Phát động giáo viên chủ nhiệm thực hiện theo những vấn đề cơ bản trong sáng kiến kinh nghiệm

Rèn luyện nền nếp - thói quen cho học sinh là nền tảng để xây dựng chất lượng dạy và học. Muốn học sinh thực hiện tốt nền nếp thói quen thì đội trực kiểm tra phải chọn những học sinh gương mẫu có đạo đức tác phong nhanh nhẹn tháo vát, trong công việc phải nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nền nếp của lớp và nhà trường đề ra, bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn phải thường xuyên quan tâm đến tình hình chung của lớp, kịp thời tuyên dương những cá nhân có thành tích điển hình trong nền nếp và học tập để tập thể lớp phấn đấu thực hiện. Bên cạnh cũng luôn động viên kịp thời, nhắc nhở, uốn nắn và xử lý nghiêm khắc những học sinh cố tình vi phạm.

Từ khi thực hiện chuyên đề Xây dựng nền nếp - thói quen tốt cho học sinh khối 6, tôi đã gặt hái được ít nhiều thành công ở các lớp thuộc khối 6 mà tôi chủ nhiệm ở trường THCS Vĩnh Thịnh và tôi hy vọng rằng nếu chúng ta có quan tâm xây dựng nền nếp, thói quen tốt trong học sinh nó sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Rất mong quí đồng nghiệp tham khảo, cùng đóng góp ý kiến để chuyên đề ngày một hoàn thiện hơn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát động giáo viên chủ nhiệm thực hiện theo những vấn đề cơ bản trong sáng kiến kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ trọng tâm của nhà trường là “Dạy tốt-học tốt”, bản thân đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc xây dựng nền nếp - thói quen tốt trong học sinh và cũng đã đạt được những chuyển biến tích cực, đáng kể góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Nền nếp thói quen tốt của học sinh trong nhà trường là nền tảng để xây dựng chất lượng dạy và học.
Xây dựng nền nếp - thói quen tốt của học sinh trong nhà trường là hình thành phong cách sống thông qua những thói quen bị bắt buộc ngay từ lúc ban đầu. Vì vậy, việc xây dựng nền nếp - thói quen cho học sinh là việc cần làm. Chính vì vậy, qua nhiều năm thực hiện, tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp trường THCS Vĩnh Thịnh để làm nên chuyên đề này.
Tôi hy vọng, chuyên đề này sẽ tiếp tục đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là Dạy tốt - học tốt.
NỘI DUNG
 I. Thực trạng của lớp chủ nhiệm: 
1. Về phía nhà trường:
 Có qui định nền nếp cho học sinh nhưng chưa có sự kiểm tra sát sao, nhắc nhở thường xuyên (đối với một số thầy, cô)
2. Về phía học sinh :   
- Các em mới chuyển từ lớp năm lên lớp sáu môi trường mới còn bỡ ngỡ, lạ bạn, lạ thầy. Ở cấp tiểu học thầy, cô chủ nhiệm theo dõi việc học tập, nền nếp suốt buổi học, còn đối với học sinh THCS giáo viên chủ nhiệm theo dõi, bám lớp với số tiết ít hơn nhiều.
          - Nhiều em có học lực từ trung bình cho đến giỏi như ở lớp 6A là lớp chọn, nhưng việc thực hiện nền nếp của các em vẫn chưa tốt.
- Một số học sinh là con gia đình lao động nghèo không có việc làm ổn định, lo bươn chải để kiếm sống nên việc quan tâm của cha mẹ đối với con cái bị hạn chế.
          - Cũng có những học sinh là con của gia đình khá giả nhưng chưa có nền nếp và thói quen tốt trong gia đình. Họ phó mặc con cái cho nhà trường, cho giáo viên giáo dục. Nên học sinh chưa thực hiện đồng bộ những yêu cầu đặt ra.
II. Những nền nếp - thói quen tốt cần xây dựng cho học sinh lớp 6:
1. Các nền nếp quy định chung để xây dựng tác phong:
a. Nền nếp học sinh:
          - Vệ sinh cá nhân:
          + Rửa mặt sạch sẽ trước khi đến lớp.
          + Tay chân luôn sạch sẽ, móng tay cắt ngắn.
          + Tóc cắt cao, không chải tóc năm năm (đối với học sinh nam). Nữ buộc tóc gọn gàng, không để tóc lõa xõa khi viết bài. Cả học sinh nam và nữ không được nhuộm tóc vàng, nâu, đỏđầu tóc luôn gội sạch sẽ.
          + Quần áo sạch, gọn gàng.       
          - Vệ sinh văn minh, sinh hoạt để học sinh có thói quen:
          + Che miệng mũi khi ngáp, khi hắt hơi.
          + Không khạc, nhổ bừa bãi.
          + Không xả rác trong lớp học, ngoài sân trường, cổng trường, không bỏ rác qua cửa sổ, phải  bỏ rác đúng qui định.
          + Luôn giữ sạch môi trường xung quanh.
b. Nền nếp về đạo đức:
          - Lễ độ với mọi người:
          + Có thói quen chào hỏi thầy cô và khách khi vào trường.
          + Biết xin lỗi khi làm việc sai.
          + Biết cám ơn khi nhận quà hoặc khi người khác giúp đỡ mình.
          + Biết xưng hô đúng mực với mọi người xung quanh.
          + Không nói tục, chưỡi thề, đánh nhau.
          + Biết giúp đỡ mọi người, nhất là người già và trẻ em.
          - Làm điều tốt:
          + Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểm tra hoặc thi cử.
          + Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người mất hoặc đưa giáo viên để thông báo cho người mất biết.
          + Giữ gìn tài sản riêng, tài sản của bạn và của nhà trường.
          - Kỷ luật:
          Thực hiện nghiêm túc các quy định của trường, lớp.
c. Khi đi học và ra về:
          - Không đi học quá sớm, không được bám vào cửa sổ hoặc đứng trước cửa lớp khi lớp khác đang học.
          - Không được quay số, thục bi da, bấm điện tử, bắn đạn ăn tiền, hút thuốc lá, mua đồ chơi bạo lực (súng, dao, pháo).
          - Khi nghe hiệu lệnh trống phải tập trung nhanh vào lớp, ổn định chỗ ngồi.
          - Khi ra về phải trật tự, đi thẳng ra cổng trường không được đứng trước cửa lớp khác khi lớp khác còn học, đi thẳng một mạch về tới nhà, không la cà quán nước.
          - Không tự chạy xe gắn máy đi học.
          - Trên đường về không được đùa giỡn, chạy xe hàng hai, hàng ba.
d. Nền nếp học tập:
          - Đến lớp phải chú ý học, tập trung nghe giảng, tích cực xây dựng bài, tuân thủ theo mọi yêu cầu của giáo viên.
          - Biết giữ gìn và sử dụng tốt các đồ dùng học tập như: sách giáo khoa, viết, thước, com-patheo đặc trưng của bộ môn.
          - Tập vở phải có bao bìa, dán nhãn, biết trình bày vở sạch, đẹp.
          - Bài kiểm tra phải được cất giữ cẩn thận trong túi đựng bài kiểm tra.
          - Học bài và làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
2. Nền nếp cụ thể theo từng thời điểm:
a. Chuẩn bị khi đi học:
          - Đã học bài và làm bài ở nhà đầy đủ.
          - Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ theo đặc trưng bộ môn.
          - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
          - Ăn mặc đúng đồng phục (áo quần, khăn quàng, phù hiệu đầy đủ đúng theo qui định).
          - Không ăn quà trước cổng trường, không mang đồ ăn, nước uống vào lớp học.
          - Nghe lệnh trống phải tập trung vào lớp, ổn định trật tự.
b. Trong mười lăm phút đầu giờ:
          - Ổn định tổ chức: hát đầu giờ mỗi ngày.
          - Mỗi học sinh tự ôn bài, không ai được đi ra ngoài chơi.
          - Các tổ trưởng làm nhiệm vụ, kiểm tra nhanh vở bài tập, dụng cụ học tập, nền nếp của tổ mình. Lớp phó học tập kiểm tra bài tập của tổ trưởng.
          - Lớp phó học tập sửa bài tập, khi đó được giáo viên bộ môn hướng dẫn.
c. Trong giờ học:
          - Cả lớp đứng dậy chào thầy, cô khi vào lớp.
          - Dụng cụ học tập đã để đầy đủ ở bàn trước mặt (sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, giấy nháp, thước)
          - Khi thầy, cô kiểm tra bài cũ học sinh phải nhanh nhẹn khẩn trương: trả lời lớn, rõ ràng.
          - Tập trung nghe giảng, không được nói chuyện, làm việc riêng. Ngồi học với tư thế ngay ngắn, không rút chân lên ghế, không dựa tường
          - Tích cực phát biểu xây dựng bài để hình thành kiến thức bài học.
          - Biết sử dụng đồ dùng dạy học một cách khoa học, tránh ồn ào gây mất trật tự.
          * Giáo viên cần lưu ý: Không để lớp mất trật tự, nhưng phải có không khí thoải mái, không biến lớp thành thụ động để giáo viên áp đặt kiến thức cho học sinh.
d. Trong giờ chơi:
          - Chơi những trò chơi lành mạnh không chạy rượt; không xô đẩy, đánh nhau; không nói tục; không chơi những trò chơi nguy hiểm.
          - Không mang quà vào lớp ăn, không được xả rác ở hộc bàn, lớp học, cửa sổ, sân, cổng trường
          - Không leo trèo cửa sổ, bàn ghế, cây cốibảo vệ tài sản của chung và của riêng.
e. Ra về:
          - Khi ra về phải đi thẳng ra cổng, không la cà trước của lớp khi lớp khác còn học.
          - Đi một mạch về nhà.
          - Đồng phục tốt cho tới về đến nhà.
III. Biện pháp thực hiện:
          - Giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho các em thấy rõ tầm quan trọng của nền nếp và thói quen cho người học sinh cũng như rất cần thiết cho đời sống và xã hội.
          - Phải xây dựng tốt đội tự quản của lớp.
          - Phát động phong trào rèn luyện nền nếp - thói quen cho thi đua giữa các tổ (hình thức kiểm tra chéo giữa các tổ, đánh giá phải công bằng, chính xác).
          - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên sinh hoạt mười lăm phút đầu giờ với các em và theo sát mọi mặt hoạt động của học sinh để tuyên dương, nhắc nhở kịp thời.
IV. Biện pháp xử lý:
          - Luôn tuyên dương các em thực hiện tốt.
          - Phải tìm nguyên nhân đối với học sinh vi phạm.   
          *Ví dụ 1: Một học sinh rất ngoan, nhưng hôm đó em không thuộc bài thì giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân, nếu do hoàn cảnh khách quan, giáo viên không nên cho điểm kém ngay mà cần động viên em về học tập cho tốt. Thầy, cô sẽ kiểm tra em lần khác.
          *Ví dụ 2: Nếu có em vi phạm nhiều lần về không học bài và không làm bài. Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, nếu do học yếu thì sẽ  phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ bằng cách giảng bài cho hiểu, động viên em chăm chỉ học tập để không phụ lòng bạn bè, thầy cô.
          - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn luôn gần gũi các em, tình thương yêu giữa các em phải công bằng. Chủ yếu là thái độ mềm mỏng, luôn động viên nhắc nhỡ các em thực hiện tốt. Nhưng cũng cần phải nghiêm khắc xử lý đối với các em cố tình vi phạm.
          - Giáo viên có thể xử lý tùy theo mức độ vi phạm như:
          + Động viên.
          + Nhắc nhở trước tập thể lớp.
          + Viết bản tự kiểm.
          + Cảnh cáo dưới cờ.
          + Gặp phụ huynh.
          + Buộc thôi học có thời hạn theo điều lệ.
V. Kết quả đạt được:
          Tôi đã thực hiện chuyên đề này từ nhiều năm qua, riêng đối với công tác chủ nhiệm ba năm gần đây, tôi được chủ nhiệm lớp 6D (2010-2011), 6B (2011-2012), 6D (2012-2013) đều là những lớp đại trà (không phải lớp chọn của trường) nên đa số các em có học lực cũng như là nền nếp đều chưa tốt. Song, bản thân đã gặt hái được những kết quả rất đáng trân trọng, được thể hiện qua kết quả thi đua sao đỏ cuối năm của nhà trường, cụ thể như sau:
LỚP
NĂM HỌC
THỨ HẠNG/14 LỚP
6D
2010-2011
2
6B
2011-2012
1
6B
2012-2013
1
Riêng ở hai tuần đầu của năm học này, năm học 2013-2014, lớp 6C do tôi làm chủ nhiệm luôn ở hạng gần cuối cùng, sau khi được phát động phong trào rèn luyện nền nếp - thói quen tốt cho các em. Lớp bắt đầu có tiến triển rõ rệt.Thường xuyên được thầy tổng phụ trách tuyên dương dưới cờ về việc thực hiên nền nếp tốt. Đồng thời, đi đôi với nền nếp thì học tập cũng tiến bộ nhanh chóng. Rõ ràng nền nếp - thói quen của học sinh trong nhà trường là nền tảng để xây dựng chất lượng dạy và học.
KẾT LUẬN
Rèn luyện nền nếp - thói quen cho học sinh là nền tảng để xây dựng chất lượng dạy và học. Muốn học sinh thực hiện tốt nền nếp thói quen thì đội trực kiểm tra phải chọn những học sinh gương mẫu có đạo đức tác phong nhanh nhẹn tháo vát, trong công việc phải nhắc nhở bạn bè thực hiện đún

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghem giup hoc sinh THCS tu giac hoc tap.doc