Phát huy tính tích cực của học sinh trong rèn luyện sức bền

Hiện nay trong tất cả các tiết học của bộ môn thể dục nội dung chạy bền đều được đưa vào xen kẽ đều đặn hàng tuần cho các em học sinh tập luyện và được kiểm tra, đánh giá vào cuối học kỳ hai hàng năm với cột điểm đánh giá rèn luyện thân thể của học sinh. Thế nhưng trong quá trình học các em chưa thật sự tự giác, tích cực tập luyện mà cứ phải để giáo viên nhắc nhở, động viên các em mới thực hiện nhưng vẫn ở mức độ hạn chế, chưa hết sức của mình.

Trong khi đó sức bền là khả năng của cơ thể chống lại sự mệt mỏi khi học tập, lao động hay tập luyện thể dục - thể thao kéo dài. Vì vậy nếu chịu khó tập luyện thì ngoài việc cá nhân mỗi em có thêm sức khỏe, sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể mà nó sẽ là cơ sở thuận lợi để các em học tập tốt các môn học khác. Thế nhưng kỹ năng rèn luyện sức bền của các em học sinh còn rất hạn chế, thậm chí có những em không thích tập luyện dù đã được hướng dẫn, được học về lợi ích, tác dụng của sức bền trong cuộc sống con người. Dù vậy trong đề tài này tôi cũng xin được nêu ngắn gọn những kinh nghiệm trong quá trình thực tế giảng dạy tại trường nhằm góp phần giúp các em học sinh hiểu được vị trí, tầm quan trọng khi rèn luyện được sức bền, để từ đó các em ngày càng hứng thú, tự giác, tích cực học tập rèn luyện sức bền để từ đó làm cơ sở thuận lợi cho quá trình học tập lâu dài của các em. Với lý do trên tôi đã chọn đề tài : “ Phát Huy Tính Tích Cực Của Học Sinh Trong Rèn Luyện Sức Bền ” để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy môn Thể Dục để cho bộ môn của chúng ta ngày càng phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy tính tích cực của học sinh trong rèn luyện sức bền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiết học mà rèn luyện được… chạy bền cần dạy xen kẽ vào tất cả các tiết trong năm học, đồng thời vận động học sinh tập chạy bền hàng ngày tạo thành một thói quen, có như vậy việc rèn luyện sức bền mới có hiệu quả và an tòan trong các đợt kiểm tra và thi đấu… " ( Sách giáo viên môn thể dục lớp 7 - trang 52 ). 
Bên cạnh đó ở phân môn này còn giúp cho các em phát triển sự dẻo dai, bền bỉ, đây cũng là một tố chất căn bản trong cơ thể con người nhằm " chống lại sự mệt mỏi khi học tập, lao động hay tập luyện thể dục - thể thao kéo dài " ( định nghĩa sức bền là gì ? sách giáo viên thể dục lớp 9 - trang 9 ). 
Ở trong sách giáo viên thể dục lớp 9 chương I, mục : một số hiểu biết cần thiết về sức bền có viết : " Sức bền có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống, nếu không có sức bền con người vừa mới làm việc, học tập đã mệt mỏi, như vậy sẽ không bao giờ làm được việc gì có kết quả cao ".
Do vậy ngay trong những buổi đầu tôi đã chủ động tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường, họp tổ nhóm chuyên môn để cùng thống nhất cụ thể về chương trình dạy, từng phần trong chương chạy bền, cũng như về phương pháp hướng dẫn, truyền đạt và bố trí thời gian tập luyện phù hợp theo phân phối chương trình của Sở Giáo Dục - Đào Tạo quy định để các em tiếp thu bài 1 cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đồng thời để các em bố trí tự tập và rèn luyện tại nhà nhằm đạt kết quả cao nhất.
- Ngòai ra bản thân tôi cũng đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể, cách phân phối thời thời gian và các bài tập tại nhà ngòai thời gian trên lớp cho các em chủ động tập luyện từ đó các em không phải thắc mắc hay phải mất công tự tìm kiếm các bài tập để rèn luyện dẫn đến sự chán nản, bỏ mặc…
2. Nội Dung, Biện Pháp Thực Hiện Đề Tài :
a. Yêu Cầu :
* Về phía Giáo Viên : Nắm chắc kiến thức cơ bản về chương chạy bền về cả lý thuyết cũng như cách hướng dẫn các bài tập cụ thể cho từng giai đọan tập luyện.
- Tham khảo sách giáo viên, sách tham khảo, xem tranh, phim tư liệu hướng dẫn giảng dạy.
- Chọn phương pháp giảng dạy phù hợp : nội dung nào nên đưa lên trước – nội dung nào sau.
- Lồng ghép các trò chơi vận động vào tiết học để tiết học thêm sinh động nhằm nâng cao sự bền bỉ, dẻo dai của cơ thể
- Xử lý một cách kịp thời đối với những học sinh chưa chú ý, không nghiêm túc trong giờ học.
- Đưa ra các phương pháp sửa sai cụ thể đối với học sinh yếu và dùng hình thức đôi bạn cùng tiến để các em hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.
* Về phía Học Sinh :
- Chú ý nghe hướng dẫn và làm mẫu của giáo viên.
- Thực hiện đúng kỹ thuật và yêu cầu tập luyện mà giáo viên đưa ra.
- Biết kết hợp hít thở với bước chạy một cách hợp lý.
- Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong tập luyện, khi chạy không nói chuyện, xô đẩy để tránh xảy ra chấn thương.
b. Biện Pháp Thực Hiện :
Đầu tiên giáo viên cần phải xác định rõ với học sinh : không được chủ quan, coi thường, cho là đã biết nên tập qua loa, đại khái mà phải nghiêm túc tập luyện bởi đa số học sinh không chịu khó tập luyện hay nếu có cũng chỉ là tập cho có, không tự giác, tích cực. các em chưa thật sự hiểu được vị trí và tầm quan trọng của sức bền trong đời sống hàng ngày thông qua quá trình học tập, lao động và luyện tập thể thao của chính bản thân các em. Vì vậy vấn đề ở đây cần đặt ra là làm sao để " phát huy tính tích cực của học sinh trong rèn luyện sức bền ". Muốn có được sức bền thì phải tập luyện như thế nào ? làm sao ? thời gian, địa điểm tập luyện ở đâu ? và phải dùng các bài tập bổ trợ, trò chơi nào là phù hợp ?
- Trong học tập rèn luyện sức bền đối với học sinh cấp THCS khi giảng dạy cần cho học sinh tiếp cận bằng những ví dụ cụ thể, gần gũi với các em trong đời sống hàng ngày, gợi mở cho các em biết được một số nguyên tắc, hình thức và các phương pháp để tập luyện phát triển sức bền để các em vận dụng một cách đa dạng. Tuy nhiên luyện tập phát triển sức bền cũng có một điểm khó là : phải tập luyện thường xuyên, liên tục vì : " sức bền chỉ có được, khi tập luyện, họat động liên tục trong một khỏang thời gian và cường độ ở mức độ nhất định " ( sách giáo viên thể dục lớp 9 - trang 10 . Bởi thế tập sức bền là một thách thức lớn về ý chí, đòi hỏi mỗi người, mỗi học sinh cần phải có quyết tâm cao. Cần phải tập luyện có kế họach, vì vậy giáo viên cần chỉ dẫn, giúp đỡ các em xây dựng cho bản thân mình một kế họach tập luyện.
- Giáo viên cần có sự khích lệ, động viên các em phải thường xuyên tập luyện và có ý thức hơn trong mỗi tiết học qua đó dần dần hình thành ý thức tự giác tập luyện, tập trung và ý thức tập thể trong mỗi em. Bên cạnh những em tích cực tham gia tập luyện cũng sẽ còn những em ý thức chưa cao, giáo viên cần quan tâm giáo dục từ từ ( nếu cần nên có 1 số biện pháp chế tài cụ thể là đánh giá vào kết quả học tập của các em để cho các em chủ động quan tâm đến bộ môn ).
- Một điều quan trọng là phải nhắc nhở các em sau khi chạy hết quãng đường nhất thiết cần thực hiện các động tác hồi tĩnh và kiểm tra mạch đập nhằm theo dõi sức khỏe thông qua các mạch trên cơ thể con người. ( hình dưới )
Để làm được các việc đã nêu ở trên nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong rèn luyện sức bền giáo viên cần chú ý : 
* Về Lý Thuyết :
- Thông qua chương trình giảng dạy và hướng dẫn lý thuyết giáo viên cần nêu được vị trí - tầm quan trọng và lợi ích của sức bền trong cuộc sống hàng ngày.
- Đưa ra những ví dụ trong thực tế để các em dễ tiếp thu và hình dung ra những bài tập cụ thể để áp dụng vào giờ thực hành. Từ đó sẽ khắc sâu được kiến thức đã được nghe thông qua giờ học.
- Bản thân giáo viên cần nêu ra một số nguyên tắc - phương pháp trong khi tập luyện thể dục - thể thao nói chung và luyện tập sức bền nói riêng như : tập phù hợp với sức khỏe của mỗi người, tập từ nhẹ đến nặng dần… để tránh những ảnh hưởng xấu cho các em sau khi tập luyện.
* Về Thực Hành :
- Ngòai 2 giờ lý thuyết quy định đã được học ở trên lớp, giáo viên vẫn phải thường xuyên nhắc nhở, truyền giảng một số kiến thức cần thiết trong lúc tập luyện trong các giờ thực hành để các em nhớ, dần dần khắc sâu những nguyên tắc - phương pháp đó vào suy nghĩ. Nêu ra những yêu cầu đòi hỏi học sinh cần hiểu thêm và cần nghiêm túc, tích cực tập luyện mới hòan thành được và đạt kết quả cao.
- Khi cho học sinh luyện tập giáo viên cần tập trung vào rèn luyện cho các em về kỹ thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy và các động tác hồi tĩnh sau khi chạy hết quãng đường.
- Giáo viên nên tổ chức cho các em học dưới nhiều hình thức khác nhau để học sinh hứng thú tham gia học tập một cách tích cực và có hiệu quả hơn. Cần rèn luyện cho các em chạy đúng kỹ thuật, biết cách xử lý khi gặp các tình huống bất ngờ trên đường chạy.
- Tăng cường giáo dục cho các em ý chí vượt khó trong tập luyện bằng cách tập và chơi những trò chơi vận động ngoài giờ học chính khóa.
- Giới thiệu cho các em các phương pháp, hình thức rèn luyện sức bền, các động tác bổ trợ kỹ thuật, những kiến thức có liên quan phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sức khỏe.
Ví dụ : tập sức bền bằng các trò chơi vận động như :
+ Nhảy dây bền
+ Nhảy ô tiếp sức :
+ Tâng cầu tối đa :
+ Kết hợp chạy với đi bộ, từ từ rút ngắn thời gian hay cự ly đi bộ để tăng cự ly hay thời gian chạy.
+ Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên tùy theo sức khỏe từ 300m hay từ 3 phút trở lên và từ từ nâng dần quãng đường và thời gian chạy hay tập chạy kết hợp với thở : hai lần hít vào - hai lần thở ra.
+ Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức bền như: đi bộ thể thao, chạy cự ly trung bình, chạy cự ly dài hay bóng đá
- Giáo viên nên phối hợp dạy trên lớp với hướng dẫn học sinh luyện tập ngòai giờ.
Ví dụ : nên tập vào buổi sáng với khỏang thời gian từ 5h00 - 6h00 với lượng vận động tăng dần như sau :
+ tập từ 2 - 6 buổi/ tuần
+ tăng dần cự ly 250 - 550m ( nữ ), 350 - 600m ( nam ) hoặc nâng dần thời gian chạy liên tục từ 3 - 6 phút ( nữ ), 4 - 8 phút ( nam ).
+ sau đó thực hiện luyện tập chạy bền với khối lượng tăng dần tùy theo tình trạng sức khỏe và thể lực của mỗi em.
- Cho học sinh luyện tập phù hợp với sức khỏe và tuân thủ đúng các nguyên tắc trong tập luyện phát triển sức bền.
Ví dụ : 
+ đối với học sinh lớp 9 có sức khỏe bình thường 
_ Với nữ chạy từ 600 - 800m không tính thời gian hoặc 6-8 phút không tính cự li._ Với nam chạy từ 600 - 1000m không tính thời gian hoặc 8-12 phút không tính cự li.
+ Trong một giờ học, sức bền phải học sau các nội dung khác và được bố trí ở cuối phần cơ bản.
+ Sau khi chạy xong không được dừng lại đột ngột, mà phải giảm dần tốc độ, đi bộ thả lỏng và thực hiện các động tác hồi tĩnh.
IV/. KẾT QUẢ 
Sau khi thực hiện và vận dụng đề tài vào công tác giảng dạy tôi nhận thấy :
1. Về Phía Học Sinh : 
+ Các em đã có ý thức và rất hứng thú luyện tập trong rèn luyện sức bền.
+ Khi luyện tập và rèn luyện các em rất tích cực, nghiêm túc thực hiện các kỹ thuật.
+ Áp dụng đúng các nguyên tắc, phương pháp tập luyện, biết cách phối hợp bước chạy với nhịp thở.
+ Đặc biệt là hòan thành tốt hết cự ly mà giáo viên đã đưa ra.
2. Về Phía Giáo Viên :
+ Đã bớt căng thẳng lo lắng vì sợ các em không đủ sức khỏe để chạy hết quãng đường quy định.
+ Không phải nhắc nhở các em vì các em đã tự ý thức chủ động tham gia tập luyện.
+ Giáo viên đã có nhiều thời gian hơn trong việc giảng dạy, nhắc nhở cũng như chỉnh sửa các động tác kỹ thuật chạy của học sinh nhiều hơn so với nội dung phân phối chương trình đề ra của một tiết học.
3. Kết Quả Cụ Thể :
a. Về Hứng Thú Học Tập Của Học Sinh :
NỘI DUNG
LỚP 9
Tích cực, hăng hái và có ý thức tập luyện trong giờ học.
20/27
74%
Chưa có sự hưng phấn, tích cực và hứng thú trong tập luyện.
06/27
22,2%
Không hứng thú và chỉ tập luyện khi có sự nhắc nhở của giáo viên.
01/27
3,7%
b. Về Kết Quả Học Tập và Rèn Luyện Của Học Sinh :
KẾT QUẢ
LỚP 9
Từ 9 điểm đến 10 điểm
14/27
51,8%
Từ 7 điểm đến 8 điểm
9/27
33%
Từ 5 điểm đến 6 điểm
3/27
11,1%
Dưới 5 điểm
01/27
3,7%
( Theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể - sách giáo khoa thể dục lớp 9 trang 122 )
Từ kết quả điều tra cụ thể ở trên sau khi tiến hành thực hiện sáng kiến này tôi nhận thấ

File đính kèm:

  • docSKKN ren luyen suc chay ben.doc
Giáo án liên quan