Sách giáo viên Hóa học 8

1. Mục tiêu chung của chương trình Hoá học THCS

Cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về Hoá học. Hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủnghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động chuẩn bị cho HS học lên và đi vào cuộc sống lao động.

2. Mục tiêu của chương trình Hoá học lớp 8

a) Về kiến thức

HS có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đầu tiên về Hoá học bao gồm hệ thống các khái niệm cơ bản, định luật, học thuyết và một số chất hoá học quan trọng. Đó là :

- Khái niệm về chất, mở đầu về cấu tạo chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, về phản ứng hoá học và biến đổi của chất trong phản ứng hoá học ;

- Khái niệm về biểu diễn định tính, định lượng của chất và phản ứng hoáhọc là công thức hoá học, phương trình hoá học, mol và thể tích mol của chấtkhí ;

- Kiến thức về hoá trị ;

- Các khái niệm cụ thể về oxi, hiđro (hai nguyên tố hoá học rất quan trọng) và hợp chất của chúng là nước ; về không khí là hỗn hợp của oxi với nitơ và một số chất khác. Thông qua việc nghiên cứu các tính chất hoá học của các chất sẽ hình thành được khái niệm về các loại phản ứng hoá học (phản ứng hóa hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế, phản ứng oxi hoá - khử), về sự oxi hoá, sự cháy.

 

doc17 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 3999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sách giáo viên Hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tiêu chuẩn thiết bị dạy học. Đồng thời cần chú ý tăng dần việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học như máy chiếu, bản trong, băng hình, máy tính cùng với các phần mềm dạy Hoá học.
3. Định hướng về nội dung và hình thức đánh giá
Để thực hiện được mục tiêu của môn học, góp phần thực hiện mục tiêu của nhà trường THCS, cần chú ý :
- Coi trọng kiểm tra, đánh giá chất lượng nắm vững hệ thống khái niệm hoá học cơ bản, không nặng về học thuộc lòng ;
- Chú ý đánh giá năng lực thực hành, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, coi đó là sự thể hiện của sự phát triển tiềm lực trí tuệ của HS ;
- Tăng yêu cầu kiểm tra về thí nghiệm hoá học và năng lực tự học của HS.
Để thực hiện được các yêu cầu trên đây, cần sử dụng các biện pháp sau đây :
ã Chú ý dùng phối hợp nhiều loại hình bài tập : tự luận và trắc nghiệm khách quan, bài tập lí thuyết định tính và định lượng, bài tập thực nghiệm ;
ã Chú ý kiểm tra kĩ năng thực hành, kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc khoa học như điều tra, tra cứu, báo cáo kết quả ;
ã Dùng các phương pháp khác nhau trong đánh giá : kiểm tra viết và vấn đáp..., HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau...
giảng Dạy các bài cụ thể
Bài 1 (1 tiết)	mở đầu môn hoá học
A. 	Mục tiêu
1. HS biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.
2. Bước đầu HS biết rằng Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
3. Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
B. 	Nội dung cơ bản và thông tin bổ sung
I - Hoá học là gì ?
1. GV cần nắm vững yêu cầu cơ bản của bài học này là cung cấp cho HS một số sự kiện, tư liệu và hình ảnh cụ thể để giúp HS hình dung sơ bộ môn học mới và ngành khoa học mới mà các em bắt đầu nghiên cứu là Hoá học. Vì vậy ngay từ bài học đầu tiên này HS cần được làm quen với phương pháp nhận thức đặc trưng của Hoá học là thực nghiệm hoá học. Dù ở mức độ đơn giản nhất, HS cũng cần áp dụng ngay phương pháp quan sát thực tiễn cuộc sống để biết rút ra một số nhận xét. Ngay ở bài học đầu tiên này, GV cần chọn lọc phương pháp dạy và học cụ thể cho phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp học (về cơ sở vật chất và đặc điểm của HS) để cho HS làm quen ngay với phương pháp học tập mới. GV tập luyện cho HS có thói quen làm thí nghiệm hoá học, tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới, thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
2. Chỉ qua bài mở đầu môn Hoá học không thể yêu cầu HS hiểu được đầy đủ Hoá học là gì. Điều này càng khó khăn nếu GV chỉ dùng lời nói để kể hoặc thuyết trình về định nghĩa của môn Hoá học, về vai trò quan trọng của môn Hoá học. HS sẽ rất khó khăn hình dung được nội dung điều trình bày của thầy cô giáo. Vì vậy, các GV nên cố gắng khắc phục mọi khó khăn để tiến hành một vài thí nghiệm hoá học như trong SGK ngay ở bài học đầu tiên của môn học. Ngoài hai thí nghiệm đã giới thiệu trong SGK cũng có thể thay đổi hay làm thêm 1 hoặc 2 thí nghiệm khác về sự đổi màu của các chất tham gia phản ứng, sự tạo thành kết tủa, thí dụ dùng hơi thở từ miệng thổi vào dung dịch nước vôi trong, cho một mẩu đá vôi vào giấm ăn ...
II - Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ?
Cần chọn lọc một số tranh ảnh và tư liệu để giới thiệu về vai trò to lớn của Hoá học trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và trong cuộc sống. Trong đó chú ý chọn những tư liệu gần gũi với nhà trường ở địa phương. Những tranh ảnh, bài báo giới thiệu các thành tựu của ngành dầu khí, gang thép, phân bón, khoáng sản, hoá chất, xi măng, cao su, dược phẩm... cũng như những thành tích học tập xuất sắc của các HS về Hoá học ở trong nước và quốc tế là những tư liệu sinh động, bổ ích. GV có thể tìm được những tư liệu thực tế trong các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về những thành tựu của các ngành - trong đó có ngành Hoá học và Công nghệ Hoá chất. Cũng có thể tìm thấy những tư liệu bổ ích về sự phát triển của Hoá học và Công nghệ hoá chất trong các báo cáo của Hội Hoá học Việt Nam trong tạp chí "Hoá học và ứng dụng" hoặc tuyển tập các báo cáo trong Hội nghị Hoá học toàn quốc, chẳng hạn bài "Phương hướng phát triển ngành Công nghiệp Hoá chất Việt Nam đến năm 2015" trong tuyển tập toàn văn các báo cáo hội thảo quốc gia "Định hướng phát triển ngành Hoá học và ngành Công nghiệp Hoá chất Việt Nam trước thềm thiên niên kỉ mới", 4/2000, Hà Nội, Việt Nam, trang 118, có đoạn viết "Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, trong đó có tới 30 năm đất nước có chiến tranh và bị cấm vận, nền công nghiệp hoá chất nước ta đã tiến một bước rất dài, đến nay đã chiếm tới khoảng 8% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp"... "Công nghiệp hoá chất nước ta tập trung chủ yếu vào ba vùng : Hà Nội - Hải Phòng - Bắc Giang - Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Sông Bé - Bà Rịa - Vũng Tàu ; Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Lào Cai"...
C. 	Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Cần chuẩn bị trước một bộ dụng cụ thí nghiệm ở bàn GV và một số bộ dụng cụ bằng số lượng bàn (hoặc số nhóm) HS. Mỗi bộ dụng cụ thí nghiệm gồm một khay nhựa trong đó có một giá ống nghiệm với hai ống nghiệm nhỏ và 4 ống nghiệm nhỏ (hoặc 4 lọ nhựa nhỏ) chứa lần lượt các chất : dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4, axit HCl, vài cái đinh sắt nhỏ.
D. 	gợi ý tổ chức hoạt động dạy học
I - Hoá học là gì ?
Khi nghiên cứu phần này, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS như sau : GV yêu cầu HS kiểm tra các dụng cụ và hoá chất trong khay nhựa, hướng dẫn cách tiến hành từng thí nghiệm một. Có thể làm mẫu và dùng thêm máy chiếu bản trong để chỉ rõ cách làm và trình tự tiến hành thí nghiệm.
Khi các nhóm HS đã làm xong thí nghiệm 1, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi "Hãy cho biết nhận xét của em về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm." (Dung dịch trong suốt màu xanh của đồng sunfat và dung dịch trong suốt không màu của natri hiđroxit biến đổi thành chất kết tủa đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2 có màu xanh).
GV nhận xét và bổ sung câu trả lời của HS. Sau khi nhận xét về kĩ thuật, phương pháp tiến hành thí nghiệm 1 của HS, GV đặt câu hỏi cho thí nghiệm 2 và cách tiến hành thí nghiệm 2.
Sau đó, cho HS thảo luận về thí nghiệm 2 và rút ra nhận xét : Có chất khí (bọt khí) tạo thành, nghĩa là đã có sự biến đổi của các chất sắt và axit clohiđric.
Từ hai thí nghiệm trên và nhiều thí nghiệm khác mà ta sẽ tiếp tục nghiên cứu sau này cùng với các lập luận bổ sung, người ta đã rút ra kết luận rằng "Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng".
II - Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ?
GV cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK, quan sát một số tranh ảnh, tư liệu trong báo chí hoặc nghe kể chuyện về ứng dụng của Hoá học để minh hoạ cho kết luận rằng Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.
III - Cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hoá học ?
1. GV cần chú ý cho HS thực hiện các hoạt động sau : Có thể cho HS đọc SGK, trả lời câu hỏi và hướng HS vào các hoạt động cần làm khi học tập Hoá học : thu thập thông tin, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
2. Phương pháp học tập môn Hoá học như thế nào là tốt ?
Chương1
chất - nguyên tử - phân tử
Phần 1
mở đầu chương
A. 	mục tiêu của chương
1. Cho HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hoá trị.
2. Tập cho HS biết cách nhận ra tính chất của chất và tách riêng chất ra từ hỗn hợp, quan sát và thử nghiệm tính chất của chất ; biết biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hoá học và biểu diễn chất bằng công thức hoá học ; biết cách lập công thức hoá học của hợp chất dựa vào hoá trị ; biết cách tính phân tử khối.
3. Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học. Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hoá học - năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất.
B. 	một số điều cần lưu ý
1. Về nội dung
a) Khái niệm trong chương đều tập trung một chủ đề về chất (cấu tạo và biểu diễn). Ta thấy rõ điều này qua sơ đồ các bài lí thuyết trong chương.
Bài 2 Chất	 Bài 6 Đơn chất và Hợp chất - Phân tử
Bài 4 Nguyên tử 	 Bài 5 Nguyên tố hoá học
Bài 9 Công thức hoá học	 Bài 10	 Hoá trị
	 (Biểu diễn chất)	 (Lập CTHH hợp chất)
Nguyên tử, phân tử là những hạt cấu tạo của chất, còn nguyên tố hoá học thì dẫn đến sự phân loại các chất.
b) Thay đổi các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hoá học và phân tử
Hai khái niệm nguyên tử và nguyên tố hoá học gắn liền với nhau. Nói nguyên tử A là chỉ một cá thể, thí dụ nói nguyên tử cacbon là chỉ một nguyên tử C. Còn nói nguyên tố hoá học A là đề cập cái toàn thể, tập hợp những nguyên tử cùng loại, thí dụ nói nguyên tố hoá học cacbon là chỉ loại nguyên tử C. Để dễ hình dung, cũng gần tương tự như nói hạt gạo tám (để chỉ một hạt gạo tám) và gạo tám (để chỉ loại gạo tám). Như vậy, tuỳ theo sự sắp xếp định nghĩa hai khái niệm này (cái nào định nghĩa trước, cái nào định nghĩa sau) mà lựa chọn định nghĩa cho thích hợp. Trong SGK cũ đề cập khái niệm nguyên tố hoá học trước. Định nghĩa về nguyên tố phải dựa vào khái niệm chung đã biết là chất :
"Nguyên tố hoá học là nguyên liệu ban đầu cấu tạo nên các chất".
Khái niệm nguyên tử đưa ra sau, nên có thể định nghĩa dựa vào khái niệm nguyên tố hoá học :
"Nguyên tử là hạt vi mô, đại diện cho nguyên tố hoá học và không bị chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học".
Trong SGK mới đề cập khái niệm nguyên tử trước, nên phải định nghĩa nguyên tử dựa vào khái niệm chất :
"Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, từ đó tạo ra mọi chất"
Sau đó định nghĩa về nguyên tố dựa vào khái niệm nguyên tử :
"Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân." (Cùng số proton là dấu hiệu đặc trưng của những nguyên tử cùng loại.

File đính kèm:

  • docHH8-1.DOC
  • docHH8-2.DOC
  • docHH8-3c.doc
  • docHH8-4.DOC
  • docHH8-5.DOC
  • docHH8-6.DOC
  • docHH8-7.DOC
  • docHH8-8.DOC
  • docHH8-9a.DOC
  • docHH8-10.DOC
Giáo án liên quan