Phương pháp ôn luyện học sinh giỏi bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1) Lí do khách quan:

 Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử thách đối với những người làm nghề dạy học.

Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.

 Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo các trường và phòng giáo dục chú trọng, quan tâm. Song chất lượng mũi nhọn của ngành giáo dục huyện nhà đạt hiệu quả chưa cao, chưa ngoạn mục, khi tăng khi giảm. Chưa có tính bền vững (đặc biệt là bộ môn lịch sử).

2) Lí do chủ quan:

 Bản thân tôi là một giáo viên thuộc trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám. Thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi gắn liền với chất lượng mũi nhọn của trường.

 Trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám được thành lập ngày 31 tháng 8 năm 2001. Được ban giám hiệu tạo điều kiện và tin tưởng phân công tôi giảng dạy một số lớp khối 9 thuộc bộ môn lịch sử. Một môn học ít tiết, được coi là phụ không mấy ai quan tâm. Song bằng năng lực chuyên môn cùng tâm huyết với nghề, bảy năm liên tục tôi có học sinh giỏi cấp tỉnh (trong đó có 1 giải nhì, ba giải 3, hai giải khuyến khích và hai công nhận). Thành tích đạt được của học sinh chính là thước đo của nhà giáo. Tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm có được của mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử để các đồng chí đồng nghiệp tham khảo. Nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của huyện CưMGar ngày một nâng cao ngang tầm với các đơn vị bạn, trở thành tốp đầu trong tỉnh.

 

doc38 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp ôn luyện học sinh giỏi bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Giai cấp công nhân Việt Nam cũng chịu nhiều tầng lớp áp bức bóc lột nên cuộc sống của họ vô cùng khốn khổ. Ngoài những đặc điểm của công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng sau:
- Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng nhất.
- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
- Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
- Giai cấp công nhân Việt Nam có điều kiện sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
 Với những đặc điểm trên giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp yêu nước, cách mạng. Cùng với giai cấp nông dân trở thành hai lực lượng chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. 
+ Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925) 
- Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
- Phong trào dân tộc-dân chủ công khai (1919-1925)
- Phong trào công nhân (1919-1925)
+ Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.
- Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: 
 Vài nét về hoàn cảnh lịch sử. Quá trình tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lê Nin.
 Ngày 5 tháng 6 năm 1911 người lấy tên là Ba, xin làm phụ bếp trên tàu đô đốc La-Tu-Sơ-Trê-Lơ-Vin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
Năm 1912 Người tiếp tục làm thuê cho một chiếc tàu khác để từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An Giê Ri,
 Cuối 1912 Người đi Mĩ, cuối 1913 từ Mĩ trở về Anh. Qua nhiều năm bôn ba hải ngoại Người nhận rõ: Giai cấp công nhân và nhân dân các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù. Đó là cơ sở giúp Người dễ dàng tiếp thu quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin sau này.
Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi. Vào thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc rời Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp). Người tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga.
Năm 1919 Người gửi đến hội nghị Véc -Xai bản yêu sách của nhân dân An Nam kí tên Nguyễn Ái Quốc.Bản yêu sách tuy không được chấp nhận song tên tuổi của Người đã có tiếng vang lớn trên trường quốc tế.
Tháng 7 -1920 Người đọc được sơ thảo luận cương của Lê - Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Tháng 12-1920 Người bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ 3 và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Từ đó Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác bằng con đường cách mạng vô sản. 
 Như vậy sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. 
- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản.
 Đó là thời kì hoạt động của Người ở Pháp(1920-1923), ở Liên Xô(1923-1924) và ở Trung Quốc(1924-1927).
 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. Đây là công lao to lớn của Người.
+ Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. 
 Hướng dẫn học sinh so sánh sự ra đời, thành phần tham gia và phương thức hoạt động của ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mang Thanh niên (tháng 6-1925), Tân Việt cách mạng Đảng( tháng 7-1928) và Việt Nam Quốc Dân Đảng 1927. Nhấn mạnh vai trò của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
 Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nắm được nguyên nhân bùng nổ, diễn biến,kết quả và nguyên nhân thất bại. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản.
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời( 3-2-1930)
- Ba tổ chức cộng sản ra đời trong năm1929.
- Hội nghị thành lập Đảng (lí do tiến hành hội nghị, thời gian, địa điểm, nội dung của hội nghị thành lập Đảng), vai trò công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.
- Luận cương chính trị (10-1930) 
- Ý nghĩa cuả sự thành lập Đảng( làm sáng tỏ sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
 * Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945).
Đây là giai đoạn bắt đầu có sự lãnh đạo của Đảng và sau 30 năm bôn ba hải ngoại 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời là kết quả của ba cuộc tổng diễn tập: Phong trào cách mạng( 1930-1931) đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh,cao trào dân chủ (1936-1939) và cuộc vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám(1939-1945).
+ Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lê Nin, đường lối của quốc tế cộng sản vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam phù hợp với từng thời kì.
Giáo viên cùng học sinh lập bảng so sánh giữa phong trào (1930-1931)và phong trào (1936-1939)theo những nội dung sau:
Nội dung
1930-1931
1936-1939
Kẻ thù 
Nhiệm vụ (khẩu hiệu)
Mặt trận 
Hình thức phương pháp đấu tranh
Kết quả
 Ví dụ: Kẻ thù của phong trào cách mạng(1930-1931) là đế quốc, phong kiến.
 Kẻ thù của phong trào cách mạng(1936-1939) là chủ nghĩa phát xít, bọn phản động thuộc địa, tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ mặt trận nhân dân Pháp.
 Bởi vậy khẩu hiệu, nhiệm vụ của hai phong trào cũng khác nhau:
 (1930-1931):Khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp Đông Dương hoàn toàn độc lập,đánh đổ phong kiến chia ruộng đất cho dân cày. 
(1936-1939) :Tạm gác khẩu hiệu trên mà thực hiện khẩu hiệu mới: chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc.Nêu nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là chống phát xít, chống phản động thuộc địa, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình.
 Phong trào (1930-1931) đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là cuộc tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám của nhân dân ta vì:
- Lần đầu tiên Đảng được tập dượt lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
- Lần đầu tiên quần chúng được tập dượt đấu tranh dưói sự lãnh đạo của Đảng.
 Phong trào để lại nhiều bài học quý cho cách mạng tháng Tám sau này: Bài học về sự lãnh đạo của Đảng, về liên minh công nông, về giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng, về xây dựng chính quyền nhân dân một hình thức chính quyền kiểu mới(Xô Viết).
+ Những cuộc khởi nghĩa vũ trang báo hiệu thời kì đấu tranh mới: Khởi nghĩa Bắc Sơn(27-9-1940) , khởi nghĩa Nam Kì(23-11-1940), binh biến Đô Lương(13-1-1941).
Các cuộc khởi nghĩa trên đều bị thất bại do thực dân Pháp lúc đó còn mạnh. Khởi nghĩa nổ ra chưa chín muồi, chưa đúng thời cơ. Mặc dù bị thất bại song ba sự kiện trên đã:
- Nói lên lòng yêu nước nồng nàn thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc ta.
- Giáng một đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân lên đất nước ta. Đó là tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc.
- Để lại cho cách mạng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá nhất là bài học về thời cơ cách mạng. Riêng khởi nghĩa Bắc Sơn để lại cho cách mạng đội du kích Bắc Sơn. Khởi nghĩa Nam Kì để lại cho cách mạng lá cờ đỏ sao vàng năm cánh sau này trở thành quốc kì một biểu tượng thiêng liêng của đất nước. Cuộc binh biến Đô Lương chứng tỏ khả năng làm cách mạng của binh lính khi có điều kiện.
+ Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII (5-1941) và việc thành lập mặt trận Việt Minh(19-5-1941)
- Hội nghị trung ương lần VIII (5-1941) cho học sinh nắm được hoàn cảnh diễn ra hội nghị, nội dung và ý nghiã của hội nghị. Nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- Về mặt trận Việt Minh: Cho học sinh nắm được hoạt động của mặt trận Việt Minh bằng xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Sự ra đời của mặt trận Việt Minh là sự sáng tạo của Đảng của chủ tịch Hồ Chí Minh. 
+ Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945.
Đêm (9-3-1945) Nhật đảo chính Pháp. Ban thường vụ trung ương Đảng họp đề ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chứng tỏ tình thế cách mạng đã xuất hiện, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. Thay khẩu hiệu đánh đuổi Nhật Pháp bằng đánh đuổi phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương. 
+ Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
Nắm được thời cơ cách mạng, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám. Một lần nữa khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà(2-9-1945).
* Giai đoạn (1945-1954)
+ Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám có những thuận lợi song khó khăn chồng chất đó là giặc đói, giặc dốt, ngoại xâm và nội phản, đẩy nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp diệt giặc đói bằng biện pháp cấp bách là lá lành đùm lá rách, hủ gạo tiết kiệm ngày đồng tâm. Biện pháp lâu dài là tăng gia sản xuất.
Giải quyết khó khăn về tài chính chính phủ kêu gọi quỹ độc lập, tuần lể vàng phát hành tiền Việt Nam(31-1-1946). đến ngày 23-11-1946 đồng tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước.
Đối với giặc dốt: Ban hành sắc lệnh lập cơ quan bình dân học vụ (8-9-1945), thực hiện phong trào bình dân học vụ. Nạn mù chữ nhanh chóng được đẩy lùi.
 Đối với ngoại xâm và nội phản với biện pháp vừa mềm dẻo vừa kiên quyết chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt loại bỏ, cô lập kẻ thù. Chú ý sách lược của

File đính kèm:

  • docSKKN Boi duong hoc sinh gioi lich su THCS.doc
Giáo án liên quan