Phương pháp 2: Bảo toàn mol nguyên tử một số bài tập vận dụng giải theo phương pháp bảo toàn mol nguyên tử (tiếp theo)

01. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1mol Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A và khí B không màu, hóa nâu trong không khí. Dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là

 A. 23,0 gam. B. 32,0 gam. C. 16,0 gam. D. 48,0 gam.

 

doc84 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp 2: Bảo toàn mol nguyên tử một số bài tập vận dụng giải theo phương pháp bảo toàn mol nguyên tử (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
91,48% Na2SO4 ; 4,79% NaHSO4 ; 1,98% NaCl ; 1,35% H2O và 0,40% HCl.
1. Viết phản ứng hóa học xảy ra.
2. Tính tỉ lệ % NaCl chuyển hóa thành Na2SO4.
3. Tính khối lượng hỗn hợp rắn thu được nếu dùng một tấn NaCl.
4. Khối lượng khí và hơi thoát ra khi sản xuất được 1 tấn hỗn hợp rắn.
Đáp số: 	2. %m của NaCl đã chuyển hoá thành Na2SO4 = 94,58%.
3. m hỗn hợp rắn = 1,343 tấn.
4. mHCl­ = 0,2457 tấn; mH2O­ = 0,2098 tấn.
55. Chia 59,2 gam hỗn hợp gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của cùng kim loại M (có hóa trị 2 không đổi) thành hai phần bằng nhau :
- Phần 1 hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A và khí B. Lượng khí B này tác dụng vừa đủ với 32 gam CuO. Cho tiếp dung dịch KOH (dư) vào dung dịch A, khi phản ứng kết thúc lọc lấy kết tủa, nung đến khi lượng không đổi được 28 gam chất rắn.
- Phần 2 cho tác dụng với 500ml dung dịch CuSO4 1,2M, sau khi phản ứng kết thúc lọc bỏ chất rắn, đem phần dung dịch cô cạn, làm khô thu được 92 gam chất rắn.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, xác định M ?
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu ? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Đáp số: 	a. MM = 24 ® M là Mg.
b. %mMg = 32,43% ; %mMgO = 27,03% ; %mMgSO4 = 40,54%
56. Đốt cháy trong oxi 8,4 gam hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S thu được khí X và chất rắn B gồm Fe2O3 và Cu2O. Lượng khí X này làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 14,4gam brom. Cho chất rắn B tác dụng với 600ml dung dịch H2SO4 0,15M đến khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn và dung dịch C. Pha loãng dung dịch C bằng nước để được 3 lít dung dịch D.
Biết rằng khi hòa tan Cu2O vào H2SO4 loãng thu được CuSO4, Cu và H2O.
1. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A ? 2. Tính m ? 3. Tính pH của dung dịch D ?
Đáp số: 	1. %mFeS2 = 42,86% ; %mCu2S = 57,14%
2. Trong B có 0,015mol Fe2O3 và 0,03mol Cu2O ® lượng axit H2SO4 dư sau khi phản ứng với B = 0,09 – (0,045 + 0,03) = 0,015 (mol). Chất rắn C là Cu với m = 1,92 gam.
3. Dung dịch D có pH = 2.
57. Cho 3,0 gam hỗn hợp A (gồm Al và Mg) hòa tan hoàn toàn bằng H2SO4 loãng, giải phóng 3,36 lít khí H2 ở đktc và dung dịch B. Cho B vào NaOH dư, lấy kết tủa sạch nung tới khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Cho 1,5 gam A tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, cuối cùng thu chất rắn tạo thành cho tác dụng với HNO3 đặc giải phóng V lít khí màu nâu ở đktc. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Tính m và V. Tính thành phần % (theo khối lượng) mỗi chất trong A.
Đáp số: 2. m = 2 gam; V = 3,36 lít ; %mAl = 60% và %mMg = 40% 
58. Cho 1,68 gam hợp kim Ag-Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí thu được tác dụng với nước clo dư, phản ứng xẩy ra theo phương trình; 	SO2 + Cl2 + 2 H2O = 2 HCl + H2SO4
Dung dịch thu được sau khi phản ứng với clo cho tác dụng hết với dung dịch BaCl2 0,15M thu được 2,796 gam kết tủa. a. Tính thể tích dung dịch BaCl2 cần dùng. b. Tính thành phần %m của hợp kim.
Đáp số: 	a. Vdd (BaCl2) = 0,8 lít
b. %mAg = 77% ; %mCu = 23%
59. X là hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn. Y là dung dịch H2SO4 loãng chưa rõ nồng độ.
Thí nghiệm 1 : Cho 24,3 gam X vào 2 lít Y, sinh ra 8,96 lít khí H2.
Thí nghiệm 2 : Cho 24,3 gam X vào 3 lít Y, sinh ra 11,2 lít khí H2.
Biết rằng: trong thí nghiệm 1, X chưa tan hết ; trong thí nghiệm 2, X đã tan hết.
Tính nồng độ mol/l của dung dịch Y và khối lượng mỗi kim loại trong X.(Thể tích khí được đo ở đktc)
Đáp số: CM (dd Y) = 0,1M ; mMg = 0,2 x 24 = 4,8(gam) và mZn = 0,3 x 65 = 19,5(gam)
60. Tỉ khối của hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 so với khí nitơ bằng 2. Cho 0,112 lit (ở điều kiện tiêu chuẩn) của X lội chậm qua 500ml dung dịch Ba(OH)2. Sau thí nghiệm phải dùng 25,00ml HCl 0,200 M để trung hoà lượng Ba(OH)2 thừa. 	a. Tính % số mol của mỗi khí trong hỗn hợp X.
 	b. Tính nồng độ dung dịch Ba(OH)2 trước thí nghiệm.
 	 c. Hãy tìm cách nhận biết mỗi khí có trong hỗn hợp X, viết các phương trình phản ứng.
	Đáp số: 	a. %nCO2 = 40% ; %nSO2 = 60%
	b. CM dd Ba(OH)2 = 0,015M.
c. Sục hỗn hợp khí qua nước Brom dư, SO2 sẽ làm mất màu Brom. Khí còn lại sục qua nước vôi trong, CO2 làm vẫn đục. 
61. Hoà tan 88,2 gam hỗn hợp A gồm Cu, Al, FeCO3 trong 250 ml dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) khi đun nóng được dung dịch B và hỗn hợp khí. Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch brom (dư) sau phản ứng được dung dịch C. Khí thoát ra khỏi bình nước brom cho hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 được 39,4 gam kết tủa ; lọc tách kết tủa rồi thêm dung dịch NaOH dư vào lại thu được 19,7 gam kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch C được 349,5 gam kết tủa.
1. Tính khối lượng từng chất có trong hỗn hợp A.
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần cho vào dung dịch B để tách riêng ion Al3+ ra khỏi các ion kim loại khác.
Đáp số: 	1. mCu = 25,6 gam ; mAl = 16,2 gam ; mFeCO3 = 46,4 gam.
2. VddNaOH = 2,05 lít
62. Một nguyên tố phi kim R tạo với oxi hai loại oxit RaOx và RbOy với a 1 và b 2. Tỉ số phân tử khối của hai oxit là 1,25 và tỉ số %m của oxi trong hai oxít là 1,2. Giả sử x > y.
a. Xác định nguyên tố R.
b. Hòa tan một lượng oxít RaOx vào H2O, được dung dịch D. Cho D tác dụng vừa đủ với 1,76g oxít M2Oz của kim loại M, thu được 1 lít dung dịch E có nồng độ mol/l của chất tan là 0,011M. Xác định nguyên tố M ?
Đáp số: 	a. MR = 32 ® A là S b. MM = 56 ® M là Fe
63. Trong bình kín dung tích không đổi chứa 35,2x(g) oxi và 160x(g) khí SO2, ở 136,5°C có xúc tác V2O5. Đun nóng bình một thời gian, đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất bình là P'. Biết áp suất bình ban đầu là 4,5 atm và hiệu suất phản ứng là H%.
a. Lập biểu thức tính áp suất sau phản ứng P' và tỉ khối hơi d của hỗn hợp khí sau phản ứng so với không khí theo H (coi kk = 28,8).
b. Tìm khoảng xác định P', d ?
c. Tính dung tích bình trong trường hợp x = 0,25 ?
Đáp số: 	a. Bình kín, nhiệt độ không đổi, nên Þ Khi P0 = 4,5 atm, thì P’ = 4,5 – 1,375. H% (atm). Tỉ khối dhh sau PƯ/kk = . 
b. Khoảng xác định: 3,125 ≤ P’ ≤ 4,5 ; 1,88 ≤ d ≤ 2,71.
c. Từ dữ kiện của P0 ® Þ khi x = 0,25 thì V = 6,72 lít.
64. Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn và S dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam bột Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng hàm lượng Zn trong A.
	- Lấy lượng hỗn hợp B hòa tan trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc, thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất. 
	- Lấy lượng hỗn hợp B, thêm một thể tích không khí thích hợp. Sau khi đốt cháy hoàn toàn được hỗn hợp khí C. Trong hỗn hợp khí C, nitơ chiếm 85,5% thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C qua dung dịch NaOH đậm đặc, dùng dư thì thể tích giảm đi 5,04 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn). 
	1. Viết các phương trình phản ứng. 
	2. Tính thể tích không khí đã dùng. 
	3. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp B. 
65. A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH. Trộn 0,3 lít B với 0,2 lít A ta được 0,5 lít dung dịch C. Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quỳ tím vào thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quỳ tím đổi thành màu tím thấy hết 40ml axit. 
Trộn 0,2 lít B với 0,3 lít A ta được 0,5 lít D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm 1 ít quỳ tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quỳ tím đổi thành màu tím thấy hết 80ml xút. 
	1. Tính nồng độ mol của các dung dịch A và B. 
2. Trộn VB lít NaOH vào VA lít H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V mol dung dịch cho tác dụng với 100ml dung dịch BaCl2 0,15M được kết tủa F. Mặt khác, lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung E hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262 gam chất rắn. Tính tỉ lệ VB : VA. 
CHƯƠNG III: NITƠ - PHOTPHO
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
	Nitơ và photpho thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của chúng là ns2np3. Mặc dù nitơ có tính chất phi kim mạnh hơn photpho, tuy nhiên, đơn chất photpho hoạt động hóa học với oxi mạnh hơn nitơ. Tính chất kém hoạt động hóa học của nitơ được lí giải bởi liên kết ba bền vững giữa hai nguyên tử nitơ: . Nitơ chiếm khoảng 78% thể tích không khí, không độc, nhưng không duy trì sự sống. Nguyên tố N có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, là thành phần hóa học không thể thiếu được của các chất protit.
I- Nitơ:1- Tác dụng với hidro: 
xt, to
	N2 + 3H2 2NH3
3000oC
2- Tác dụng với oxi: 
	N2 + O2 2NO
3- Điều chế: - Trong phòng thí nghiệm: NH4NO2 N2 + 2H2O
- Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu được N2 và O2.
II- Amoniac:
 a- Khí amoniac
1- Tính bazơ: 	NH3 + HCl ® NH4Cl 2 NH3 + H2SO4 ® (NH4)2SO4
2- Tính khử: - Tác dụng với oxi: 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
- Tác dụng với clo: 2NH3 + 3Cl2 ® N2 + 6HCl
- Khử một số oxit kim loại: 3CuO + 2NH3 ® 3Cu + N2 + 3H2O
b- Dung dịch amoniac
1- Tác dụng của NH3 với H2O: 	NH3 + H2O NH4+ + OH-
2- Tính chất của dung dịch NH3: - Tính bazơ: tác dụng với axit tạo ra muối amoni 	NH3 + H+ ® NH4+
- Làm đổi màu chỉ thị: quì tím xanh ; phenolphtalein hồng.
- Tác dụng với dung dịch muối hiđroxit kết tủa, thí dụ: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O ® Al(OH)3 + 3NH4Cl
	Hay: 	Al3+ + 3NH3 + 3H2O ® Al(OH)3 + 3NH4+
Phản ứng cũng xảy ra tương tự với các dung dịch muối FeCl3 ; FeSO4
- Khả năng tạo phức (Thể hiện tính bazơ theo Liuyt): Amoniac có khả năng tạo phức với nhiều cation kim loại, đặc biệt cation của các nguyên tố nhóm phụ. Chẳng hạn:
	Cu(OH)2¯ + 4 NH3 (dd) ® [Cu(NH3)4]2+ (dd) + 2OH- (dd)
	Hoặc: AgCl¯ + 2 NH3 (dd) ® [Ag(NH3)2]+ (dd) + Cl- (dd)
c- Điều chế amoniac: * Trong phòng thí nghiệm: 	NH4+ + OH- NH3­ +H2O
Hay	2NH4Cl (r) + CaO 2NH3 + CaCl2
* Trong công nghiệp: - Nguyên liệu: N2 được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
H2 được điều chế bằng cách nhiệt phân metan không có không khí: 	CH4 C + 2H2 
- Phản ứng tổng hợp: 	N2 + 3H2 2NH3
(Xúc tác Fe được hoạt hoá bởi hỗn hợp oxit Al2O3 và K2O)
III- Muối amoni: 1- Phản ứng trao đổi ion: 
 NH4Cl + NaOH ® NaCl + NH3 + H2O (phản ứng nhận biết muối amoni)
Hay: NH4+ + OH- ® NH3 + H2O 
2- Phản ứng 

File đính kèm:

  • docTong hop de thi hoc sinh gioi Hoa.doc
Giáo án liên quan