Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong dạy học môn Lịch sử 9

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Hơn bao giờ hết con người đang đứng trước những diễn biến to lớn, phức tạp về lịch sử xã hội và khoa học kĩ thuật. Nhiều mối quan hệ mâu thuẫn của thời đại cần được giải quyết trong đó có mâu thuẫn yêu cầu ngành GD- ĐT nói chung và người thầy chúng ta nói riêng phải giải quyết ngay, đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sức ép của khối lượng tri thức ngày nay càng tăng lên và sự tiếp nhận của con người nói chung là tuyệt đối và không có giới hạn song sự thu nhận, hiểu biết kiến thức của mỗi con người đều hữu hạn và tương đối.

 Nhiệm vụ trên đây đã đặt ra cho người giáo viên bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì phải cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong dạy học môn Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hầy cô giáo, học sinh và các nhà quản lý giáo dục phải giải quyết một loạt các vấn đề về phương pháp dạy học.
	b) Tiếp cận theo quan điểm điều khiển học: là giải phóng người học tạo điều kiện cho người học tự do phát triển nhu cầu học tập, phát triển năng lực cá nhân, điều khiển mối quan hệ thầy trò bằng nhiều hình thức khác nhau, hoạt động của thầy, cô giáo với mục đích là: dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
	Dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy học là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên nếu cho rằng dạy học lấy học sinh làm trung tâm là toàn bộ nội dung của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. Về việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm trọng tâm chủ ý của giáo viên là hướng dẫn cho người học hướng đến việc điều khiển hoạt động trí tuệ, nhu cầu, động cơ, ý chí,...
	c) Tiếp cận theo quan điểm công nghệ: Là đưa công nghệ mới vào nhà trường, nghĩa là cung cấp cho người thầy những công cụ lao động mới. 
	Về khái niệm công nghệ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các mặt kĩ thuật, thông tin, con người, tổ chức
	Trong nhà trường mặt kĩ thuật là các phương tiện kĩ thuật hiện đại ( Phương pháp nghe- nhìn máy tính,...). Để đưa kĩ thuật hiện đại vào nhà trường cần phải chuẩn bị nội dung, phương pháp, kĩ năng phù hợp với quá trình đặc điểm nhận thức và tâm lý học sinh trong điều kiện hoạt động mới.
	Như vậy về đổi mới phương hướng phải nhìn một cách bao quát : phát triển năng lực nội sinh của người học. đổi mới quan hệ thầy trò (thầy chỉ đạo, trò chủ động), đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường.
	2- Đổi mới về tính chất hoạt động nhận thức của học sinh: Mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo: 
	Trong đổi mới phương pháp dạy học điều quan trọng nhất là thầy dạy thế nào để học sinh động não để làm thay đôỉ chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh,óc sáng tạo.Hiện nay quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện.Ở nhà học sinh tự học dưới dạng học bài,và làm bài dưới sự chỉ dẫn của giáo viên từ đó hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ,khả năng tái hiện.Việc rèn luyện năng lực tư duy,khả năng tưởng tượng,sáng tạo ,phát triển trí tuệ,trí thông minh của học sinh nói chung được xem là nhiệm vụ chủ yếu.Nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học thì chưa được chú trọng đúng mức trong hoạt động thực tiễn hằng ngày của thấy và trò.
	Đổi mới phương pháp là điều chỉnh giữa tái hiện và sáng tạo.Tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học.Cần đặt ra cho học sinh có nhiệm vụ tìm tòi những mâu thuẩn ,những hiện tượng,những vấn đề,những mối liên hệ mới...cần phát hiện.Trên cơ sở đó mà tăng cường hoạt động phân tích ,tổng hợp ,so sánh.trừu tượng hoá, khái quát hoá, tưởng tượng và sáng tạo...của học sinh trong quá trình dạy học.
	Bản chất của việc dạy học là truyền kinh nghiệm xã hội loài người cho thế hệ đang lớn lên. Điều này đạt hiệu quả hay không là do hoạt động nhận thức của học sinh quyết định(giáo viên dù tích cực đến đâu mà học sinh không nổ lực thì việc dạy học cũng không có hiệu quả). Người giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức hướng dẫn ,giúp đỡ nhằm tăng cường hiệu quả của học tập.Càng lên lớp trên vai trò của người thầy càng giảm dần,cho đến lúc học sinh hoàn toàn đảm nhận được việc học của mình.Có thể nói: Người giáo viên giỏi là người sớm phủ định hoạt động dạy.
	Vì vậy, một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học là tăng cường tích cực của học sinh,hoạt động tự học không chỉ tổ chức khi học sinh tự học ở nhà mà còn coi trọng ngay cả trong giờ lên lớp.Hình thức hoạt động tự học của học sinh cần đa dạng, phong phú.Một trong các hình thức đó là tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ.
 	B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	1-Đặc trưng của phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ :
	Dạy học theo nhóm còn được gọi là dạy học tập thể.Dạy học theo nhóm mang đầy đủ các phương pháp tích cực như là:hoạt động cơ động,có động cơ và tự nguyện của học sinh trong bối cảnh được giáo viên sẵn sàng hổ trợ.Đặc trưng của nó thể hiện ở chổ:Các hoạt động cá nhân của từng học sinh riêng biệt được tổ chức lại và liên kết hữu cơ với nhau trong một hoạt động chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập.Đồng thời trong quá trình liên kết đó sẽ hình thành các quan hệ qua lại.Trong các quan hệ đó được thể hiện:
	a) Trò_Chủ thể tích cực, sáng tạo cuả hoạt động dạy học.Dạy học theo nhóm nhỏ là khơi dậy được niềm hứng thú học tập và giải phóng tư duy sáng tạo của học sinh.Làm cho học sinh phải học bằng chính hoạt động của mình.Quá trình học sinh tự tìm ra tri thức cũng chính là quá trình học sinh tự phát hiện cách tìm ra tri thức.
	b) Nhóm học tập môi trường-phương tiện để lãnh hội tri thức ,phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh.Suy nghĩ là hoạt động,hoạt động là hợp tác.Chân lý được sản sinh từ tranh luận.Lao động của cá nhân là điều kiện cần nhưng chưa đủ,phải bổ sung bằng lao động tập thể thì mới hoàn chỉnh được. Do vậy nhóm học tập là nơi hội tụ và phát huy tiềm năng của tập thể,việc tranh luận, thảo luận, trao đổi trong nhóm một mặt là cơ hội cho sự cọ xác giữa các quan điểm chính kiến về tri thức. Mặt khác còn là điều kiện để học sinh tự đánh giá ,so sánh mình với người khác về các định hướng giá trị,từ đó tự khẳng định được mình,xác định đúng mình.Hình thành năng lực tự đánh giá,tự ý thức, từ đó hình thành nên” cái tôi” của nhân cách.
	c) Giáo viên là người thức tỉnh tổ chức và đạo diễn.Dạy học theo nhóm không làm lu mờ đi vai trò của giáo viên mà ngược lại với tài năng và nghiệp vụ của mình,giáo viên luôn là người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh trong tất cả các khâu của quá trình dạy học.
	2-Các hình thức dạy học theo nhóm.
-Vận dụng theo tinh thần dạy học của Intel .Tôi xin trình bày một vài hình thức dạy học theo nhóm:
	a) Nhóm tự quản : Được hình thành trên cơ sở tham gia tự nguyện,mỗi học sinh có một nhiệm vụ riêng biệt và hướng vào thực hiện nhiệm vụ chung thông qua sự điều hành của nhóm trưởng.Khi nhóm hoạt động các lao động cá nhân sẽ tiến hành xen kẻ với tập thể.
	Sau khi giải quyết xong nhiệm vụ được giao,nhóm tự giải tán.Như vậy đặc trưng của nhóm Tự quản là cả nhóm chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất được thực hiện thông qua các nhiệm vụ của từng người.Dưới sự điều hành của nhóm trưởng,nhóm tiến hành phân công mỗi người phụ trách mỗi phần việc chung.Cá nhân sau khi nhận nhiệm vụ và hoàn thành thì báo cáo lại kết quả trước nhóm.Nhóm tiến hành thảo luận chung.Cá nhân phải bảo vệ các quan điểm,chính kiến của mình.Cuối cùng nhóm tổ chức “lắp ráp”.”dàn dựng”các kết quả của từng cá nhân thành một sản phẩm chung duy nhất.Trong tiến trình hoạt động của nhóm luôn luôn cần có sự theo dõi,định hướng và điều khiển của giáo viên,đặc biệt là khâu phân chia nhiệm vụ,thảo luận và lắp ráp sản phẩm.
	Cách tổ chức hình thức nhóm này cụ thể:
	- Tổ chức theo địa bàn dân cư để học sinh dễ dàng sinh hoạt khi cần.Nếu địa bàn có nhiều học sinh thì tổ chức thành nhiều nhóm.Ở địa bàn tôi giảng dạy thì tôi chia thành hai nhóm ở Xuân Thiều và hai nhóm ở Nam Ô.
	Mỗi tổ cử một tổ trưởng có năng lực vừa để điều khiển,vừa giúp đỡ các bạn trong nhóm học tập .Trong mỗi nhóm đều phải có các đối tượng :giỏi,khá.trung bình,yếu,kém.
	- Mỗi nhóm phải có một địa điểm nhất định và thời gian biểu học tập cố định.
	- Mỗi học sinh phải có vở học nhóm và ghi chép đầy đủ những nội dung .những bài học do nhóm được phân công.
	- Giáo viên có kiểm tra nhằm uốn nắn,động viên để các nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao: Việc kiểm tra được tổ chức dưới các hình thức-Giáo viên có thể kiểm tra vở học sinh học nhóm, hoặc thông qua nhóm trưởng báo cáo tình hình học tập của nhóm.
	Ví dụ ở bài 13 : Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
Giáo viên đưa ra hai nội dung cơ bản cho 4 nhóm trao đổi ,thảo luận cụ thể:
	+ Nhóm1+2 : Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay ? Trong nội dung này có 5 vấn đề yêu cầu các em lý giải.
*Những thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng cách mạng trong chiến tranh thế giới thứ hai.
*Tìm hiểu về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á,châu Phi và châu Mĩ-La-Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
*Sau chiến tranh các nước tư bản có sự phát triến về kinh tế như thế nào.
*Về quan hệ quốc tế sau năm 1945 đến năm 1989.
*Đặc điếm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ sau năm 1945 đến nay.
	+Nhóm 3+4:Tìm hiếu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.Trong nội dung này cũng có 5 vấn đề.
*Tìm hiểu giai đoạn lịch sử thế giới sau năm 1945.
*Giai đoạn lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 1991.
*Giai đoạn lịch sử thế giới từ năm 1991 đến nay.
*Trong giai đoạn “sau chiến tranh lạnh”
*Xu hướng chung của thế giới ngày nay.
	Vì vậy nhóm trưởng phải có sự phân công các thành viên trong nhóm mình đảm nhận một vấn đề ,cuối cùng tập hợp các kết quả của các thành viên trong tổ để giải quyết nội dung chính mà giáo viên yêu cầu.
	b)Nhóm học đường:
	Khác với nhóm tự quản,nhóm học đường không phân chia nhiệm vụ chung thành các nhiệm vụ thành phần cho từng cá nhân.Học theo nhóm học đường là học theo nhóm tập thể.Hoạt động của các cá nhân được liên kết với nhau trong một hoạt động chung nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập.Mỗi học sinh làm việc y như người bên cạnh,cùng chung một đối tượng,chung một thể thức.
	Ở hình thức này lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ,mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh.Nhiệm vụ chung được giao cho nhóm.Dưới sự điều hành của nhóm trưởng,nhóm tiến hành thảo luận chung trước những biện pháp tối ưu.Trong khi thảo luận có thể xảy ra các trường hợp sau:Hoặc các nhóm nhất trí theo cách giải quyết trên,hoặc chia thành hai phe (mỗi phe là một tiểu nhóm),hoặc chỉ có một thành viên trong nhóm không tán thành với cách giải quyết mà nhóm đề ra.
	Trong trường hợp có người tranh chấp,các phe hoặc cá nhân phải bảo vệ được quan điểm và chính kiến của phe đối lập một cách có căn cứ khoa học.Nếu tranh chấp không giải quyết được,giáo viên phải 

File đính kèm:

  • docPHUONG PHAP DAY HOC THEO NHOM NHO TRONG DAY HOC MONLICH SU 9.doc
Giáo án liên quan