.7.1. Đối với cả lớp: GVCN phối hợp với GVBM hình thành, rèn luyện, kiểm tra, nghiệm thu phương pháp tự học ở mỗi môn học cho học sinh. GVBM hướng dẫn học sinh cách học trên lớp và học ở nhà sao cho phù hợp với môn học. GVBM hướng dẫn học sinh cách đọc, nghiên cứu SGK, bài tập, vở bài tập, sách tham khảo, tự học, tự bồi dưỡng. Tăng cường các hình thức kiểm tra đánh giá để phát huy năng lực của học sinh như : đầu giờ, trong giờ, cuối giờ; kiểm tra miệng, bài tập, thảo luận nhóm, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng; kiến thức cũ, mới, tích hợp; có thể kiểm tra bằng hình thức gọi theo sổ điểm, gọi xung phong, cho điểm hoặc động viên, tuyên dương,... GVBM làm được như vậy buộc học sinh phải thường xuyên học, không học đối phó, không học tủ, chủ quan, gây không khí học tập, tạo hứng thú cho học sinh. Bài tập về nhà vừa đủ không quá dễ, quá nặng, phải thường xuyên hướng dẫn chữa bài tập, từ dễ đến khó hoặc thu lại chấm, tránh việc giao bài tập xong để đấy không chữa. Kiểm tra định kỳ, trước khi kiểm tra GV phải xác định rõ cho học sinh đâu là kiến thức trọng tâm, đâu là kiến thức mở rộng để học sinh biết cách học, tránh giới hạn quá dài làm cho học sinh không biết học phần nào, dẫn tới lan man. Tốt nhất là hướng dẫn làm đề cương cho học sinh. Cách ra đề phải phân loại được học sinh đảm bảo có câu dễ cho học sinh Tb - Y và câu khó cho học sinh khá, giỏi. Việc ra đề quá khó hay quá dễ đều không có tác dụng thúc đẩy việc tự học của học sinh, phát huy năng lực trí tuệ của các em. Và đặc biệt GVBM phải tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực kết hợp với phương pháp truyền thống, tránh đọc chép. 4.7.2. Phụ đạo cho học sinh các đối tượng khá, trung bình, yếu, kém. Học sinh yếu kém chủ yếu là do các em thường xuyên lười học, ở lớp không chú ý nghe giảng, lười ghi chép. Do vậy, các em không nắm chắc kiến thức, kỹ năng cơ bản ở các lớp dưới nên khi tiếp thu kiến thức mới rất khó khăn. Vì vậy, GCBM vừa phải hệ thống lại vừa phải rèn luyện các kỹ năng kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới. Học sinh trung bình do các em tiếp thu chậm vì thế các kỹ năng chưa thật vững, nên cần phải bồi dưỡng phụ đạo để rèn luyện các kĩ năng cho các em giúp các em tự tin, hứng thú trong học tập từ đó hình thành thói quen tự học tốt hơn. Học sinh khá, các em đã có kiến thức nhưng khả năng thực hành chưa tốt. Do vậy GVBM phải thường xuyên cho các em rèn luyện kỹ năng thực hành; nâng cao và mở rộng kiến thức để các em tiến bộ hơn. Tóm lại, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ, mang lại một kết quả học tập cao nhất. Mỗi giáo viên là một tấm gương sáng về tinh thần tự học để học sinh noi theo. 5. Kết quả đạt được: 5.1. Đầu năm học: Đầu năm học, tôi được phân công vào chủ nhiệm lớp 7E. Do đặc điểm nhà trường có sự phân hóa đối tượng nên tất cả các em yếu về học lực, chưa ngoan về đạo đức, thậm chí có cả học sinh ở lại lớp trong khối tập trung vào lớp cuối. Vì vậy, nề nếp học tập không được ổn định. - Nề nếp truy bài chưa tốt, còn nhốn nháo, muộn giờ, làm việc riêng khá nhiều, có cô giáo ở lớp thì tốt, không có cô ở lớp thì chưa tốt. Nhiều học sinh còn chưa hiểu về nhiệm vụ giờ truy bài nên chưa có ý thức thực hiện. - Không khí học tập trong lớp còn trầm, chưa tích cực, hăng hái, còn nói chuyện riêng, số lượng học sinh chưa hiểu bài còn nhiều. Do vậy, giờ trung bình, giờ khá, học sinh bị điểm kém còn nhiều. - Ý thức tự học ở nhà chưa cao: không bài cũ, học qua loa, đối phó với thầy cô, bạn bè, nhiều em ngồi hàng giờ trên bàn học mà vẫn không hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhiều phụ huynh chưa biết cách dạy con, kiểm tra về thời gian học tập nên phó mặc cho thầy cô, nhà trường. - Nhiều học sinh chưa có tinh thần cầu tiến bộ, không cần thi đua, không sợ điểm xấu, không biết xấu hổ trước lời nhắc nhở của thầy cô, bạn bè. Một số học sinh rơi vào chậm tiến bộ. - Kết quả học tập rất thấp: (qua khảo sát đầu năm) Lớp Sĩ số Thời gian Giỏi Khá TB Yếu Kém 7E 34 Đầu năm 0 0 2 17 15 5.2. Sau khi áp dụng sáng kiến: Trong một thời gian ngắn, sau khi tôi đã tìm hiểu tình hình lớp về mọi mặt, thấy được nhưng ưu và tồn tại của học sinh thì tôi bắt đầu áp dụng những kinh nghiệm chủ nhiệm đã có và học hỏi, tham khảo đồng nghiệp cùng việc thực hiện sáng kiến rèn phương pháp tự học cho học sinh. Kết quả là dần dần nề nếp và ý thức học tập của các em thay đổi hẳn theo chiều hướng tích cực. Cụ thể như: - Truy bài, học sinh tự giác, trực tự, hiểu được nhiệm vụ của truy bài. Giáo viên không phải quản như quản trẻ. - Không khí học tập sôi nổi hẳn lên: hăng hái phát biểu, thi đua đạt nhiều điểm cao, giờ học tốt. Các em thấy thích thú với các môn học. - Đa số các em đã biết cách tự học: Tự học dưới hướng dẫn của thầy và tự học hoàn toàn, áp dụng vào quá trình học tập. - Việc học ở nhà có nhiều tiến bộ (thông qua phụ huynh, qua việc kiểm tra bài cũ,). Thời gian, chất lượng bài tập được tăng lên. Nhiều phụ huynh quan tâm tới việc học của con mình hơn như gọi điện, gặp trực tiếp trao đổi với thầy cô về cách dạy, kiểm tra bài của các em. - Kĩ năng sống được nâng cao toàn diện. Các em đã biết cách ứng xử với mọi người đúng mực, biết cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, trong học tập, trong các mối quan hệ đi vào chiều sâu. - Nhiều em có tinh thần cầu tiến bộ, có mục đích học tập, ước mơ hoài bão Các em học sinh chưa ngoan đã thay đổi hẳn như nghiêm túc hơn trong học tập, cư xử với bạn bè, thầy cô, bố mẹ ngoan ngoãn, đoàn kết. Tất cả tạo lên một tập thể học sinh tiên tiến xuất sắc. - Kết quả học tập được năng lên rõ rệt (qua khảo sát giữa, cuối kì I) Lớp Sĩ số Thời gian Giỏi Khá TB Yếu Kém 7E 34 Giữa HK 1 0 0 13 16 5 Cuối kì 1 0 1 19 14 0 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng Theo tôi sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm lớp trong công việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh THCS” không chỉ áp dụng cho GVCN và đối tượng học sinh trung bình- yếu mà còn áp dụng cho đội ngũ các thầy cô giáo, các đoàn thể, thư viện, thiết bị - đồ dùng và các đối tượng hoc sinh khác nhau. Vì, đây là một đề tài mở, bàn luận về các biện pháp giáo dục học sinh nói chung, tùy theo từng trường, từng lớp, từng đối tượng mà ta điều chỉnh cho phù hợp. Chính vì những giải pháp có tính mở đó mà có thể phát huy được sự nhiệt tình, sáng tạo, hăng say của các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm và phát huy được vai trò tích cực của các em học sinh, các em được khảng định mình, làm cho các em thêm yêu trường lớp của mình hơn, tích cực học tập, rèn luyện để xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Như vậy, với thực trạng như hiện nay, học sinh đang mắc phải hiện tượng học tập không thực chất, học qua loa, đối phó, ỉ lại, bệnh thành tích trong giáo dục ở học sinh và cả giáo viên thì việc rèn phương pháp tự học cho học sinh phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng của các thầy cô giáo đặc biệt là GVCN. Muốn làm được điều này, GVCN phải đề ra các giải pháp đồng bộ, nhiều mặt, nhiều đối tượng và thực nghiêm một cách nghiêm túc, có hiệu quả cao. Từ BGH, GVCN, GVBM, các đoàn thể trong nhà trường đến sự cộng tác nhiệt tình của phụ huynh, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu học tập của học sinh tham gia, vào cuộc thực sự thì mới thực hiện thành công phương pháp này. Trong đó, GVCN phải là nhân tố quan trọng nhất, vận dụng những phương pháp giáo dục tích cực, với tâm huyết nghề nghiệp, nhiệt tình với công tác giảng dạy, giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì và lòng quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng. Chính vì vậy mà kết quả học tập của học sinh được nâng cao lên rõ rệt theo hướng phát huy năng lực của học sinh, chất lượng giáo dục được đảm bảo, thực hiện được mục tiêu giáo dục: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Khuyến nghị Thứ nhất, đề nghị các cấp quản lý ngành Giáo dục cần tăng cường, thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm được học tập, tìm hiểu sâu hơn về phương pháp, kỹ năng chủ nhiệm theo hướng tích cực, đổi mới, phát huy được năng lực của học sinh và sáng tạo, hiệu quả cao trong công việc. Hơn nữa, tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất để động viên công tác chủ nhiệm như: tăng số tiết chủ nhiệm, khen thưởng, nêu gương, động viên những giáo viên chủ nhiệm tốt, biên tập những tài liệu đúc rút kinh nghiệm của những giáo viên chủ nhiệm giỏi để đồng nghiệp học tập; tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp ngành Giáo dục. Thứ hai, để nghị BGH, các đoàn thể và Hội phụ huynh trực tiếp tham gia tích cực, có hiệu quả vào công việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh THCS, đặc biệt chú ý vào đối tượng học sinh TB- Yếu. Nhà trường thường xuyên mở chuyên đề, hội thảo về công tác chủ nhiệm và đặc biệt chú trọng vào công việc rèn tinh thần tự học cho học sinh, làm được như vậy thì chất lư
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_lop_trong_cong_vie.doc