Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học các nguyên tố nhóm Oxy - Lưu huỳnh ở trường trung học phổ thông Trường Chinh
Tnh hình giáo dục hiện nay cho thấy trong nhiều năm qua hóa học cũng như các môn học khác, đang góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện của trường phổ thông. Tuy nhiên ở một số trường, chỉ mới xét riêng bộ môn hóa học, chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh vẫn chưa cao. Hiệu quả dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục. Một số thầy cô hướng học sinh vào việc giải các bài toán lạm dụng nhiều phép tính phức tạp với câc giả thiết chưa thật phù hợp với thực tế biến đổi hóa học. Điều đó hoặc là biến học sinh thành thợ giải toán ít quan tâm đến các kiến thức, kỹ năng cơ bản và tính đặc thù của bộ môn, hoặc là vô tình tạo tâm lý hoang mang cho học sinh và vận dụng nhiều lý thuyết ở bài tập không có trong chương trình sách giáo khoa. Đặc biệt việc phát huy tính tích cực tự lực của học sinh, việc rèn luyện và bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và khả năng tự học của các em chưa được chú ý đúng mức. Với thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho người giáo viên nói chung và giáo viên hóa học nói riêng là phải đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề học tập thông qua mọi nội dung, mọi hoạt động dạy học hóa học.
nào để biết được bình chứa khí đã đầy ? 14) Tại sao khi pha loãng H2SO4 thì không được đổ nước vào axit ? 15) Để làm khô SO2; có thể sử dụng những chất hút ẩm nào sau đây : H2SO4 đặc; CaO; P2O5; NaOH rắn; CaCl2 khan ? 16) Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế H2SO4 từ quặng pirit. Nêu điều kiện để tiến hành các phản ứng đó trong công nghiệp. Tại sao không dùng nước mà dùng H2SO4 đặc để hấp thụ SO3 ? 17) Trình bày phương pháp hoá học phân biệt : a. Các dung dịch mất nhãn sau : HCl; H2SO4; Na2SO4; NaCl; NaNO3. b. Các dung dịch mất nhãn Na2SO4; Na2SO3; Na2CO3. 18) Hoàn thành các chuỗi biến hóa sau : SO2 H2SO4 CuSO4 Fe2O3 Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3 a. FeS SO3 H2SO4 H2 CaSO3 Ca(HSO3)2 b. H2S SO2 O2 H2S H2 Cl2 O2 NaOH NaOH H2SO4 c. FeS2 A B C B D E F G. 19) Cân bằng các phương trình phản ứng sau : a. M2Ox + H2SO4(đặc) M2(SO4)3 + SO2 + H2O. b. O3 + KI + H2O KOH + O2 + I2. c. H2S + KMnO4 + H2SO4 K2SO4 + MnSO4 + H2O. d. CuFeS2 + SiO2 + O2 Cu + SO2 + FeSiO3. e. FeS2 + HNO3 NO + H2SO4 + Fe(NO3)3 + H2O. 20) Dùng phương pháp hóa học trình bày cách tách biệt các khí ra khỏi các hỗn hợp sau: a. O2; HCl; SO2. b. O2; Cl2; CO2. c. O2; CO2; H2S. BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG : 21) Người ta cần điều chế 2 kg CuSO4. Trong hai trường hợp : cho axit Sulfuric tác dụng với đồng và cho axit sulfuric tác dụng với đồng oxit, trường hợp nào tiêu hao nhiều axit hơn ? Tại sao ? Hướng dẫn lý luận từ các phương tìinh không cần tính toán : trong phản ứng với oxit, H2SO4 chỉ đóng vai trò là axit (toàn bộ lưu huỳnh trong axit trước phản ứng chuyển sang muối); còn trong phản ứng với đồng thì axit sulfuric vừa là chất oxyhóa; vừa phải là môi trường (một phần lưu huỳnh phải tạo ra SO2). Như vậy sử dụng Cu để điều chế CuSO4 thì tiêu hao nhiều axit hơn. 22) Cho 855g dung dịch Ba(OH)2 10% vào 200g dung dịch H2SO4; lọc bỏ kết tủa. Để trung hòa nước lọc người ta phải dùng hết 125ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28). Tính nồng độ % của dung dịch axit đã dùng. 23) Cho sản phẩm tạo thành khi đun nóng hỗn hợp gồm 5,6g bột sắt và 1,6g bột lưu huỳnh vào 500ml dung dịch HCl. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và khí B. a. Tính thành phần %(V) các khí có trong B. b. Người ta phải dùng hết 125ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa dung dịch A. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. 24) Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) rồi hòa tan toàn bộ sản phẩm vào 68,75ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28). Hỏi thu được muối gì ? Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch thu được. 25) Đốt cháy hoàn toàn 6,8g một chất người ta thu được 12,8g SO2 và 3,6g H2O. Xác định công thức của chất đã đem đốt. Khí SO2 tạo ra cho hấp thụ hết vào 50ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28). Muối nào được tạo thành ? Tính nồng độ của nó trong dung dịch thu được. 26) Cho 50ml dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với 100ml dung dịch Ba(OH)2. Kết tủa thu được sau khi làm khô và nung ở nhiệt độ cao thì còn lại 0,859g. Cho nước lọc còn lại phản ứng với 100ml dung dịch H2SO4 0,05M rồi lấy kết tủa đem nung thì còn lại 0,466g. Giải thích các hiện tượng xảy ra; viết các phương trình phản ứng và tính nồng độ mol của các dung dịch ban đầu. 27) Sự tăng áp suất ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng của các phản ứng sau : a. H2 + Br2 2HBr. b. 2NO + O2 2NO2. c. N2O4 2NO2. DẠNG 2 : (Câu hỏi và bài tập theo trình độ lĩnh hội và vận dụng. Để giải bài tập ở mức độ này; học sinh không những phải nắm vững kiến thức đã tiếp thu mà còn phải sử dụng được các thao tác tư duy như : phân tích, tổng hợp, so sánh để biết cách vận dụng các kiến thức đã học vào từng tình huống cụ thể của bài tập. Ở đây mức độ tư duy của học sinh đã đạt ở mức độ cao hơn) BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH : 28) Giải thích tính oxyhóa mạnh của oxy. Lấy ví dụ minh họa. 29) Chứng minh rằng H2S là một axit. Đều là hợp chất của lưu huỳnh; nhưng tại sao H2S chỉ có tính khử còn SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxyhóa ? Viết phương trình phản ứng minh họa. 30) Chứng minh rằng SO2 vừa có tính oxyhóa; vừa có tính khử. Viết phương trình phản ứng minh họa. 31) Có thể sử dụng giấy quỳ ẩm để phân biệt các khí SO2 và Cl2 được không ? Tại sao ? Chọn một thuốc thử để phân biệt chúng. Viết phương trình phản ứng. 32) Axit HCl và axit H2SO4 giống và khác nhau điểm nào ? Lấy ví dụ minh họa. 33) Dựa vào cấu hình và độ âm điện của các nguyên tố oxy và lưu huỳnh hãy giải thích các số oxyhóa -2; +2 của oxy và -2; +4; +6 của lưu huỳnh. 34) Bằng phương pháp hóa học trình bày cách tách SO2 ra khỏi hỗn hợp với SO3 (khí) và O2. 35) Lưu huỳnh thể hiện tính chất gì khi tác dụng với kim loại; với H2; khi cháy trong không khí; khi tác dụng với KClO3 ? Viết phản ứng minh họa. 36) Tại sao những dụng cụ bằng bạc hay đồng bị xỉn màu (hóa đen) khi để lâu trong không khí có chứa H2S ? 37) Trình bày hai phương pháp điều chế hydro sulfua từ các chất sau đây : lưu huỳnh; sắt; axit clohydric. 38) Làm thế nào nhận ra sự có mặt của tạp chất BaCl2 trong một mẫu BaSO4 ? 39) Vì sao khi điều chế H2S người ta dùng axit HCl mà không dùng H2SO4 đặc ? 40) Phản ứng nào không thể xảy ra : (a) H2SO4 + NaCl. (b) H2SO4 + Na2SO3. (c) H2SO4 + Ca(NO3)2. (d) HCl + K2SO4. (e) H2SO4 + Na2S. 41) Trnh bày phương pháp tinh chế NaCl khi nó có lẫn các tạp chất Na2SO4; NaBr; MgCl2; CaCl2; CaSO4. 42) Nhận xét vai trò của axit sulfuric trong câc phản ứng sau : a. H2SO4 + S SO2 + H2O. b. H2SO4 + Fe3O4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O. c. FeS + K2Cr2O7 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O. d. CaCO3 + H2SO4 CaSO4 + CO2 + H2O. Cân bằng các phản ứng đó. 43) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau; và cho biết K2SO3 thể hiện tính chất gì trong từng phản ứng : a. Cl2 + K2SO3 + H2O ? ; b. HCl + K2SO3 ? c. Ba(OH)2 + K2SO3 ? ; d. K2SO3 + KMnO4 + H2SO4 K2SO4 + ? (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 44) Hoàn thành các sơ đồ biến đổi sau : a. KClO3 Fe3O4 KMnO4 O2 CuO HgO P2O5 (2) (3) (4) NO (1) b. FeS H2S S SO2 SF6 45) Trình bày phương pháp phân biệt : a. Các dung dịch mất nhãn NaOH; HCl; H2SO4 (chỉ có đá vôi). b. Các dung dịch mất nhãn HCl; H2SO4; HNO3; Na2SO4; Ba(NO3)2 (được dùng thêm 2 hóa chất). Hướng dẫn : Sử dụng thêm quỳ tím và dung dịch AgNO3. BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG : 46) Cân bằng của phản ứng N2 + 3H2 2NH3 ; H0 thay đổi như thể nào nếu : a. Tăng nhiệt độ ? b. Giảm nồng độ của NH3 xuống 2 lần ? c. Giảm thể tích của hệ xuống 2 lần ? Trình bày các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để nâng cao hiệu suất quá trình. * Hướng dẫn : - Các biểu thức tính tốc độ các chiều phản ứng tại trạng thái cân bằng : vt = kt[N2][H2]3; vn = kn[NH3]2. - Khi thay đổi thể tích hệ thì nồng độ các chất trong hệ tăng lên 2 lần so với trạng thái cân bằng. Vì vậy tốc độ các chiều sẽ là : vt’ = 8kt[N2][H2]3; vn’ = 4kn[NH3]2. vt’ = 8vt ; vn’ = 4vn . Như vậy tốc độ của cả hai chiều đều tăng; nhưng tốc độ chiều thuận tăng mạnh hơn, vì vậy cân bằng phản ứng bị phá vỡ, phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận. 47) Cho hỗn hợp khí SO2 và O2 với tỉ lệ mol tương ứng bằng 2 : 1 đi vào tháp tiếp xúc. Xác định thành phần phần trăm (theo thể tích) của hỗn hợp khí thu được biết rằng tỉ lệ chuyển hóa của SO2 là 90%. 48) Cho 500ml dung dịch A chứa BaCl2 và MgCl2 tác dụng với 120ml dung dịch Na2SO4 0,5M (dư) thì được 11,65g kết tủa. Đem nước lọc cô cạn thấy còn lại 16,77g chất rắn khan. Tính nồng độ mol/lít của các chất có trong A. 49) Nhúng một thanh kim loại sắt vào 100ml dung dịch chứa CuSO4 1M và H2SO4 loãng. Khi phản ứng kết thúc lấy thanh sắt ra thấy khối lượng của nó giảm bớt 0,52g so với ban đầu. a. Giải thích tại sao khối lượng thanh sắt lại giảm ? b. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi, tất cả đồng tạo ra đều bám vào thanh sắt; tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Hướng dẫn : tổng khối lượng Fe phản ứng với muối đồng và axit vượt quá khối lượng kim loại đồng bám vào nên khối lượng thanh sắt giảm bớt sau phản ứng. 50) Khi trộn lẫn 50ml dung dịch Fe2(SO4)3 với 100ml dung dịch Ba(OH)2 người ta thu được dung dịch A và kết tủa B. Lọc, sấy, nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thấy còn lại 0,859g chất rắn. Mặt khác nếu cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa đủ thì thu thêm được 0,466g kết tủa nữa. Giải thích các hiện tượng trên; tính CM của các dung dịch ban đầu. DẠNG 3 : (Dạng câu hỏi và bài tập này đòi hỏi học sinh phải có được khả năng tư duy nhanh nhạy; không những phải tổng hợp, so sánh, phân tích, suy luận mà cần phải có sự sáng tạo. Do đó có thể giúp cho tư duy của các em phát triển ở mức độ cao) BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH : 51) Tại sao người ta có thể dùng O3 để sát trùng nước mà không dùng O2 ? 52) Giấy quỳ tím tẩm dung dịch kali iodua ngả sang màu xanh khi gặp ozon. Giải thích tại sao; viết phương trnh phản ứng minh họa. 53) SO2 có thể tác dụng với Cl2 không ? H2SO4 đặc, nóng có thể tác dụng với FeSO4 không ? Tại sao ? 54) Sục khí SO2 vào dung dịch nước vôi trong thì thấy nước vôi bị vẩn đục. Giải thích tại sao. Tìm hai cách khác nhau để làm cho nước vôi trong trở lại. 55) Những khí sau đây có thể cùng tồn tại trong cùng một bình được không ? Giải thích tại sao : a. O2 và CO2. b. H2S và SO2. c. SO2 và O2. d. O2 và Cl2. 56) Có hai ống nghiệm 1 và 2 đều đựng dung dịch KI. Sục khí O2 đi qua dung dịch ở ống 1 và O3 qua dung dịch ở ống 2. Nêu hiện tượng, từ đó so sánh tính oxyhóa của O2 và O3. Bằng cách nào để nhận biết được sản phẩm tạo ra ở ống nghiệm 2 ? 57) Từ câc nguyên liệu Zn; S; HCl hãy viết các phương trình phản ứng điều chế H2S bằng hai phương pháp. 58) Viết bốn phương trình phản ứng điều chế trực tiếp H2SO4 từ những chất khác nhau. Nếu cho rằng axit H2SO4 là một axit có tính oxyhóa; còn axit HCl chỉ là một axit mạnh có đúng không ? Lấy ví dụ minh họa. t0 t0 t0 t0 59) Bổ túc các phản ứng sau : FeS2 + O2 (A) + (B) (A) + H2S (C) + (D) (C) + (E) (F) (F) + HCl (G) + H2S (G) + NaOH (H) + (I) (H) + O2 + (D) (J) (J) (B) + (D) (B) + (L) (E) + (D) 60) Hãy p
File đính kèm:
- Phat trien tu duy cho hoc sinh qua he thong cau hoi vabai tap hoa hoc.doc