Sáng kiến kinh nghiệm Cuốn hút trẻ yêu môi trường xung quanh qua vật thật và qua giáo án điện tử

 I. Đặt vấn đề

Qua học tập nghiên cứu và bằng thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng trẻ trường mầm non là lứa tuổi phát triển mạnh nhất về thể chất, trí tuệ, tư duy và ngôn ngữ. Ngay từ khi trẻ bắt đầu chào đời đã bắt đầu được tiếp xúc với môi trường xung quanh. Đầu tiên là môi trường gia đình (người thân), môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, tất cả những gì trong thế giới xung quanh trẻ. Những điều mới lạ đối với trẻ là những điều cuốn hút sự say mê của trẻ, muốn tò mò, tìm tòi, khám phá xem nó là cái gì và như thế nào? Trẻ khám phá được càng nhiều thì tư duy của trẻ càng phát triển. Vì vậy người lớn phải là người đáp ứng giúp trẻ giải quyết những thắc mắc và tìm hiểu được cái hiện thực cuộc sống, cung cấp cho trẻ từ cái gần gũi nhất đến cái phức tạp dần và trẻ biết so sánh, phân tích, tổng hợp một cách chính xác.

Từ những vấn đề trên tôi đã suy nghĩ và đã sáng kiến ra cho mình một kinh nghiệm riêng để dạy trẻ làm quen môi trường xung quanh sao cho có hiệu quả đó là : " Cuốn hút trẻ yêu môi trường xung quanh qua vật thật và qua giáo án điện tử"

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Cuốn hút trẻ yêu môi trường xung quanh qua vật thật và qua giáo án điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 sáng kiến kinh nghiệm
Môn : Làm quen môi trường xung quanh
cuốn hút trẻ yêu môi trường xung quanh qua vật thật
 và kết hợp qua giáo án điện tử
(Dạy trẻ 5 - 6 tuổi)
Họ và tên 	: Hoàng Thị Uyên
Đơn vị 	: Trường mầm non Thái Thuỷ 
 Năm học 2009- 2010
 I. Đặt vấn đề
Qua học tập nghiên cứu và bằng thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng trẻ trường mầm non là lứa tuổi phát triển mạnh nhất về thể chất, trí tuệ, tư duy và ngôn ngữ. Ngay từ khi trẻ bắt đầu chào đời đã bắt đầu được tiếp xúc với môi trường xung quanh. Đầu tiên là môi trường gia đình (người thân), môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, tất cả những gì trong thế giới xung quanh trẻ. Những điều mới lạ đối với trẻ là những điều cuốn hút sự say mê của trẻ, muốn tò mò, tìm tòi, khám phá xem nó là cái gì và như thế nào? Trẻ khám phá được càng nhiều thì tư duy của trẻ càng phát triển. Vì vậy người lớn phải là người đáp ứng giúp trẻ giải quyết những thắc mắc và tìm hiểu được cái hiện thực cuộc sống, cung cấp cho trẻ từ cái gần gũi nhất đến cái phức tạp dần và trẻ biết so sánh, phân tích, tổng hợp một cách chính xác.
Từ những vấn đề trên tôi đã suy nghĩ và đã sáng kiến ra cho mình một kinh nghiệm riêng để dạy trẻ làm quen môi trường xung quanh sao cho có hiệu quả đó là : " Cuốn hút trẻ yêu môi trường xung quanh qua vật thật và qua giáo án điện tử"
 II. Giải pháp lớn 
- Tôi xác định mục tiêu của môn học là cung cấp những kiến thức phù hợp cho từng độ tuổi. Giúp trẻ biết được tên gọi, đặc điểm công dụng, ích lợi của các con vật, sự vật, hiện tượng và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
- Tôi sáng tạo ra câu đố dí dỏm, hấp dẫn trẻ để trẻ dễ hiểu và đoán, kết hợp với các đồ dùng vật thật để dạy trẻ.
Ví dụ : Làm quen với một số loại quả thì tìm câu đố về quả kết hợp với quả thật trẻ được ngắm nhìn, sờ mó, ngửi, nếm...Trẻ như được hòa mình vào thế giới thiên nhiên, trẻ cảm nhận được sự thực của các loài hoa, các loại quả, gây cho trẻ sự thích thú và sung sướng. Biết được quả kia tên gì? ăn thế nào? cấu tạo ra sao? ăn có mùi vị gì? Trẻ sẽ mau nhớ và nhớ lâu hơn, kiến thức sẽ sâu hơn.
Ví dụ : Các loài hoa trẻ được quan sát và được sờ, ngửi, trẻ cảm nhận được mùi hương và sắc đẹp của các loài hoa...
Kết hợp với các đồ dùng hiện đại hơn đó là giáo án điện tử, một số loại hoa mà ở địa phương không có, có thể thông qua máy tính màn chiếu cung cấp cho trẻ kiến thức chính xác và cùng lời nói hấp dẫn của cô giáo trẻ sẽ nắm được các biểu và hình ảnh của các loài hoa, nhận biết rõ nét từng đặc điểm của chúng.
Sau khi cung cấp kiến thức thực của các bông hoa, tôi đã lên bài soạn bằng giáo án điện tử, tìm kiếm tất cả các hình ảnh của các loài hoa, chọn những hình ảnh đẹp, phù hợp và copy ra máy và đưa lên máy chiếu để cung cấp cho trẻ, đây là việc sử dụng đồ dùng đến với trẻ rất thuận tiện và hấp dẫn, tiết kiệm được thời gian chuyển đồ dùng và đưa ra, cất đi dễ dàng nhằm tiết kiệm thời gian lãng phí, tăng thời gian cung cấp kiến thức cho trẻ.
Ví dụ: Mỗi loài hoa ta chỉ cần bấm (máy) là xuất hiện và bấm (máy) hoa khác lại xuất hiện và so sánh... Kết hợp với lời nói gợi sự tò mò suy nghĩ của trẻ như : Các con nhìn lên màn hình xem hoa Hồng và hoa Cúc giống nhau như thế nào? hoặc khác nhau như thế nào?
Đối với một số loại quả; ta cũng cung cấp cho trẻ kiến thức thực, quả thật, song sau đó dùng màn chiếu để cung cấp cho trẻ nhiều các loại quả khác nhau, đặc điểm của các loại quả trẻ sẽ nắm được rất nhanh chóng và thuận tiện gấp nhiều lần việc treo tranh ảnh. Kết hợp lời nói hấp dẫn, gợi mở cuốn hút trẻ vào bài học vào sự vật hiện tượng.
- Khi cho trẻ làm quen với các con vật nuôi sống trong gia đình thì ta có thể chọn một số con vật hiền lành, sạch sẽ như chú gà con, vịt con, mèo con... là con vật thật, song những con vật to hoặc không vệ sinh như con chó, con bò, con trâu thì ta có thể vào máy vi tính, cho chúng lên màn chiếu ra hình ảnh là đẹp nhất, dễ đưa ra đối với trẻ và cũng dễ cất đi, trẻ rất thích thú và nhớ lâu. Đặc biệt các con côn trùng và các con vật sống trong rừng. Ngoài thủ thuật đố và các lời nói miêu tả phải biết kết hợp hài hòa với tranh trên màn hình vi tính để cung cấp cho trẻ kiến thức đầy đủ, hệ thống đặc điểm, cấu tạo của chúng.
Ví dụ : Đưa con hổ ra, con voi ra (màn hình) cho trẻ biết hổ có 4 chân, có đầu, mình, đuôi, nó hung ác và nó ăn thịt các con vật khác. Trẻ biết là hổ trên màn hình không ăn thịt ai được và trẻ được ngắm kỹ càng và thích thú, biết tên nhanh chóng và hình ảnh đó trẻ nhớ rất lâu, cho ra trí tưởng tượng rất phong phú.
Hoặc con côn trùng đưa vào màn hình kết hợp tiếng kêu trẻ thích thú, được nghe tiếng kêu của ong, ve, ếch...biết cào cào, châu chấu, chuồn chuồn...đã cuốn hút trẻ vào trong thế giới loài vật một cách dễ dàng và hòa mình vào thiên nhiên từ lúc nào đó , trẻ vui sướng thích thú và nhớ lâu, khám phá điều mới lạ một cách nhanh nhạy làm tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh hình ảnh đó không thể thiếu được kết hợp sự miêu tả khéo léo của cô giáo một cách phù hợp để giúp trẻ dễ hiểu.
Ví dụ : Chú chuồn chuồn đang dang cánh bay lượn đấy, các con nhìn xem chú chuồn chuồn có cánh thế nào nhỉ? à cánh mỏng, mềm đang dang ra hứng gió để bay lượn như những chiếc tàu bay đấy! thật là đẹp phải không các con?
Việc cho trẻ làm quen với các phương tiện giao thông là rất cần thiết nhất là các hình ảnh thật sống động và các tiếng kêu của các phương tiện để hình thành cho trẻ các thói quen từ còn nhỏ để sau này trẻ có ý thức tốt. Mà như ta biết việc đưa vật thật,ô tô khách, ô tô tải ...đưa vào là rất khó,ô tô, tàu thuỷ, máy bay thật không thể đưa được vào mà dùng bằng đồ chơi cho trẻ được tự điều khiển chúng, trẻ thích thú lắm và hứng thú chơi. Chính vì vậy khi làm quen với các phương tiện giao thông tôi đã soạn trên máy các hình ảnh và các tiếng kêu của chúng để cung cấp cho trẻ, trẻ như được nhìn thấy ô tô thật, máy bay, tàu thủy thật. Còn đồ chơi là dùng cho trẻ sử dụng vào trò chơi, lái ô tô, lái tàu, lái máy bay...
Hoặc làm quen với các mùa trong năm đều là các sự vật hiện tượng thời tiết, khung cảnh thiên nhiên không thể tả bằng lời mà phải kết hợp với cảnh thực.
Ví dụ : Cảnh mùa hè tắm biển. Nếu trẻ được đi xem cảnh tắm biển thật thì là một điều kỳ diệu và lý thú. Song đối với cháu xa vùng biển tắm, không có điều kiện cho các cháu xem trực tiếp được thì tôi đã dùng băng hình quay và đưa lên màn hình cho trẻ quan sát. Trẻ nhìn thấy biển như thấy biển thật, trẻ rất phấn khởi và yêu cuộc sống, yêu biển cả, yêu thiên nhiên. Cũng như khi cho trẻ làm quen với quê hương đất nước nói về Thủ đô Hà Nội, nói về các danh lam thắng cảnh... đối với trẻ nông thôn chỉ là hình ảnh trìu tượng trong mơ chứ không thể có điều kiện dẫn trẻ đi thăm được. Vậy tôi đã dùng vi tính (quay phim) các cảnh thực của Thủ Đô, của Hồ Gươm, phong cảnh chi tiết của xung quanh Lăng Bác Hồ, nơi Bác kính yêu đang nằm nghỉ...Trẻ được xem đây là một hình tượng thiêng liêng nhất đối với trẻ, tuy không đến tận nơi nhưng trẻ cảm thấy tự hào và sung sướng như chính mình đã được đến thăm lăng Bác Hồ. Hình ảnh đó in đậm sâu trong trí óc của trẻ, trẻ giành cho Bác một lòng biết ơn và kính yêu Bác. Qua đó trẻ càng chăm học hơn, có ý thức hơn và giúp trẻ phát triển tư duy, phát triển thẩm mĩ, yêu cuộc sống, yêu con người, phát triển nhân cách một cách toàn diện.
 III. Kết quả.
Qua kinh nghiệm này tôi thấy các tiết học trẻ học sôi nổi và hứng thú, kết quả đạt rất cao, không gò bó, trẻ học thoải mái vui vẻ, cuốn hút trẻ hăng say học tập. Trẻ đã nắm được các loại hoa, quả, các loại ra, các con vật sống trong gia đình, các con côn trùng, các con vật sống dưới nước đạt 90% đến 95%. Số trẻ nắm được các ngành nghề đạt rất cao trên 90%. Kết quả môn học đạt 90 - 95%.
Trẻ nắm được, nhận biết được thế giới xung quanh một cách nhanh nhạy. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ từ đó phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ năng động, sáng tạo, tư duy phát triển mạnh, trẻ nhớ lâu, phát triển trí nhớ, tăng cường cho trí tuệ phát triển. Thúc đẩy tính tò mò ham hiểu biết và trẻ tích cực học hơn và trẻ tiếp thu bài tốt hơn.
bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn giảng dạy và qua việc nghiên cứu về tâm sinh lý của trẻ tôi thấy trẻ con rất hiếu động, trẻ rất tò mò, thích cái hấp dẫn, mới lạ, sinh động. Vì thế tùy theo các tiết làm quen mà ta chọn vật thật để cung cấp kiến thức cho trẻ đồng thời kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là dùng giáo án điện tử để dạy trẻ làm quen môi trường xung quanh. Đây là biện pháp mới và hấp dẫn với trẻ tạo cho cô giáo thuận tiện sử dụng đồ dùng dạy học, tăng thêm thời gian cho việc cung cấp cà củng cố kiến thức. Gây cảm xúc cuốn hút trẻ vào tiết học nâng cao chất lượng cho học tập, trẻ yêu con người, yêu cuộc sống, góp phần cho trẻ phát triển đạo đức thẩm mĩ, phát triển nhân cách toàn diện.
Qua sáng kiến này góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, song không tránh khỏi những khó khăn trong việc đồ dùng soạn và dạy đó là máy vi tính và màn chiếu còn thiếu thốn nên các tiết soạn, giảng dạy còn ít, chưa được thường xuyên.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của tôi để dạy trẻ làm quen môi trường xung quanh bằng vật thật kết hợp với sử dụng giáo án điện tử. Tuy chưa được hoàn chỉnh xong đã góp phần giúp cho tôi dạy lớp 5 tuổi được đạt kết quả tốt. Mong các đồng chí đồng nghiệp bổ xung cho sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn để giáo dục trẻ tốt, phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện.
 Thái thuỷ, ngày 4 tháng 2 năm 2010
Giáo viên
 Hoàng Thị Uyên 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cuon_hut_tre_yeu_moi_truong_xung_quanh.doc
Giáo án liên quan