Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 1
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: “để góp phần nâng cao đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” trong sự nghiệp giáo dục của nước ta, phải đưa giáo dục đào tạo là “ Quốc sách hàng đầu”. Một ý nghĩ chiến lược coi trọng công tác giáo dục vì sự nghiệp đào tạo của đất nước ta hiện nay. Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người chủ nghĩa xã hội vừa có tài vừa có đức để góp ích cho đất nước.
Nước ta là một nước có nền văn hoá đang còn thấp kém, bên cạnh đó giáo dục đạo đức cho học sinh lại xuống dốc trầm trọng, mà chúng ta là những người làm công tác giáo dục cho nên chúng ta phải thức tỉnh sớm, phải biết bắt tay thật sự vào việc giáo dục đạo đức để góp phần xây dựng đất nước văn minh. Vậy trong bậc học tiểu học tôi nhận thấy lớp Một là lớp mà lứa tuổi các em còn mang tính chất cảm tính. Trẻ đến trường với một niềm vui phấn khới và ước mơ ngây thơ, chưa có độ bền vững nhất định. Các em chưa có niềm tin quan điểm vững chắc để định hướng cho mình trong tình huống phức tạp đặc biệt. Đó là học sinh tiếp xúc với hiện tượng tiêu cực. Nên việc đưa công tác giáo dục cho học sinh cá biệt ở lớp Một của bậc tiểu học như sau:
- Giáo dục học sinh cá biệt về tư cách đạo đức.
- Giáo dục học sinh văn hoá kém.
A.đặt vấn đề. 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết: “để góp phần nâng cao đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” trong sự nghiệp giáo dục của nước ta, phải đưa giáo dục đào tạo là “ Quốc sách hàng đầu”. Một ý nghĩ chiến lược coi trọng công tác giáo dục vì sự nghiệp đào tạo của đất nước ta hiện nay. Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người chủ nghĩa xã hội vừa có tài vừa có đức để góp ích cho đất nước. Nước ta là một nước có nền văn hoá đang còn thấp kém, bên cạnh đó giáo dục đạo đức cho học sinh lại xuống dốc trầm trọng, mà chúng ta là những người làm công tác giáo dục cho nên chúng ta phải thức tỉnh sớm, phải biết bắt tay thật sự vào việc giáo dục đạo đức để góp phần xây dựng đất nước văn minh. Vậy trong bậc học tiểu học tôi nhận thấy lớp Một là lớp mà lứa tuổi các em còn mang tính chất cảm tính. Trẻ đến trường với một niềm vui phấn khới và ước mơ ngây thơ, chưa có độ bền vững nhất định. Các em chưa có niềm tin quan điểm vững chắc để định hướng cho mình trong tình huống phức tạp đặc biệt. Đó là học sinh tiếp xúc với hiện tượng tiêu cực. Nên việc đưa công tác giáo dục cho học sinh cá biệt ở lớp Một của bậc tiểu học như sau: - Giáo dục học sinh cá biệt về tư cách đạo đức. - Giáo dục học sinh văn hoá kém. 2. Phạm vi giải quyết đề tài. Với thời gian vào nghề đang còn ít ỏi nhưng qua kinh nghiệm thực tế với nhiều lứa tuổi học sinh và nhân dân địa phương. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập và giải quyết tốt những vướng mắc sau: - Tìm hiểu hoàn cảnh phụ huynh học sinh. - Tham mưu với các đoàn thể địa phương nơi học sinh cư trú. - Gần gũi, giúp đỡ, khen chê kịp thời giúp học sinh tiến bộ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Ngay từ đầu năm học, tôi đã phát hiện những học sinh cá biệt, học sinh kém về đạo đức, về văn hoá. Nguyên nhân: Do chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa gia đình và quá trình học tập. a. Em: Hồ Đức Phương – gia đình khó khăn, đông con, bản thân nghịch, bưởng bỉnh, lười học, bố mẹ bận công việc( làm ruộng) nên không có thời gian dạy dỗ, kèm cặp con hằng ngày. b. Em: Hoàng Thị Hoài – mặc dầu sống trong gia đình có bố, mẹ. Hoài là con út nên được mọi người nuông chiều vì thế tính tình khác hẳn với các bạn. Em bề ngoài rất ít nói nhưng ngồi học rất hay nói n chuyện riêng, quay ngang, quay dọc làm ảnh hưởng đến nhiều bạn khác. Hễ cô giáo nhắc đến tên hoặc gọi đọc bài, làm bài, là khóc. Đã nhiều lần cô giáo gặp bố, mẹ để trao đổi nhưng được vài hôm rồi sau đó lại tái phạm. - Những biểu hiện của học sinh về đạo đức, văn hoá kém đã nêu ở trên. - Những biện pháp sáng tạo của bản thân bồi dưỡng học sinh nhận thấy khuyết điểm mà phấn đấu. Từ những đối tượng nghiên cứu trên đây khái quát lên phương pháp cần thiết, biện pháp của giáo viên cũng như năng lực phấn đấu trong học tập của học sinh. - Đọc, nói, viết, ngoan ngoãn với cha mẹ, tuân theo kỹ luật tật tự, lễ phép với thầy cô giáo, với người lớn. - Những bài học cho bản thân trong học sinh cá biệt là: * Phương pháp nghiên cứu là: Trao đổi trực tiêp trò chuyện với học sinh, với nhà trường, với cha mẹ, đội thiếu niên. Đặc biệt là cha mẹ, bạn bè đối tượng. * Phương pháp quan sát: Giáo viên theo giõi sự hoạt động trên lớp, giờ ra chơi, ở nhà với bạn bè, về tinh thần, về tư cách của học sinh * Phương pháp đo đạc quan hệ xã hội: Tập thể nhà trường, thầy cô giáo, anh chị em phụ trách đội kết hợp với gia đình * Phương pháp phỏng vấn viết: Quan hệ xã hội, bài tập bở lớp, ở nhà của học sinh B.giải quyết vấn đề 1.Thực trạng: a.Đặc điểm đối tượng: Giới thiệu lớp mình cho anh chị tổng phụ trách đội, khối, thu thập thông tin ý kiến của học sinh, kết hợp môi trường, hoàn cảnh. Giáo viên theo dõi và uốn nắn biết được học sinh cá biệt về từng mặt. Giáo viên ghi rõ họ tên, tuổi cha mẹ, nghề nghiệp để tiện theo dõi. b. Khái quát: Những học sinh này về mặt đạo đức kém, học lực kém. Theo điều tra thực tế ở học kỳI. Tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp kết quả đạt được là: TT Họ và tên Tháng 8 +9 + 10 Tháng 11 + 12 Nghĩ học Đạo đức Học lực VSCĐ Đạo đức Học lực VSCĐ Có phép không phép 1 Hồ ĐứcPhương CĐĐ Y C CĐĐ Y C 2 5 2 Hoàng Thị Hoà CĐĐ Y C CĐĐ TB B 4 3 Nguyên nhân kém về tư cách đạo đức và văn hoá cũng do hoàn cảnh gia đình tạo ra các kém của từng em. 2. Giải pháp và biện pháp thực hiện giáo giục học sinh cá biệt: Từ thực tế trên tôi thiết nghĩ rằng: - Sắp xếp chỗ ngồi cho các em phù hợp. Cô giáo trước hết bằng tình cảm đối với gia đình, với học sinh, luôn gần gủi với học sinh, gây tình cảm ban đầu đeể giáo dục học sinh. * Biện pháp giảng dạy trên lớp: Khen và chê là hai tác nhân kích thích sự phát triển đạo đức của trẻ. Khen đeể thúc đẩy những hành vi tốt, còn che tức là kìm hảm những hành vi chưa tốt. Việc khen và chê ảnh hưởng tốt đến biện pháp giáo dục này. Trẻ sẽ nhanh chóng tự điều khiển hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực quy định. - Sở dỉ đối với học sinh lớp 1 khen, chê có hiệu quả cao vì lứa tuổi các em còn nhỏ dại, sống chủ yếu bằng tình cảm, bằng sự động viên, thích khen nhiều hơn thích chê. Trong quá trình giảng dạy trên lớp cũng như các hoạt động khác, giiáo viên phải luôn luôn khen ngợi, giúp đỡ các em dù việc làm không tốt lắm nhưng cũng phải khen, phải động viên. Chẳng hạn như chấm bài, chữa bài, hướng dẫn làm bài tập ở nhà. Giáo viên phải khen kịp thời để học sinh vui và làm công việc của mình. - Biện pháp phối hợp với gia đình: Đến thăm phụ huynh trao đổi việc học của con mình cho phụ huynh rõ. * Yêu cầu phụ huynh phải sắm dụng cụ học tập, sách vở, góc học tập, hướng dẫn học bài ở nhà, thường xuyên uốn nắn giáo dục các em có những biểu hiện xấu, không tốt với bạn bè, người lớn như: hỗn láo, nói tục, nói cọc cằn.., tránh dùng roi vọt mà chỉ sử dụng biện pháp nhẹ nhàng, tình cảm. - Trao đổi với lãnh đạo địa phương, hội phụ huynh, phụ nữ địa phương, thanh niên, kết hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để giáo dục học sinh. - Trao đổi với lãnh đạo nhà trường và tập thể giáo viên trong hội đồng nhà trường để giáo dục các em. 3. Những biểu hiện tiến bộ cuả học sinh: Về học tập, tư cách đạo đức trong lớp, ngoài lớp, ngoài trương, sinh hoạt đội TT Họ và tên Tháng 1 + 2 Tháng 3 + 4 Nghĩ học Đạo đức Học lực VSCĐ Đạo đức Học lực VSCĐ Có phép không phép 1 Hồ ĐứcPhương ĐĐ TB B ĐĐ TB B 1 0 2 Hoàng Thị Hoà ĐĐ K A ĐĐ K A 0 0 4. Bài học kinh nghiệm từ những thực tế: Phát hiện học sinh kém về đạo đức, học tập, hoàn cảnh của từng em dẫn đến kém về đạo đức, về học tập - Nguyên nhân kém của từng em: +) Em Nguyễn Đức Phương: Do hoàn cảnh gia đình, mức học của em không kém. +) Em Hoàng Thị Hoài: Thích khen, động viên, nói nhỏ nhẹ, bản tính hay nũng nịu, học lực không yếu. - Giáo viên phải có biện pháp sáng tạo quan tâm đúng mức đối với những học sinh cá biệt. Có tình cảm yêu thương học sinh, gần gũi với học sinh, phải có những yêu cầu cao đối với những em đó khi giáo viên đã chiếm được ưu thế tình cảm. - Biết khéo léo phới hợp với nhà trường, gia đình và xã hội (ở lớp với thời gian ngắn). Chủ yếu là ở gia đình và xã hội. Dư luận lên án chê bai những thói hư, tật xấu của học sinh, động viên, khích lệ những biểu hiện tốt của học sinh (cha mẹ luôn đóng vai trò quan trọng). * Bài học bản thân. Đã là cô giáo thì luôn phải có tình thương và trách nhiệm đối với tập thể lớp nối chung và học sinh “cá biệt” nói riêng. Không lùi bước trước những khó khăn, cùng vui, cùng buồn với học sinh như người mẹ hiền ở lớp. Là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đó chính là món ăn tinh thần của người giáo viên đào tạo những mầm non cho đất nước. C.Kết luận: Qua thực tế của việc giáo dục học sinh cá biệt ở lớp Một bản thân tôi là người thực hiện kinh nghiệm và có một số kết luận về nguyên nhân cơ bản nhất của đối tượng như sau: Muốn thực hiện tốt giáo dục học sinh cá biệt ở bậc tiểu học nói chung và lớp 1B nói riêng thì cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của nhà trường, gia đình, xã hội đó là vấn đề nhân lõi. +) Nhà trường: Phải luôn vươn lên phát huy tác dụng chủ đạo của mình, đóng vai trò tổ chức, thống nhất các lực lượng giáo dục đảm bảo quán triệt mục đích trong mọi tổ chức và hoạt động giáo dục. +) Gia đình: Phải là nơi trụ cột cho con em, phải biết lựa chọn những kinh nghiệm, trong phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của gia đình, gương mẫu trong lối sống, trong lao động, trong quan hệ xã hội để có biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. +) Xã hội: Tổ chức, quan tâm, chăm sóc hơn nữa, tạo niềm tin cho các em, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu sôi nổi nhằm hình thành ý thức dân tộc trong mỗi học sinh. Nếu năm học tới tôi vẫn được tiếp tục theo lên lớp 2B, tôi tin rằng với kinh nghiệm này thì lớp tôi chủ nhiệm không còn học sinh cá biệt nữa. D.Kiến nghị - Đề xuất: Để đạt được mục tiêu giáo dục học sinh cá biệt ở bậc tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng thì cần phải tạo ra sự nhận thức trong mọi tầng lớp nhân dân để có biện pháp hữu hiệu với bản thân tôi là người thực hiện kinh nghiệm này mạo muội có một vài kiến nghị, đề xuất như sau: - Tỏ chức nhiều loại hình hoạt động học tập. - Tăng cường hoạt động tự học, tự nâng cao chất lượng. - Với địa phương và gia đình cần quan tâm hơn nữa, phối hợp tạo mọi điều kiện giúp đỡ các hoạt động của nhà trường. - Quan tâm, tham gia có ý thức giáo dục con em một cách đúng đắn nhất. - Tổ chức hoạt động giao lưu, kết hợp ôn lại truyền thống dân tộc, xây dựng làng, xã, gia đình văn hoá. Hi vọng kinh nghiệm này sẽ có ý nghĩa (dù nhỏ) tới công tác giáo dục. Đặc biệt là vấn đề giáo dục học sinh cá biệt ở một lớp của bậc tiểu học.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_o_lop_1.doc