Quy trình dạy các phân môn tiếng Việt lớp 3

I.Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, đánh giá; tóm tắt nội dung chính của bài học trước.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Luyện đọc:

a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu lần 1, giới thiệu tác giả,hướng dẫn đọc.

b. Đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc câu – Hướng dẫn đọc đúng tiếng, từ khó (luyện phát âm)

GV ghi lên bảng những lỗi sai phổ biến của HS cho HS phát âm lại GV sửa sai cho HS, cho HS đọc lại từ đó đồng thanh, cá nhân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 8398 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình dạy các phân môn tiếng Việt lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH DẠY CÁC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
TẬP ĐỌC
I.Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá; tóm tắt nội dung chính của bài học trước.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1, giới thiệu tác giả,hướng dẫn đọc.
b. Đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc câu – Hướng dẫn đọc đúng tiếng, từ khó (luyện phát âm)
GV ghi lên bảng những lỗi sai phổ biến của HS cho HS phát âm lại GV sửa sai cho HS, cho HS đọc lại từ đó đồng thanh, cá nhân.
* Đọc đoạn: 
- Chia đoạn, cá nhân đọc đoạn nối tiếp, hướng dẫn đọc ngắt hơi câu, đoạn, giọng.
- GV chia nhóm theo số đoạn trong bài
- Đọc đoạn trong nhóm, thi đọc cá nhân (nhóm), bình chọn.
* Đọc cả bài
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc câu, đoạn có nội dung tìm hiểu để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét kết hợp giảng nội dung bài.
- Đặt câu hỏi giúp học sinh rút ra nội dung bài. Cho HS nhắc lại nội dung bài.
4. Luyện đọc lại:
- GV hoặc HS đọc mẫu bài lần 2, cho HS đọc đoạn trong nhóm; đọc phân vai trong nhóm hoặc diễn cảm.
- HS thi đọc.
- GV nhận xét tuyên dương (với bài học thuộc lòng GV hướng dẫn trên bảng phụ hoặc sách giáo khoa)
 KỂ CHUYỆN
I.Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Tiến trình bài dạy:
1. Giới thiệu câu chuyện
2. Kể chuyện:
* Xác định yêu cầu:
- HS đọc yêu cầu phần kể chuyện.
* GV kể mẫu
- GV yêu cầu HS Quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý;
- Hướng dẫn HS kể từng tranh theo gợi ý;
* Kể trong nhóm:  
- HS kể trong nhóm từng tranh;
- Cho HS thi kể từng tranh;
* Kể trước lớp:
- HS kể từng đoạn, cả bài trước lớp.
- GV tổng kết rút ra ý nghĩa của câu chuyện.
IV.Củng cố- dặn dò:
- GV cho HS nhắc lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
- GV nhắc lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Dặn HS về nhà luyện kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe.
  Quan sát trước tranh của câu chuyện tiết sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU  
I.Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Tiến trình bài dạy:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT
- Giúp HS chữa một phần của BT làm mẫu
- Yêu cầu HS làm bài - HS nhận xét, sửa chữa bài.
- GV nhận xét, rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri thức
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài
- Nhắc HS về nhà học bài và làm bài tập theo yêu cầu cầu của bài.
TẬP LÀM VĂN 
I.Ổn định tổ chức lớp
II. Kiểm tra bài cũ
III. Tiến trình bài dạy:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT
- Giúp HS chữa một phần của BT làm mẫu
- Yêu cầu HS làm bài 
- Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri thức
- GV hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân.
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học
- Hướng dẫn HS bài tập về nhà.
- Dặn dò HS về nhà học bài, làm hoàn chỉnh bài và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ
I.Ổn định tổ chức lớp
II. Kiểm tra bài cũ
III. Tiến trình bài dạy:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng.
2. Các hoạt động :
*Hướng dẫn HS chuẩn bị viết chính tả :
- HS đọc bài chính tả sẽ viết, nắm nội dung chính của bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
- Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn
* Đọc bài chính tả cho HS viết:
- Đọc cho HS nghe viết từng câu ngắn hay từng cụm từ (đọc 2-3 lấn)
- HS viết bài tập chép (nhìn sách, nhìn bảng) đối với dạng bài tập chép
- Đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại
*Chấm và chữa bài chính tả:
- GV hướng dẫn HS tự chữa bài
- GV chấm một số bài của HS
- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục một số lỗi chính tả cho cả lớp.
*Hướng dẫn HS làm BT:
- GV cho HS làm BT bắt buộc và một trong các BT lựa chọn
-- Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT
- Giúp HS chữa một phần của BT làm mẫu
- Yêu cầu HS làm bài. Gv theo dõi, chữa toàn bộ BT.
IV. Củng cố - dặn dò: 
GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học
TẬP VIẾT
I.Ổn định tổ chức lớp
II. Kiểm tra bài cũ
III. Tiến trình bài dạy:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng.
2. Các hoạt động :
a) HD HS viết bảng con :
*GT chữ hoa
-Phân tích cấu tạo (độ cao, độ rộng, các nét chữ)
-GV nêu quy trình viết và viết mẫu (lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc)
-HS viết bảng con
*GT câu ứng dụng
-GV giới thiệu câu ứng dụng.
-GV giúp HS hiểu ý nghĩa, nội dung câu ứng dụng.
-HS quan sát và thảo luận :
+Nêu độ cao các con chữ có trong câu ứng dụng.
+Khoảng cách giữa các chữ và cách đặt dấu thanh
-GV viết mẫu chữ hoa có trong câu ứng dụng.
- HS viết bảng con
b)Hướng dẫn HS viết vở
-GV nêu yêu cầu
-HS viết vở (lưu ý tư thế ngồi và cách cầm bút)
c)GV chấm chữa bài
-GV chấm một số bài.
-GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.

File đính kèm:

  • docQuy trinh day Tieng Viet 3.doc
Giáo án liên quan