Phương pháp electron - 01

Bài 1: Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg được cho vào 200 ml dung dịch Y chứa CuSO4 0,5M và AgNO30,3M.

a) Chứng minh Cu và Ag kết tủa hết. Tính khối lượng chất rắn A thu được.

b) Để phản ứng hết với hỗn hợp X trên phải dùng bao nhiêu ml dung dịch Y

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp electron - 01, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp Electron - 01
Bài 1: Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg được cho vào 200 ml dung dịch Y chứa CuSO4 0,5M và AgNO30,3M.
a) Chứng minh Cu và Ag kết tủa hết. Tính khối lượng chất rắn A thu được.
b) Để phản ứng hết với hỗn hợp X trên phải dùng bao nhiêu ml dung dịch Y?
Bài 2: Lấy 1 lít dung dịch A chứa K2Cr2O7 0,15M và KMnO4 0,2M và thêm vào đó 2 lít dung dịch FeSO4 1,25M (ở môi trường H2SO4).
a) Chứng minh phản ứng dư hay hết FeSO4 biết rằng Cr6+ đ Cr3+ ; Mn7+ đ Mn2+ ; Fe2+ đ Fe3+.
b) Phải thêm vào dung dịch thu được trong câu trên bao nhiêu lít dung dịch A hay dùng dung dịch FeSO4 1,25M để có phản ứng vừa đủ giữa chất oxi hóa và chất khử ?
Bài 3: Cho 2,655 gam hỗn hợp (Fe và Zn) tác dụng với HNO3 dư cho ra 0,896 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 4: Cho 1,5 gam hỗn hợp (Al và Mg) tác dụng với H2SO4 loãng thu được 1,68 lít H2 (đktc) và dung dịch A.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.
b) Cho vào dung dịch A một lượng NaOH dư, tính khối lượng kết tủa tạo thành.
c) Lấy 0,75 gam hỗn hợp kim loại trên tác dụng với dung dịch CuSO4. Lọc lấy chất rắn sinh ra cho tác dụng với axit HNO3 thì được bao nhiêu lít NO2 bay ra (đktc).
Bài 5: Cho 4,59 gam Al tác dụng với HNO3 giải phóng ra hỗn hợp khí NO, N2O) có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75.
a) Tính thể tích khí NO và thể tích của khí N2O ở đktc.
b) Tính khối lượng HNO3 tham gia phản ứng.
Bài 6: Cho 28,2 gam hợp kim (Al, Mg, Ag) tan hết vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí (N2, NO, NO2) có thể tích 8,96 lít (đktc) và tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2 bằng 16,75.
Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp (biết khi tác dụng với HNO3 thì Mg cho ra N2, Al cho ra NO và Ag cho ra NO2).
Bài 7: Cho 7,22 gam hỗn hợp X (Fe và kim loại M có hiện hóa trị không thay đổi). Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng hết với HCl thu được 2,128 lít H2 (đktc).
Phần 2: hòa tan trong HNO3 cho ra 1,792 lít NO duy nhất (đktc)
Xác định kim loại M. Tính phần trăm khối lượng kim loại trong X.
Bài 8: Cho hỗn hợp A gồm Mg và Al. Lấy 1/2 hỗn hợp A tác dụng với CuSO4 dư, phản ứng xong đem toàn bộ chất rắn tạo thành cho tác dụng hết với HNO3 thu được 0,56 lít NO duy nhất.
a) Tính thể tích N2 sinh ra ở đktc khi cho hỗn hợp A tác dụng với HNO3.
b) Nếu hỗn hợp A là 1,5 gam, tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A.
Bài 9: Cho 3,61 gam hỗn hợp (Al, Fe) tác dụng với 100 ml dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2, khuấy kỹ tới phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,12 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Hòa tan B bằng dung dịch HCl dư cho ra 0,672 lít H2 (đktc).
Tính nồng độ mol/lít của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu, biết hiệu suất phản ứng là 100% và nAl = 0,03 mol ; nFe = 0,05 mol.
Bài 10: Cho m1 gam hỗn hợp Mg và Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch A. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 62,2 gam kết tủa.
1) Viết các phương trình phản ứng.
2) Tính m1, m2, biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết.
3) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A.

File đính kèm:

  • docPhuong phap bao toan electron(2).doc
Giáo án liên quan