Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh áp dụng chương III - Lịch sử 7

Trong quá trình làm công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử trong nhà trường, bản thân luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông, bởi vì chất lượng bộ môn Lịch sử thấp, học sinh quay lưng với bộ môn này, nếu có học chỉ mang tính đối phó cho các bài kiểm tra thi cử mà thôi. Vì thế tôi luôn cải tiến phương pháp dạy học và đã có kết quả tốt, học sinh có sự hứng thú học tập bộ môn.

 Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh bộ môn Lịch sử đã được đề cập trong các đợt tập huấn hè của sở giáo dục và chuyên đề của phòng giáo dục, nhà trường. Giáo viên và học sinh đều được tiếp cận với nội dung đổi mới và cả phương pháp dạy học đổỉ mới tích cực, học sinh chủ động hơn trong việc học tập. Giáo viên sử dụng thường xuyên hình thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, làm cho người học có thái độ yêu thích học tập bộ môn.

 Sáng kiến này của chúng tôi nhằm trao đổi với đồng nghiệp về: “ Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh áp dụng chương III - Lịch sử 7”. Góp phần phát triển phong trào đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ở trường phổ thông hiện nay.

Với sáng kiến này tôi tập trung vào giải quyết điều tra những vấn đề chủ yếu sau:

1. Thực trạng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay ( có số liệu, giáo án minh họa 1).

2. Biện pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực. ( có giáo án minh họa 2)

3. Biện pháp dạy học sử dụng đồ dùng trực quan theo định hướng phát triển năng lực.( có giáo án minh họa 2)

4. Biện pháp dạy học lịch sử tại di sản văn hóa nhằm phát triển năng lực cho học sinh.(có giáo án minh họa 3, video bài giảng tại thực địa).

 

doc54 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh áp dụng chương III - Lịch sử 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựa chọn nhiều đáp án khác nhau, có thể là đúng, có thể là sai, nhưng cái quan trọng là các em được nói, được bày tỏ quan điểm của mình trước thầy cô và bạn bè. Nhiều em tranh luận bảo vệ phương án của mình đến cùng. Lúc đó thầy cô mới là người trọng tài để phân xử đúng sai. Đây chính là điểm mới trong phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
4.3.2. Biện pháp dạy học sử dụng đồ dùng trực quan theo định hướng phát triển năng lực. ( giáo án 2 minh họa cho hình thức dạy học này)
 Sử dụng các phương tiện kĩ thuật và công nghệ thông tin gồm: máy chiếu, máy ghi âm, video, máy tính, rađio. kết hợp với bảng viết vẫn là phương tiện sử dụng phổ biến nhất. Khi sử dụng giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
- Sử dụng hình ảnh phải chính xác phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài học.
- Chú ý sử dụng đúng lúc và chọn vị trí thích hợp nhằm tạo nên hiệu quả bài học. Tránh lạm dụng sự trình chiếu, làm phân tán sự chú ý của học sinh trong bài học.
Ví dụ: Bức chân dung Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Hồ Ngyên Trừng, Tuệ Tĩnh, Lê Văn Hưu, Hồ Quý Ly. tạo được biểu tượng cho học sinh nhớ lâu, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Qua đó học sinh có thể giới thiệu cho du khách nước ngoài về những nhân vật lịch sử thời Trần?.
Ví dụ: Hình ảnh:Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô, Hình đầu rồng men lục, thạp gốm hoa lâu, gạch đất nung chạm khắc nổi (thế kỉ XIII- XIV).Từ đó em hãy giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật kiến trúc và hội họa thời Trần?
Ví dụ: Sử dụng lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258), Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên (1285), lược đồ diễn biến lần thứ ba chống quân Nguyên( 1287-1288), lược đồ trận chiến sông Bạch đằng năm 1288. Lược đồ khởi nghĩa của nông dân nửa cuối thế kỉ XIV. Từ những lược đồ về diễn biến cuộc kháng chiến các em có thể trình bày diễn biến một cuộc kháng chiến, qua đây ta có thể rèn cho học sinh lựa chọn từ ngữ giàu hình ảnh để truyền tải kiến thức cho người khác hiểu, rèn kĩ năng diễn đạt tốt cho học sinh trước thầy cô và bạn bè.
- Đưa ra những đoạn video để thay cho lời giáo viên giảng là minh chứng giúp học sinh dễ hiểu hơn rất nhiều.
Ví dụ: Bài 15. Đời sống kinh tế và văn hóa thời Trần, ta có thể đưa ra đoạn video về nhà giáo Chu Văn An hoặc video về sự khác nhau giữa hình rồng thời Trần so với thời Lý.
- Sử dụng công nghệ thông tin để dạy học bằng bằng sơ đồ tư duy hoặc có thể sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học ngay trên lớp. 
 	Ví dụ; Khi dạy bài Đời sống kinh tế và văn hóa mục II, có thể dạy bằng sơ đồ tư duy sau:
 	Giáo viên có thể tích hợp liên môn giữa môn Lịch sử với môn Mĩ thuật hướng dẫn các em vẽ lại sơ đồ tư duy có thể đó là cây kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động, các em được học vẽ, nên giáo viên chỉ hướng dẫn các em vẽ rất đẹp, có trí tưởng tượng tốt, hình dung được tất cả nội dung bài học trên sơ đồ mà không cần đọc nhiều. Qua một năm thực hiện tôi thấy dạy học tích hợp liên môn rất có hiệu quả, bài giảng phong phú sâu sắc hơn, không bị lặp kiến thức giữa bộ môn này với bộ môn khác, góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn.
Ví dụ: Khi dạy bài 15 giáo viên cho học sinh vẽ lại nội dung cơ bản của bài học bằng sơ đồ tư duy.
 	- Kể những câu truyện lịch sử, những thước phim hoạt hình trong bài giảng, thu hút được sự chú ý của học sinh, biến các sự kiện lịch sử vốn khô khan, cứng nhắc thành câu truyện thật hấp dẫn, sinh động học sinh sẽ nhớ lâu.
Ví dụ: Khi dạy bài 12 Đời sống kinh tế văn hóa mục 2 ( lớp 7) giáo viên có thể kể câu chuyện lí do đưa đến triều Lý xây dựng chùa Một Cột: “Chuyện kể rằng khi vua về già chưa có con, nên nhà vua thường đến chùa cầu tự. Một đêm vua mơ thấy đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía Tây thành Thăng Long, tay bế người con trai đưa cho nhà vua”.
 	Cũng có thể giáo viên biến tấu phần diễn biến trận đánh dài dằng dặc, khó nhớ, thành câu chuyện lịch sử. Sử dụng loa cho học sinh nghe lại về trận chiến đó, hoặc các em có thể viết lại thành câu chuyện. Ví dụ: diễn biến cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 3, cho các em viết thành truyện ngắn 500 từ, các em làm rất tốt đã biến khối lượng kiến thức đồ sộ đó thành kết truyện riêng cho mình. 
Có thể kết luận rằng dạy học bằng đồ dùng trực quan có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, có nhiều hình ảnh sinh động, nhiều thước phim lịch sử mà các đạo diễn họ đã dàn dựng , ta lấy đó giảng cho các em, như vậy các em không phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, từ đó các em tự tìm hiểu, khám phá những tri thức cần thiết cho cuộc sống.
GIÁO ÁN 2: MINH HỌA NỘI DUNG 4.3.1 VÀ 4.3.2
 Ngày soạn: 17/11/2014 Tiết 28 - Bài 15
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
(Tiếp theo)
II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức. 
- Học sinh biết được đời sống văn hoá tinh thần nhân dân ta dưới thời Trần rất phong phú, đa dạng.
- Hiểu được một nền văn học phong phú đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc làm rạng rỡ cho nền văn hoá Đại Việt.
- Hiểu được giáo dục khoa học kĩ thuật thời Trần đạt tới trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.
- Học sinh nhận xét, so sánh được thành tựu văn hóa thời Trần phát triển hơn so với thời nhà Lý.
 - Học sinh đánh giá được công lao của các nhân vật lịch sử Chu Văn An, Trần Quốc Tuấn, Lê Văn Hưu, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng.
2.Tư tưởng. 
- Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào về một thời kỳ lịch sử có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc.
3.Kĩ năng.
- Giúp học sinh nhìn nhận sự phát triển về xã hội và văn hoá qua phương pháp so sánh với thời kỳ trước.
- Phân tích đánh giá nhận xét thành tựu văn hoá đặc sắc 
 4.Phát triển năng lực.
Các năng lực hình thành
 Biểu hiện trong bài giảng
1. Tái hiện lại sự kiện hiện tượng nhân vật lịch sử
Tái hiện nhân vật lịch sử trong bài giảng Chu Văn An, Trần Quốc Tuấn, Lê Văn Hưu, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng.
2.Thực hành bộ môn
Quan sát tranh ảnh để phát hiện kiến thức, lập bảng niên biểu những đóng góp của các nhân vật lịch sử, khai thác kiến thức trong đoạn video bài giảng
3. So sánh, phân tích, khái quát hóa.
So sánh các nhân vật lịch sử Chu Văn An, Trần Quốc Tuấn, Lê Văn Hưu, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, những đóng góp của ông đối với lịch sử dân tộc.
4.Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Biết vận dụng kiến thức lịch sử và liên hệ với thực tiễn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống: ô nhiễm môi trường, tranh chấp biển đảo..
B.THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1.Thầy. 
- Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Trần: Tranh ảnh Trần Nhân Tông, các hoạt động về văn hóa hát chèo, múa rối nước, lễ hội, tranh ảnh về Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Vi deo đền thờ thầy giáo Chu Văn An, về hình ảnh con rồng thời Trần so với thời Lý, sơ đồ tư duy củng cố bài học. 
 2.Trò. 
 - Đọc và tìm hiểu sách giáo khoa, sách tham khảo, bài viết giới thiệu với du khách về địa danh lịch sử đền thờ thầy giáo Chu Văn An.
C.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 
I.Tổ chức lớp
 Ngày ...................... Lớp 7B sĩ số 30 vắng .
II.Kiểm tra bài cũ 
III.Bài mới .
Giáo viên cho cả lớp hát một bài « Mái trường mến yêu » - Tích hợp kiến thức Âm nhạc.
 	Nêu vấn đề: Ở bài học trước, các em thấy dưới thời Trần mặc dù phải trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhưng nền kinh tế rất phát triển. Vậy trên các lĩnh vực khác như văn hóa giáo dục, khoa học, nghệ thuật như thế nào? Đó là những nội dung chính mà chúng ta sẽ học hôm nay.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
HS theo dõi sgk
? Trình bày tình hình phát triển văn hóa thời Trần qua sơ đồ sau?
 -Tín ngưỡng cổ truyền.
- Đạo Phật, đạo Nho
- Sinh hoạt văn hóa.
-Tập quán.
GV: Thời Trần, các tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong dân gian.
 Kể tên một vài tín ngưỡng trong dân gian?
- Thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc có công với đất nước ...
GV: Đạo phật thời Trần có phát triển song không mạnh bằng thời Lý. Đạo Phật không ảnh hưởng tới chính trị. Thời kỳ này Nho giáo được sử dụng phổ biến.
? So với đạo Phật, Nho giáo phát triển như thế nào?Vì sao Nho giáo lại phát triển
Nho giáo ngày càng được nâng cao và được chú ý hơn do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị.
? Kể tên các nhà Nho được triều đình trọng dụng
GV: Các nho giáo giữ vị trí cao trong bộ máy nhà nước, nhiều nhà Nho được triều đình trọng dụng như Trương Hán Siêu, Chu Văn An ... 
?Quan sát hình ảnh này nói lên điều gì? Kể tên các hình thức sinh hoạt văn hóa?Nhận xét?
Giáo viên cho HS hát một đoạn chèo.trong bài “Cô đôi thượng ngàn”
“Sinh thay một thú cô đôi ngàn, bầu trời cảnh phật phong quang bốn mùa, trên bát ngát trăm hoa đua nở, cầm thú đua chơi”
Tích hợp môn Âm nhạc
?Nêu những dẫn chứng về tập quán giản dị của nhân dân.Tập quán giản dị đó thể hiện điều gì
- Đi chân đất, quần áo đơn giản, áo đen hoặc áo tứ thân, cạo trọc đầu. 
Tích hợp môn Giáo dục công dân
GV: Bên ngoài rất giản dị, nhưng ẩn chứa bên trong con người họ là tinh thần thượng võ, lòng yêu quê hương đất nước, trọng nhân nghĩa.
?Nhận xét về các hoạt động văn hoá dưới thời Trần?
- Các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng, nhiều vẻ mang đậm tính dân tộc
? Trong xu thế hội nhập hiện nay, sự phát triển như vũ bão của KHKT, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa các nước, thế hệ trẻ của chúng ta đang đánh mất dần phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Em có việc làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đó?
Tích hợp môn Giáo dục công dân
-Tuyên truyền cho mọi người hiểu giá trị của những truyền thống, phải biết tiếp thu có chọn lọc giá trị tinh hoa của nhân loại (hòa nhập, không hòa tan)
Chuyển ý: Nhà trần còn để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng.Vậy sự phát triển của nền văn học đó như thế nào, cô cùng các em tìm hiểu mục II.
 Em hãy cho biết vài nét về tình hình Văn học thời Trần ?
Kể tên một số tác phẩm mà em biết?
- Hịch tướng sĩ
- Phò giá về kinh
- Phú sông Bạch Đằng
Giáo viên tích hợp kiến t

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_day_ho.doc
Giáo án liên quan