Quan hệ của việt minh với lực lượng đồng minh chống phát xít trong đấu tranh giành thắng lợi cho cách mạng tháng tám 1945

Sau 30 năm tìm đường cứu nước, mùa xuân năm Tân Tỵ (1941) Nguyễn Ái Quốc từ đất Trung Quốc vượt biên giới Việt - Trung ở cột mốc (108) về Pác Bó (Cao Bằng). Người đã xây dựng vùng đất này thành chỗ đứng chân của cách mạng, mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ và thành lập các tổ chức, đoàn thể cứu quốc.

 

Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII, họp từ ngày 10 đến ngày 19.5.1941, tại Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị đã thảo luận những nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam, trong đó có vấn đề quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Đông Dương với sự phát triển của cách mạng thế giới: “Cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới và giai đoạn hiện tại là một bộ phận dân chủ chống phát xít Vận mạng của dân tộc Đông Dương lại chung với vận mạng nước Trung Quốc cách mạng và Liên bang Xô Viết”(1). Vì vậy, từ căn cứ địa Việt Bắc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chủ động mở rộng quan hệ với lực lượng Đồng minh chống phát xít, tăng cường thế và lực cho cách mạng Việt Nam, tiến lên giải phóng đất nước.

 

Đến giữa năm 1942, sức tiến công của quân Nhật bắt đầu suy yếu và chuyển sang thế phòng ngự trên chiến trường Thái Bình Dương. Trước tình hình ấy, cuộc chiến tranh chống Nhật và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Đông Nam Á ngày càng phát triển nhanh chóng. Nhưng lúc bấy giờ Mặt trận Việt Minh chưa có mối quan hệ với lực lượng Đồng minh chống phát xít. Vì vậy, việc hợp tác với Trung Quốc, một nước lớn trong khối Đồng minh chống phát xít ở ngay bên cạnh căn cứ địa Việt Bắc của chúng ta là rất cần thiết và tạo nên thế mạnh cho cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ tư tưởng của minh về vấn đề đó trong bài viết trên báo “Việt Nam độc lập” ngày 21.8.1942: “Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đã từng thân thiện trong lịch sử, nay lại cùng bị Nhật xâm lược, có một kẻ thù chung là Nhật, một mục đích chung là đuổi giặc Nhật” Hai dân tộc, “đồng tâm hiệp lực, khăng khít giúp đỡ lẫn nhau thì cuộc giải phóng chung của chúng ta sẽ nhanh chóng thành công”.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ của việt minh với lực lượng đồng minh chống phát xít trong đấu tranh giành thắng lợi cho cách mạng tháng tám 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
” càng trở nên cấp bách. Trong giới lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ, từ Tưởng Giới Thạch đến Trương Phát Khuê, đều thấy cần phải nhanh chóng củng cố lại Ban lãnh đạo “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội” và tìm mọi cách đưa Việt Minh vào hội này, vì Việt Minh có thực lực ở trong nước. Để tranh thủ Việt Minh, lúc đó họ nghĩ đến Hồ Chí Minh, một lãnh tụ có uy tín của Việt Minh đang bị giam ở Quảng Tây.
Vì vậy, ngày 10.9.1943, Trương Phát Khuê đã ra lệnh trả tự do cho Hồ Chí Minh và mời Người tham gia Ban trù bị Đại hội toàn quốc của “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội”. Lúc đầu Hồ Chí Minh không nhận, nhưng sau đó Trương Phát Khuê trực tiếp viết thư cho Người với lời lẽ coi sự đồng ý của Người như điều kiện để được trả tự do. Trong điều kiện lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh cũng nhận thấy việc mời Người vào Ban trù bị Đại hội toàn quốc của “Việt Cách” chứng tỏ Tưởng Giới Thạch phải chấp nhận những đảng phái cánh tả của cách mạng Việt Nam vào tổ chức chính trị của chúng. Do từ chối không có lợi nên Người đã nhận lời tham gia Ban trù bị Đại hội “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội”.
Trong những ngày còn ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã gặp đồng chí Lê Tùng Sơn, đại biểu Hội giải phóng Việt Nam (bộ phận Việt Minh ở nước ngoài) đến Liễu Châu tham gia Ban trù bị Đại hội “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội”. Sau một số lần họp, Hội nghị Ban trù bị vẫn chưa thống nhất được về thời gian họp và số lượng đại biểu Việt Minh tham gia Đại hội. Để mở lối thoát cho sự bế tắc này, Hồ Chí Minh đã đưa ra sáng kiến là họp Hội nghị đại biểu hải ngoại trước để thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời để trù bị cho Đại hội toàn quốc của “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội”. Đại hội đó sẽ họp một năm sau cuộc họp đại biểu hải ngoại và sẽ do Hồ Chí Minh chuẩn bị bố trí địa điểm trong khu giải phóng Việt Bắc. Sáng kiến trên đây của Hồ Chí Minh đã được Trương Phát Khuê tán thành và đề nghị Người dự thảo kế hoạch thực hiện.
Đến tháng 3.1944, Hội nghị đại biểu hải ngoài “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội” được tiến hành tại Liễu Châu (Trung Quốc). Tại Hội nghị này, Hồ Chí Minh đã đọc hai bản tham luận: “Về Phân hội quốc tế chống xâm lược của Việt Nam” và “Về các đảng phái trong nước”(1).
Nội dung của hai bản tham luận trên đã đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó về đối ngoại lúc này cần phải liên hệ với lực lượng Đồng minh chống Nhật nhanh chóng tiến lên giải phóng đất nước; “ Nếu thiếu một sức mạnh nhất trí của cả nước, thiếu sự giúp đỡ mạnh mẽ của bên ngoài thì cuộc vận động giải phóng khó thành công được, nhất là hiện nay Việt Nam đang đứng trước hai tên cướp xâm lược hung ác của phương Đông và phương Tây, càng cần toàn dân nhất trí và càng cần sự giúp đỡ của bên ngoài”(2). Người còn nói rõ: Hiện nay, sự thật chỉ cần mở rộng khối đoàn kết toàn dân để làm cho bên trong lực lượng vững mạnh, làm cho bên ngoài tranh thủ các bạn Đồng minh giúp đỡ tận tình, trước hết là sự gúp đỡ của Trung Quốc, có thế mới thực hiện được mục tiêu giải phóng dân tộc”(3). Quả đúng như vậy, sự giúp đỡ của các nước Đồng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai là một trong những nhân tố quan trọng nhằm đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Bởi vì, sức mạnh bên trong là yếu tố chủ quan của bản thân cộng đồng dân tộc cần được kết hợp với sức mạnh của thời đại, của loài người tiến bộ, sự đồng tình ủng hộ của lực lượng Đồng minh càng làm tăng thế và lực cho cuộc đấu tranh của dân tộc nhanh chóng đi đến thành công.
Khi đánh giá kết quả của Hội nghị nói trên, Hồ Chí Minh đã nói với Lê Tùng Sơn là: “Thắng lợi! Ta giam gia hội nghị này là đúng. Không nên ảo tưởng với Tưởng Giới Thạch, nhưng phải lấy Trung Quốc làm cái cầu để tranh thủ các nước Đồng minh”(1). Thực tế cho thấy, qua cuộc hop này Tưởng Giới Thạch đã phải chấp nhận để cho Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh vào trong Mặt trận liên minh Trung - Việt để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít. Vì vậy, họ đã để cho Hồ Chí Minh được tương đối tự do hoạt động ở vùng Hoa Nam.
Thắng lợi to lớn hơn nữa là sau Hội nghị đại biểu hải ngoại của “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội” nói trên, Tưởng Giới Thạch đã phải để cho Hồ Chí Minh được về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng.
Trong thời gian ở Liễu Châu, do có quan hệ với Trương Phát Khuê, Hồ Chí Minh đã được làm quen với một số sĩ quan của Mĩ trong tổ chức OSS (Office Strategic Services - Tổ chức tình báo của Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai) và OWI (Office of War Information - Tổ chức thông tin chiến tranh của Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai), tạo thuận lợi để Người liên hệ với tướng Sênôn chỉ huy Quân đoàn không quân của Mĩ ở chiến trường Tây Nam Trung Quốc.
Sau một thời gian, Trương Phát Khuê xin ý kiến của Tưởng Giới Thạch về việc trả lại tự do cho Hồ Chí Minh, ông ta đã nhận được điện văn trả lời của Viện trưởng hành chính - Trương Trị Trung, thửa lệnh của Tưởng Giới Thạch báo cho biết: “Hội nghị đại biểu hải ngoại của “Việt Cách” đã họp xong để cho Hồ Chí Minh về nước hoạt động”(5). Và mãi cho đến ngày 9.8.1944, Trương Phát Khêu mới để cho Hồ Chí Minh được hoàn toàn tự do chuẩn bị về nước. Ngày 20.9.1944, Hồ Chí Minh cùng 18 cán bộ rời Liễu Châu (Trung Quốc) về Cao Bằng để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
Trong Thư gửi đồng bào toàn quốc (tháng 10.1944), Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được thắng lợi cuối cùng Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp ta phải làm nhanh!”. Cuối bức thư, Người đã kêu gọi các đảng phái và các đoàn thể ra sức chuẩn bị “Toàn quốc đại biểu Đại hội” để bầu ra một tổ chức “đủ lực lượng và uy tín, trong thì lãnh đạo việc cứu nước, kiến quốc, ngoài thì giao hiệp với các hữu bang”(6).
Trong thời gian ở Trung Quốc, nhất là sau khi được tự do ở Liễu Châu, Hồ Chí Minh đã theo dõi chặt chẽ những diễn biến của tình hình thế giới qua báo chí, đài phát thanh và các cuộc gặp với nhiều chính khách nước ngoài để có những quyết sách đúng đắn đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Cũng trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Người đã nói là: “Trong sự rủi lại có sự may. Nhân dịp ở ngoài mà tôi hiểu rõ tình hình thế giới và chính sách của hữu bang”(7) trước hết là Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp đối với phong trào độc lập dân tộc nói chung và đối với các nước Đông Dương nói riêng. Người cũng biết ý đồ của Mĩ qua kế hoạch của tổng thống Rudơven (tháng 2.1945) nhằm thiết lập một Hội đồng thác quản (Trusteeship) cho Đông Dương gồm một đại biểu Pháp, một đại biểu Trung Quốc, một đại biểu Mĩ và một đại biểu Liên Xô. Điều đó nhằm phá sự độc quyền của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp ở xứ thuộc địa này. Vói tình hình thực tế lúc bấy giờ, chính sách giải thế hệ thống thuộc địa, chống chế độ thực dân kiểu cũ của Tổng thống Rudơven hoàn toàn bất lợi cho Pháp và đó là điều mà ta có thể lợi dụng để tạo thêm sức mạnh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Qua quá trình phân tích và sự hiểu biết sâu sắc đối với nền chính trị - quyền lực quốc tế, với tinh thần thực tiễn, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận là phải gặp Mĩ, tranh thủ sự đồng tình của Mĩ, tìm kiếm quan hệ ở mức độ nào đó với Mĩ để cho Mặt trận Việt Minh, cách mạng Việt Nam có một vị trí nhất định trong phe Đồng minh chống phát xít và triệt để phân hóa chủ nghĩa đế quốc, tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong thời gian Chiến tranh thứ hai, ở Côn Minh (Trung Quốc) Mĩ có Quân đoàn không quân 14 với trên 300 máy bay chiến đấu dưới quyền chỉ huy của tướng Sênôn. Quân đoàn không quân này có nhiệm vụ hỗ trợ cho bộ binh Trung Quốc ở mặt trận Quảng Tây và đánh tan quân Nhật ở Việt Nam. Cuối năm 1944, Mĩ đã cho nhiều máy bay sang đánh phá quân Nhật ở miền Bắc Đông Dương, có lần một chiếc máy bay bị hỏng rơi vào khu rừng gần thị xã Cao Bằng và viên trung úy phi công William Shaw nhảy dù xuống được tự vệ địa phương của Mặt trận Việt Minh cứu giúp rồi đưa lên vùng căn cứ gần biên giới gặp Hồ Chí Minh.
Nắm lấy cơ hội thuận lợi này, Người quyết định đích thân đưa viên trung úy Shaw trả cho Bộ chỉ huy Mỹ ở Côn Minh. Mục đích là làm cho người Mĩ thấy rõ sức mạnh của Mặt trận Việt Minh và phải chú ý tới tổ chức này ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật. Trên cơ sở đó, Người chủ động đặt vấn đề mở rộng quan hệ với Mĩ cũng như lực lượng Đồng minh chống Nhật.
Vào đầu năm 1945, Hồ Chí Minh đã cùng với viên Trung úy phi công Mĩ lên đường đi Côn Minh. Trong chuyến đi công cán với tinh thần chủ động mở quan hệ ngoại giao với Mĩ và lực lượng Đồng minh chống Nhật lần thứ hai này, Hồ Chí Minh không bị phía Trung Quốc gây khó khăn gì, vì Người có sẵn hộ chiếu dài hạn do Trương Phát Khuê cấp trong thời gian ở Liễu Châu trước đây.
Trong những ngày từ 17 đến 20.3.1945 tại Côn Minh, Hồ Chí Minh đã gặp Sáclơ Phen thuộc Tổ chức cứu trợ không quân Mĩ. Kết quả là, Mĩ hứa giúp Việt Minh bằng cách thả dù xuống vùng căn cứ địa Việt Bắc một số vũ khí, thuốc men và điện đài, phái một nhân viên người Mĩ đi cùng với Hồ Chí Minh giúp về kĩ thuật thu phát tin qua máy vô tuyến diện. Đến ngày 20.3.1945, Hồ Chí Minh gặp tướng Sênôn ở Hoa Nam. Trong cuộc tiếp kiến đó, tướng Sênôn đã cảm ơn Việt Minh cứu thoát viên phi công Mĩ. “Hồ Chí Minh đã nói rới Sênôn là bổn phận của những người chống phát xít là làm tất cả những gì có thể làm được để giúp Đồng minh”(1).
Trước khi rời Côn Minh, tướng Sênôn đã tặng Hồ Chí Minh 6 khẩu súng ngắn, với cơ số đạn cần thiết, thuốc chữa bệnh và một số tiền. Người đã không nhận tiền, chỉ nhận súng, đạn và thuốc chữa bệnh; Người tỏ lời cảm ơn và mong sau này được người Mĩ giúp đỡ nhiều hơn.
Sau đó, Hồ Chí Minh rời Côn Minh về đến Cao Bằng vào đầu tháng 5.1945. Người đã nói với Đồng chí Võ Nguyên Giáp cần chọn một địa điểm trung tâm ở Việt Bắc, thuận tiện cho việc liên lạc với miền xuôi, miền ngược và ra nước ngoài. Tân Trào (Tuyên Quang) là chỗ thích hợp nhất đã được lựa chọn. Cùng đi về Tân Trào có hai người Mĩ là Phơranki Tan (người Mĩ gốc Hoa) và Măcxim - những người được Salơ Phen cử theo Hồ Chí Minh để phục

File đính kèm:

  • docTU LIEU VE QUAN HE CUA VIET MINH VA DONG MINH TRONGCMT8.doc
Giáo án liên quan