Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm

Trong thời đại ngày nay, công tác giáo dục của các quốc gia trên thế giới được quan tâm sâu sắc. Ở Việt Nam, “ giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu”. Vì khi hội nhập nền kinh tế quốc tế cần những con người năng động, sáng tạo, có tri thức. Có như thế mới thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đất nước. Làm được điều đó thì phải chú trọng công tác giáo dục trong nhà trường, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn này và đã đề ra nhiều chỉ thị chăm lo cho giáo dục. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII khẳng định: “ đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ theo một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong nghị quyết trung ương 4 khóa VII có nêu: “phải kết hợp học với hành”, “ bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Cùng với định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động dạy học, giúp học sinh tự tìm tòi kiến thức mới, rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức, tự giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tế trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được.

Đối với các môn học ở trường trung học cơ sở, thì môn Địa lí là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành những kĩ năng cho học sinh như: khái niệm một vấn đề, giải thích các hiện tượng tự nhiên, kĩ năng thể hiện các số liệu, các đại lượng bằng cách mô tả bằng hình vẽ hay nói cụ thể hơn là thể hiện các số liệu qua biểu đồ mà trên thực tế từ trước đến nay kĩ năng này rất ít được học sinh trung học cơ sở quan tâm chú ý đến. Chính vì thế, giáo viên có thể dễ nhận ra sự khó khăn ở một số học sinh khi gặp các bài tập kĩ năng này.

 

doc18 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bình các tháng trong năm), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng( chẳng hạn diện tích các châu lục, các nước), hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ: cơ cấu xuất, nhập khẩu).
 2.2. Các loại biểu đồ
Biểu đồ có nhiều loại nên trước khi vẽ cần đọc kĩ yêu cầu của đề bài, xác định chủ thể thể hiện trên biểu đồ ( động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu …) để chọn biểu đồ thích hợp.
Có rất nhiều loại biểu đồ như: đồ thị, cột, thang ngang, kết hợp, tròn, ô vuông, miền, tam giác, hình thoi, xuất nhập khẩu. Nhưng đối với cấp trung học cơ sở, các biểu đồ thường gặp là: đồ thị, cột, thang ngang, kết hợp, tròn, miền.
 2.2.1. Biểu đồ cột (thang ngang)
* Cách nhận dạng
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể là “ hãy vẽ biểu đồ cột”….thì ta không được vẽ biểu đồ dạng khác ( đồ thị, tròn…), buộc phải vẽ biểu đồ cột.
- Đề bài muốn ta thể hiện sự hơn, kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các yếu tố.
- Ta có thể dựa vào các cụm từ gợi ý có trong đề bài như: “số lượng”, “sản lượng”, “so sánh”, “cán cân xuất nhập khẩu”.
- Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong 1 năm, nên trục ngang thay vì đơn vị “năm” lại thay thế là “các vùng”, “các nước”, “ các loại sản phẩm”…
- Đơn vị có dấu “.../…” như: kg/ người, tấn/ ha, USD/ người, người/km2 …
- Khi vẽ về lượng mưa/ năm của một địa phương ( cá biệt có lúc vẽ đường biểu diễn).
* Cách vẽ
Đây là biểu đồ tuy dễ thể hiện nhưng hay sai nhất, chia khoảng cách năm khó nhất vì thế cần lưu ý một số điểm sau:
- Đánh số đơn vị trên tung phải cách đều nhau và đầy đủ, tránh ghi lung tung.
- Vẽ đúng trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp lên cao hay ngược lại, trừ khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại.
- Không nên vạch chấm hay vạch ngang từ trục tung vào đầu cột vì sẽ làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt làm nhiều khúc, không có thẩm mĩ.
- Cột đầu tiên phải cách trục thẳng ( trục tung) từ 1 đến 2 ô tập ( không vẽ dính trục như dạng biểu đồ đồ thị).
- Độ rộng ( bề ngang) các cột phải bằng nhau, tương đương 1 ô hoặc ½ ô tập ( không vẽ cột to lẫn cột nhỏ).
- Nên ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét. Số ghi phải rõ ràng ngay ngắn.
* Hướng dẫn nhận xét
A. Trường hợp cột đơn( chỉ có một yếu tố)
- Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia cũng được).
- Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng hay giảm liên tục hay không liên tục?( Lưu ý năm nào không liên tục.)
- Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm, nếu không liên tục : thì năm nào không còn liên tục.
* Ví dụ minh họa: Dựa vào bảng số liệu sau
Năm
Sản lượng ( triệu tấn)
1980
11.6
1985
15.9
1990
19.2
1995
24.9
2002
34.4
Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta trong thời kì 
1990-2002 .
* Nhận xét
- Sản lượng xuất lúa gạo của nước ta từ năm 1980-2002 tăng liên tục: từ 11,6 triệu tấn năm 1980 tăng lên 34,4 triệu tấn năm 2002, tăng 22,8 triệu tấn.
- Sản lượng lúa gạo của nước ta tăng nhanh là do: việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao đời sống của người dân.
B. Trường hợp cột là lượng mưa.
- Nhận xét: mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào, (ở nhiệt đới : tháng mưa từ 100mm trở lên được xem là mùa mưa, còn ở ôn đới thì chỉ cần 50mm là được xếp vào mùa mưa).
- Sau đó, cho biết tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng nào khô nhất, mưa bao nhiêu? 
- So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất( có thể có 2 tháng mưa nhiều hay 2 tháng mưa ít).
* Ví dụ minh họa: Vẽ và nhận xét biểu đồ lượng mưa ở điểm A ở Bắc Bán cầu theo bảng sau:
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lương
mưa
120
100
80
60
40
30
10
15
30
90
110
100
 * Vẽ biểu đồ
* Nhận xét biểu đồ
- Điểm A có mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trong đó lượng mưa cao nhất vào tháng 1(120mm) và tháng 11(110mm)- mưa vào mùa thu đông.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó tháng 7 và 8 là khô nhất, lượng mưa chỉ có 10-15mm.
- Mùa hạ ít mưa, mưa lại tập trung vào mùa thu đông, như vậy điểm A thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải Bắc Bán Cầu.
 2.2.2. Biểu đồ đồ thị ( biểu đồ đường, đường biểu diễn).
 * Cách nhận dạng
Khi đề bài yêu cầu: “ Em hãy vẽ đồ thị tả….”, hãy vẽ 3 đường biểu diễn…” học sinh bắt buộc phải vẽ biểu đồ đồ thị mà không được vẽ các loại biểu đồ khác.
Hay trong đề bài xuất hiện các cụm từ: “phát triển”, “ tăng trưởng”, “ tốc độ gia tăng”…..
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ nhiệt độ từng tháng trong năm ở một địa phương nào đó ( cá biệt có thể vẽ cột).
* Cách vẽ
- Trục tung thể hiện đơn vị.
- Trục hoành thể hiện thời gian ( cần độ chính xác cao).
- Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục thời gian và trục đơi vị ( chấm như xác định tọa độ điểm A, điểm B trong toán học, nhưng không có chấm ngang từ trục đến điểm A hoặc B như ở toán).
- Chỉ nên chấm nhẹ ( không đậm, không to quá) và trên hoặc dưới các chấm ghi giá trị của năm tương ứng (ghi số).
- Ghi tên biểu đồ: trên hay dưới biểu đồ đều được nhưng nên ghi trên biểu đồ để không bị quên, nên ghi chữ IN HOA.
- Nếu có hai đường biểu đồ trở lên, phải vẽ 2 đường phân biệt ( vẽ khác nhau) và có ghi chú theo đúng thứ tự đề bài đã cho.
- Kí hiệu đường biểu diễn cần được phân biệt: màu sắc ( đen, xanh, đỏ), kí tự riêng ( thường dùng nhiều).
 - Lưu ý: nếu đề bài cho 3 thời điểm, thì ta sẽ vẽ biểu đồ cột hay hơn là vẽ biểu đồ đồ thị.
* Cách nhận xét:
Trường hợp chỉ có một đường
- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? Lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được).
- Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có thể liên tục hay không liên tục?
- Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm, nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục.
*Ví dụ minh họa: Dựa vào bảng số liệu sau đây:
Năm
Trâu
(nghìn con)
Chỉ số tăng trưởng(%)
Bò
(nghìn con)
Chỉ số tăng trưởng(%)
Lợn
(nghìn con)
Chỉ số tăng trưởng(%)
Gia cầm
(triệu con)
Chỉ số tăng trưởng(%)
1990
2854.1
100.0
3116.9
100.0
12260.5
100.0
107.4
100.0
1995
2962.8
103.8
3638.9
116.7
16306.4
133.0
142.1
132.3
2000
2897.2
101.5
4127.9
132.4
20193.8
164.7
196.1
182.6
2002
2814.4
98.6
4062.9
130.4
23169.5
189.0
233.3
217.2
Hãy vẽ biểu đồ tăng trưởng gia súc, gia cầm của nước ta và cho nhận xét
 * Cách vẽ biểu đồ
* Nhận xét biểu đồ:
Từ năm 1990 đến năm 1995:
 - Tỉ trọng đàn trâu tăng chậm từ 100% năm 1990 lên 103.8% năm 1995,tăng lên 3.8%.
 - Tỉ trọng đàn bò tăng liên tục từ 100% năm 1990 lên 132.4% năm 2000, hay tăng lên 32.4%.
 - Tỉ trọng đàn lợn tăng liên tục từ năm 100% năm 1990 lên 189% năm 2002, hay tăng lên 89%.
 - Tỉ trọng đàn gia cầm tăng liên tục từ 100% năm 1990 lên 217.2% năm 2002, hay tăng lên 117.2%.
Tóm lại, tỉ trọng đàn lợn và đàn gia cầm tăng liên tục đã chứng tỏ nước ta có đủ thực phẩm cung cấp trong nước và xuất khẩu. Còn tỉ trọng đàn trâu, đàn bò có chiều hướng giảm dần do chúng ta tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp nên hạn chế việc sử dụng sức kéo của trâu, bò.
 2.2.3. Biểu đồ kết hợp
* Cách nhận dạng
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp ( đường và cột),
Khi đề bài có 2 đơn vị tính khác nhau có thể vẽ cột hoặc vẽ đồ thị đều được, nhưng thường đề bài để tự chọn “ hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất….”
* Cách vẽ
- Biểu đồ có 2 trục đơn vị.
- Tọa độ đường nằm giữa cột vì thế vẽ cột trước, xong mới vẽ đường.
- Ta có thể chọn một cái vẽ biểu đồ cột và một vẽ biểu đồ đồ thị, nhưng chia tỉ lệ sau cho để hạn chế sự dính nhau giữa cột và đường. Tốt nhất nên vẽ đường cao hơn cột.
* Ví dụ minh họa: Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng cà phê
Năm
1980
1985
1990
1995
1997
1998
D tích cây trồng (nghìn ha)
22.5
44.7
119.3
186.4
270
370.6
Sản lượng (nghìn tấn)
8.4
12.3
92
228
400.2
409.3
 * Nhận xét biểu đồ:
	Từ năm 1980 đến năm 1998:
 - Diện tích trồng cây cà phê tăng liên tục, tăng từ 22,5 lên 370,6 nghìn ha( tăng 348,1 nghìn ha, hay tăng 16,47 lần).
 - Sản lượng cà phê tăng liên tục từ 8.4 lên 409.3 nghìn tấn( tăng 400.9 nghìn tấn, hay tăng gấp 48,7 lần).
 - Như vậy, cả diện tích và sản lượng cà phê điều tăng, nhưng sản lượng cà phê tăng nhanh hơn.
 2.2.4. Biểu đồ tròn
* Cách nhận dạng
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể“ vẽ biểu đồ tròn…”.
- Trong đề, có các cụm từ: cơ cấu, tỉ lệ, “tỉ trọng so với toàn phần”….
* Cách vẽ
- Chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ.
- Vẽ theo trình tự đề bài cho, và vẽ theo chiều kim đồng hồ, mỗi % tương ứng 3,60.
- Ghi chú, kí hiệu: không nên ghi chữ, đánh ca-rô, vẽ trái tim, ngoáy giun,…vẽ mũi tên,….sẽ làm rối biểu đồ. Nên dùng các đường thẳng, nghiêng, đan, đậm, nhạt, để trắng….
- Số ghi: ghi ở giữa mỗi phần (trong biểu đồ), số ghi ngay ngắn, rõ ràng, không nghiêng ngã. Ghi số %, không ghi số độ hoặc số thực. Nếu phần ghi quá nhỏ có thể ghi số ở ngay phía ngoài nhưng không vẽ mũi tên hoặc gạch thẳng vào phần đó.
- Tên biểu đồ: nên ghi phía trên hình vẽ hoặc dưới cũng được và ghi chữ IN HOA cho rõ.
- Ghi chú: dưới biểu đồ và ghi đúng trình tự như đề bài cho.
- Lưu ý: nếu đề bài không cho số liệu % ta phải tính %, nếu bảng số liệu có % mà tổng cộng đủ 100% hoặc có vẽ nhỏ quá thì tùy trường hợp mà vẽ cột hay tròn.
* Cách nhận xét biểu đồ:
- Khi chỉ có 1 vòng tròn: ta nhận xét về thứ tự lớn, nhỏ. Sau đó so sánh.
- Khi có từ 2 vòng tròn trở lên:
+ Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu 3 vòng tròn trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng(giảm) bao nhiêu?
+ Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba…của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi( không nhắc lại 2, 3 lần).
 Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.

File đính kèm:

  • docki nang ve va nhan xet bieu do.doc