Sách thực hành Hóa học 8

Điều 1 :

Phải ngồi theo đúng chỗ ngồi đã quy định. Không được tuỳ tiện di chuyển đồ đạc, dụng cụ, máy móc trong phòng.

Điều 2 :

Trước khi làm thí nghiệm phải nắm vững mục đích yêu cầu, nguyên tắc cấu tạo và cách sử dụng từng dụng cụ máy móc. Nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm.

Điều 3 :

Khi làm thí nghiệm, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

Điều 4 :

Quan sát, ghi chép số liệu, kết quả, mô tả đầy đủ các hiện tượng thí nghiệm, nhận xét, giải thích và kết luận.

Hoàn thành báo cáo kết quả thực hành vào vở thực hành ngay trong buổi thực hành đó.

Điều 5 :

Chỉ được làm những bài thực hành do giáo viên quy định và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, không tự ý làm các thí nghiệm khác không có trong bài.

Điều 6 :

 Không được hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm. Không để túi, cặp sách trên lối đi lại.

Điều 7 :

 Khi vào phòng thí nghiệm, quần áo phải gọn gàng. Cần có các phương tiện bảo hộ lao động như : áo choàng, găng tay, kính che mắt, . Khi có tai nạn xảy ra cần bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách.

 

doc41 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sách thực hành Hóa học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cất và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hiđroxit). Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm.
- Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước, ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong. Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm.
Những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên :
Những dự đoán của học sinh về hiện tượng và kết quả thí nghiệm :
- Mô tả hiện tượng và kết quả quan sát được khi tiến hành thí nghiệm 
- Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận
2. Câu hỏi bổ sung
	 a. Mô tả hiện tượng quan sát được trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra ? 
b. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học ? (đánh dấu ´ vào ô vuông)
Hiện tượng hoá học
Hiện tượng vật lí
- Nước đá tan thành nước lỏng
- Đinh sắt để trong không khí bị gỉ
- Đốt lưu huỳnh ngoài không khí, tạo ra chất khí mùi hắc.
- Đá vôi nung trong lò tạo ra vôi sống và khí cacbonic.
- Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
- Khi đốt cồn cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
- Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn và cán thành đinh.
- Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.
- Nhựa đường đun nóng thì chảy lỏng.
- Cho vôi sống vào nước, vôi sống biến thành vôi tôi.
- Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi, hơi nến cháy tạo khí cacbonic và hơi nước. 
c. Hãy phân tích và chỉ rõ giai đoạn nào của quá trình mô tả trên có hiện tượng vật lí ? có hiện tượng hoá học ?
Kết quả đánh giá của giáo viên
Điểm thao tác 
thí nghiệm (kĩ năng làm thí nghiệm)
Điểm kết quả thí nghiệm
Điểm 
ý thức
Tổng điểm
Mô tả 
hiện tượng
Giải thích
hiện tượng
Nhận xét của giáo viên :
Xác nhận của giáo viên
(Kí tên)
Bài thực hành số 04
Điều chế, thu khí oxi và thử tính chất của khí oxi
I. Mục tiêu	
- Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm; về tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi.
- Rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm (hoặc lọ) bằng cách đẩy không khí hoặc đẩy nước.
II. Dụng cụ và hoá chất (cho một nhóm thực hành)
1. Hoá chất
- Thuốc tím (kali pemanganat) - KMnO4
- Lưu huỳnh (bột)
2. Dụng cụ
Tên dụng cụ
SL
Tên dụng cụ
SL
ống nghiệm	 :
2
Chậu thủy tinh cỡ nhỏ	 :
1
Nút cao su đặc	 :
2
Đèn cồn	 :
1
Nút cao su đục lỗ	 :
2
Bộ giá thí nghiệm cải tiến	 :
1
ống dẫn thủy tinh hình chữ L
1
Thìa xúc hoá chất	 :
1
ống dẫn thủy tinh hình chữ S
1
Chổi rửa ống nghiệm	 :
1
Lọ miệng rộng hoặc bình tam giác 100ml, nút mài hoặc nút nhựa
1
III. thực hành 
Phiếu thực hành
Ngày....... tháng.....năm 200......
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
	a. Thí nghiệm 1 : Điều chế và thu khí oxi 
- Lắp dụng cụ như hình 4.6 hoặc hình 4.8 – SGK, cho một lượng nhỏ (bằng hạt ngô) KMnO4 vào đáy ống nghiệm. Đặt một ít bông gần miệng ống nghiệm. Dùng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, đậy kín miệng ống nghiệm. Lắp ống nghiệm vào bộ giá thí nghiệm cải tiến sao cho đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống nghiệm một chút. Nhánh dài của ống dẫn khí sâu tới gần sát đáy lọ thu khí oxi. Kiểm tra độ kín của dụng cụ. Dùng đèn cồn đun nóng cả ống nghiệm chứa KMnO4 tinh thể; sau đó tập trung đốt nóng phần có hoá chất kali pemanganat bị phân hủy, tạo ra khí oxi. Nhận biết khí oxi trong lọ thu bằng que đóm và than hồng.
Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy không khí (hình 4.6a) hoặc bằng cách đẩy nước (hình 4.6b trong SGK).
Khi oxi đã đầy bình, dùng nút đậy kín miệng bình để dùng cho thí nghiệm sau.
	b. Thí nghiệm 2 : Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi
Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.1 SGK, cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ lưu huỳnh bột (bằng hạt). Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn, cho lưu huỳnh cháy ngoài không khí sau đó mở nắp lọ chứa oxi vừa điều chế ở thí nghiệm (1). Nhận xét hiện tượng xảy ra khi lưu huỳnh cháy ngoài không khí và cháy trong bình chứa oxi. Viết phương trình phản ứng hoá học đã xảy ra.
Những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên :
Những dự đoán của học sinh về hiện tượng và kết quả thí nghiệm :
- Mô tả hiện tượng và kết quả quan sát được khi tiến hành thí nghiệm 
- Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận
2. Câu hỏi bổ sung 
a. Hãy giải thích một số động tác thí nghiệm khi điều chế oxi bằng cách đun nóng thuốc tím (hình 4.6a – 4.6b SGK) :
- ống nghiệm chứa thuốc tím cần đặt ở tư thế miệng ống nghiệm hơi chúc xuống so với đáy ống.
- Khi ngừng thí nghiệm, trước hết phải mở nút cao su có ống dẫn khí ra trước, sau đó mới tắt đèn cồn. 
Trả lời :
	b. Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, B đứng trước câu trả lời đúng.
- Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất
A. khí oxi tan trong nước.	
B. khí oxi ít tan trong nước.
C. khí oxi khó hoá lỏng.	
D. khí oxi nhẹ hơn nước.
- Người ta còn thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất
A. khí oxi nhẹ hơn không khí.	
B. khí oxi nặng hơn không khí.
C. khí oxi dễ trộn lẫn với không khí.	
D. khí oxi ít tan trong nước.
Kết quả đánh giá của giáo viên
Điểm thao tác 
thí nghiệm (kĩ năng làm thí nghiệm)
Điểm kết quả thí nghiệm
Điểm 
ý thức
Tổng điểm
Mô tả 
hiện tượng
Giải thích 
hiện tượng
Nhận xét của giáo viên :
Xác nhận của giáo viên
(Kí tên)
Bài thực hành số 05
Điều chế, thu khí hiđro và 
thử tính chất của khí hiđro
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro.
- Rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm (lọ) bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.
II. dụng cụ và hoá chất (cho một nhóm thực hành)
1. Hoá chất : 	
- Dung dịch HCl loãng
- Kẽm hạt Zn
- Đồng oxit CuO 
2. Dụng cụ :
Tên dụng cụ
SL
Tên dụng cụ
SL
ống nghiệm
2
Bộ giá thí nghiệm cải tiến
1
Diêm	
1
ống hút nhỏ giọt
2
ống dẫn thẳng, vuốt nhọn 1 đầu
1
Thìa xúc hoá chất
2
ống dẫn hình chữ V
1
Giá ống nghiệm
1
Đèn cồn
1
III. thực hành
Phiếu thực hành
Ngày....... tháng.....năm 200...
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
	a. Thí nghiệm 1 : Điều chế khí hiđro từ HCl loãng (1 : 2), kẽm, đốt cháy hiđro trong không khí.
Lắp ráp dụng cụ như hình 5.4 trang 120 – SGK. Cho vào ống nghiệm 3 ml dung dịch HCl loãng (1 : 2) và khoảng 3 hoặc 4 viên kẽm. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Thử độ tinh khiết của dòng khí hiđro sinh ra (hoặc chờ khoảng 1 phút cho khí hiđro đẩy hết không khí trong ống nghiệm ra), sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí. Quan sát, nhận xét các hiện tượng xảy ra.
	b. Thí nghiệm 2 : Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí
- Lắp dụng cụ như hình 5.4 SGK, úp ống nghiệm lên đầu ống dẫn khí hiđro sinh ra theo chiều thẳng đứng (miệng ống nghiệm úp xuống dưới), sau khoảng một phút đưa miệng ống nghiệm chứa hiđro vào ngọn lửa đèn cồn. Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra.
	c. Thí nghiệm 3 : Hiđro khử đồng oxit 
- Dùng ống hút nhỏ giọt cho vào ống nghiệm khoảng 3 – 4 ml HCl loãng (1 : 2) (thể tích dung dịch HCl loãng chiếm khoảng 1/4 thể tích ống nghiệm) và cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 3 – 4 viên kẽm. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống thủy tinh đầu uốn gấp khúc chữ V xuyên qua. Lắp dụng cụ như hình 5.9 SGK. Thử độ tinh khiết của dòng khí hiđro sinh ra. Sau khi khẳng định dòng khí hiđro không còn lẫn khí oxi, dùng đèn cồn hơ nóng đều ống thủy tinh, sau đó tập trung đun nóng tại vị trí có CuO. Nhận xét màu sắc của chất tạo thành và giải thích.
	Một số chú ý :
– Để khí hiđro thoát ra nhanh và nhiều hơn, có thể cho thêm vào ống nghiệm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4.
– Để tiết kiệm hoá chất, thời gian lắp dụng cụ và cách tiến hành phản ứng chỉ cần lắp một bộ dụng cụ. Nếu khí hiđro thoát ra chậm so với ban đầu có thể cho thêm vài viên Zn và khoảng 1 – 2ml dung dịch HCl.
– Rửa Cu bám trong ống chữ V bằng cách ngâm ống vào cốc đựng dung dịch HNO3.
Những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên :
Những dự đoán của học sinh về hiện tượng và kết quả thí nghiệm :
- Mô tả hiện tượng và kết quả quan sát được khi tiến hành thí nghiệm 
- Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận
2. Câu hỏi bổ sung
	a. Hãy so sánh và giải thích cách thu khí O2 và thu khí H2 bằng cách đẩy không khí được mô tả ở hình vẽ 4.8 và 5.4 trong SGK.
	b. Nhìn hình 5.4 SGK về thí nghiệm điều chế H2 và đốt H2, một học sinh mô tả lại từng bước các thao tác thí nghiệm như sau :
- Lấy ống nghiệm sạch đặt ................................. ;
- Lấy nút cao su (hoặc nút bấc) có ................................ xuyên qua thử đậy vào .................... và kiểm tra ......................... ;
- Mở nút cao su, ........................., đặt nhẹ 2 á 3 viên kẽm ...................và ...................................dung dịch axit HCl vào ống nghiệm.
- Đậy ống nghiệm .............................có ........................... xuyên qua và đặt ..............................................
- Chờ khoảng 1 phút, ........................................vào đầu ống dẫn thuỷ tinh có ......................... bay ra ;
Hãy điền các từ và cụm từ (có trong SGK) vào những chỗ trống nêu trên để mô tả đúng các thao tác thí nghiệm. 
	c. Trong thí nghiệm điều chế H2 và đốt H2, sau bước thứ ba : “ thả nhẹ 4 viên kẽm vào dung dịch axit HCl cho phản ứng xảy ra”, vì sao phải chờ khoảng 1 phút rồi mới đưa que đóm đang cháy vào đầu ống thuỷ tinh dẫn khí H2 bay ra ? 
	d. Trong thí nghiệm 2 : điều chế H2 và thu H2, để giữ được khí H2 ở trong ống nghiệm trước khi đem thử ở ngọn lửa đèn cồn, vì sao phải giữ cho ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống chúc xuống dưới?
	e. Trong thí nghiệm 3 “Hiđro khử đồng (II) oxit” (hình 5.9 SGK), vì sao trước khi đun nóng mạnh ở chỗ có CuO lại phải dùng đèn cồn hơ nóng đều ống thuỷ tinh ?
Kết quả đánh giá của giáo viên
Điểm thao tác 
thí nghiệm (kĩ năng làm thí nghiệm)
Điểm kết quả thí nghiệm
Điểm
ý thức
Tổng điểm
Mô tả 
hiện tượng
Giải thích 
hiện tượng
Nhận xét của giáo viên :
Xác nhận của giáo viên
(Kí tên)
Bài thực hành số 06

File đính kèm:

  • docVo thuc hanh Hoa 8.doc
Giáo án liên quan