Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán Lớp 3

I. Lí do viết đề tài:

 Năm học 2009-2010 được xác định là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Đối với ngành giáo dục đào tạo CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ xã hội học tập”. Bởi vậy, trong năm học này, ngành giáo dục đã xác định phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển CNTT trong những năm tiếp theo.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn toán là cần thiết.
I.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Về thuận lợi:
-Trường Tiểu học Cát Linh là đơn vị điển hình về ứng dụng CNTT, nên đã sớm triển khai việc đưa ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy và học nhiều năm nay. Năm học 2008 – 2009 thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Trường Tiểu học Cát Linh đã phát động phong trào “ Mỗi giáo viên có ít nhất 2 giáo án điện tử trong một năm học”. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên trong nhà trường.
-Được sự quan tâm của các ban ngành, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo và toàn thể phụ huynh trong toàn trường hỗ trợ về cơ sở vật chất cho nhà trường. Trong những năm học vừa qua trường đã mua nhiều máy chiếu Projector, máy Camera vật thể, máy ảnh kỹ thuật số, máy vi tính và nối mạng Internet.
-Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học nâng cao trình độ tin học. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên. Trường còn tổ chức các buổi tham luận về ứng dụng CNTT để giáo viên trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn.
2.Về khó khăn:
-Khó khăn nhất đối với giáo viên chúng tôi là trình độ tin học còn hạn chế,nên việc thiết kế giáo án điện tử rất vất vả và mất nhiều thời gian. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho chúng tôi đi học để nâng cao trình độ tin học, nhưng thời gian có hạn nên chúng tôi không thể đi chuyên sâu tìm hiểu được các kiến thức của tin học để soạn bài theo mong muốn.
-Việc thiết kế giáo án điện tử chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chọn màu sắc, phông nền hay phông chữ, chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp.
-Giờ học còn phụ thuộc vào nguồn điện, phòng học, ánh sáng.
3.Thực trạng và những yêu cầu cần thiết khi thiết kế giáo án điện tử.
-Đến năm học 2009-2010 giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học.Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần kích chuột là có. Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học.
-Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thơi gian mà hình ảnh lại nhỏ không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn.
-Đối với môn Toán không có nhiều tranh ảnh như các môn học khác, nhưng không phải vì thế mà không cần đến ứng dụng CNTT. Môn Toán tuy ít tranh ảnh, nhưng mỗi bài học hay mỗi bài toán ta đưa lên màn hình lớn sẽ giúp học sinh chú ý hơn. Những từ ngữ trọng tâm trong bài ta có thể đổi màu hoặc gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn , từ đó giải bài toán một cách dễ dàng. Hoặc khi tóm tắt đề bài ta có thể dùng những hình ảnh phù hợp với đề bài ( như con gà, con cá, bông hoa...) những hình ảnh này ta có thể lấy trên mạng Internet. Cách tóm tắt đề bài đó sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài và làm bài tốt hơn. Những bài toán về hình học ta có thể đưa lên màn hình lớn, tô màu những phần cần thiết, như vậy sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài hơn. Hoặc những bài toán về ghép hình, mỗi bài toán có thể có nhiều cách ghép khác nhau. Cùng một lúc giáo viên đưa các đáp án lên bảng sẽ rất vất vả và mất thời gian. Nhưng nếu dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong một Slide là có đủ các đáp án của bài. Dựa vào đó học sinh biết đựoc mình đã ghép theo cách nào, và còn có những cách ghép nào nữa. Từ đó học sinh có thể vận dụng các cách ghép hình cho các bài học sau.
-Ngoài sử dụng phần mêm PowerPoint tôi còn sử dụng phần mềm VioLET vào phần luyện tập dưới dạng trò chơi sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Trò chơi có thể diễn ra đầu, giữa hoặc cuối tiết học.Trò chơi có thể giải quyết được một hoặc nhiều bài toán. Trò chơi này còn giúp học sinh tính toán và phản xạ nhanh, từ đó phát triển tư duy cho học sinh. Để thưòng xuyên đổi mới tôi thường lấy tên trò chơi là “Ai nhanh, ai đúng,?” hoặc “ Thử tài đoán nhanh”...
 -Việc đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy có rất nhiều cái lợi cho cả học sinh lẫn giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải soạn giáo án như thế nào cho phù hợp thì mới đem lại hiệu quả mong muốn. 
-Đối với môn Toán những con số, những dấu cộng, trừ, nhân, chia quá nhỏ nên khi thiết kế giáo án điẹn tử không đơn giản chút nào. Bởi vậy khi thiết kế giáo án điện tử cần chú ý những điều sau:
1.Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền cho phù hợp. Không nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú ý của học sinh. Không nên chọn màu sắc quá lòe loẹt, hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối mắt.
2. Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.
3. Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân, chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú ý xem các hiệu ứng không chú ý đến kiến thức của bài.
4. Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn hiệu ứng phù hợp, không nên chọn hiệu ứng quá nhanh hay quá chậm hoặc qua sống động ảnh hưởng đến sự tập trung vào bài học của học sinh.
5. Khi sử dụng phần mềm VioLET cần chọn bài toán phù hợp với nội dung kiến thức của bài để học sinh chơi trò chơi. Không nên chọn bài quá khó, bởi vì phần trò chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn. Đề bài nên thiết kế 
ở phần mềm Microsoft OfficeW..., chọn màu cho phù hợp , chụp ảnh rồi mới đưa vào ViOLET. Bởi phần mềm VioLET phông chữ nhỏ, chỉ có màu đen. 
4. Cách thiết kế một số slide bài giảng điện tử Toán lớp 3
Bài: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
Trong Power Point tôi thiết kế 7 Slide để nhúng vào Lecture MAKER. Trong Lecture MAKER tôi thiết kế 4 Slide: Một Slide bài cũ, một Slide bài mới nhúng từ Power Point, một Slide bài tập trắc nghiệm để củng cố bài, một Slide dặn dò. Trong các Slide Bài cũ và dặn dò tôi tạo các nút nhấn để khi nhìn vào đỡ rối mắt, mà chỉ đến lúc cần hiển thị chỉ việc "click" chuột vào nút nhấn là có dữ liệu như mong muốn. 
Sau đây là một số Slide chính trong bài:
- Slide thứ nhất: Tôi thiết kế kiểm ta bài cũ để giới thiệu bài. Tôi đã đưa ra một số hình thức dạng khác nhau để giới thiệu đề bài.
- Slide thứ 2: Tôi thiết kế như trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức của ví dụ 1.tôi chọn hiệu ứng xuất hiện Sau đó chọn hiệu ứng chạy lên như sách giáo khoa.Giúp học sinh hình dung ngay ra câu hỏi của giáo viên, rút ra kết luận như slide 2.
- Slide thứ 3: Tôi thiết kế như trong sách giáo khoa để học sinh tìm hiểu kiến thức của Ví dụ . Trong slide này, tôi thiết kế tự chạy số. Sau đó tôi đưa ra các câu hỏi: khác nhau. Học sinh trả lời, giáo viên rút ra kết luận. Ở slide này nhờ sự quan sát bằng mà học sinh đã nhanh chóng biết được kết quả bài ví dụ , tôi liên hệ bài mới. 
-Slide thứ 4: Tôi thiết kế như trong sách giáo khoa để học sinh tìm hiểu kiến thức của ví dụ. kết hợp nêu câu hỏi khai thác kiến thức. Sau đó, Click chuột hiển thị như ý chính ở Slide 4, chốt lại như Ví dụ 
Slide thứ 5: Tôi thiết kế để học sinh tìm hiểu bài 1 sách giáo khoa phần Luyện tập. Tôi chọn chế độ tự số như trong sách giáo khoa giúp học sinh quan sát, tính đối với học sinh trung bình, thực hiện nhân theo hàng và lớp để trả lời câu hỏi của giáo viên tìm ra kết quả theo yêu cầu của bài 1 đối với học sinh khá, giỏi. Ở Slide này nhờ sử dụng các hiệu ứng đã giúp học sinh nhận biết nhanh kết quả. 
- Slide thứ 6: Chứa nội dung bài tập 3 phần Luyện tập để học sinh tóm tắt thảo luận nhóm. Tương tự bài tập 1, ở bài tập 3 tôi cũng cho học sinh quan sát đề bài như sách giáo khoa. Nhưng ở bài tập này về hình thức, tăng lên nhiều so với các bài trước.Hình ảnh đoạn thẳng sinh động, cụ thể của các hiệu ứng trình chiếu. 
 - Slide thứ 7: Chứa nội dung bài tập củng cố để học sinh đối chiếu các cách chọn nhanh và đúng. Ở bài tập này tôi tổ chức cho HS thi . Đầu tiên tôi đưa ra luật chơi: Các nhóm làm việc.Sau đó cho HS chơi cá nhân theo yêu cầu bài tập. Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" Sau thời gian quy định, tôi cho các em dừng cuộc chơi. Bạn nào đúng và nhanh, nhiều cách nhất là bạn thắng cuộc. Sau khi chơi tôi thấy học sinh rất thích và tìm đúng kết quả nhanh, rất ít học sinh tìm chưa đủ các cách là do thao tác chậm.
+ Để phần trò chơi hấp dẫn trong các tiết học, tôi có thể đổi tên trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng" hoặc "Thử tài tìm nhanh".
- Ở Phần Lecture MAKER Slide 7 tôi cho HS tham gia làm bài trắc nghiệm để củng cố bài. Các em chọn ý đúng trả lời câu hỏi. Nếu chọn Sai, các em khác có quyền được "Clik" chuột vào nút nhấn "Làm lại". Sau đó "Clik" chuột lại vào ý khác mà học sinh lựa chọn. Nhờ vậy mà học sinh chăm chú chờ được mời nếu bạn sai. Chính vì công dụng của các nút nhấn đã khiến học sinh tư duy tìm tòi cách thực hiện để có kết quả đúng. Qua hoạt động này tôi đã khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Ngoài ra, còn các Slide khác là trang giới thiệu, trang bài tập...
 có sử dụng Công nghệ thông tin giáo viên đỡ vất vả rất nhiều mà lại có nhiều hình ảnh thực tế, học sinh hiểu bài hơn. Mô hình trong bộ đồ dùng toán chỉ có để giới thiệu nên không phát huy được như giáo án điện tử. Học sinh được nhìn những hình ảnh phong phú, rõ nét các em sẽ hiểu rõ hơn về tính nhanh và tìm kết quả. 
C/: KẾT LUẬN
I - KẾT QUẢ:
Qua việc thực hiện giảng dạy bằng giáo án điện tử và khảo sát chất lượng học sinh sau tiết dạy bài " Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số" lớp 3 tôi chủ nhiệm đã cho thấy việc sử dụng giáo án điện tử đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà của học sinh, chất lượng học tập của học sinh cũng đều hơn so với tiết dạy truyền thống. Tôi đã thống kê hai tiết dạy trong lớp tôi: Tiết dạy truyền thống và tiết dạy có giáo án điện tử được thể hiện như sau:
Tiết
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tiết dạy không có GAĐT
29 
5 
17,2 
5
17,2 
15
51,8 
 4
13,8 
Tiết dạy có GAĐT
29 
9 
31,0 
10 
34,5 
 10
34,5 
0
0
- Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng tiết dạy có ứng dụng Công nghệ thông tin kết quả cao hơn so với tiết dạy

File đính kèm:

  • docday_manh_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc_mon_toan.doc
Giáo án liên quan