Phân phối chương trình Sử 9
Chương1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CTTG 2 ( 3 TIÊT)
Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến những năm 70 của TK XX
Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến những năm 70 của TK XX
Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của TK XX
Chương II: CÁC NƯỚC Á-PHI-MỸ LATINH TỪ 1945 ĐẾN NAY( 5 tiết)
Quá trình phát triển của PTGPDT và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
Các nước Châu Á
KT15 phút+Các nước Đông Nam Á
Các nước Châu Phi
Các nước Mỹ La tinh
KIỂM TRA 1 TIẾT
Chương III: MỸ;NHẬT BẢN;TÂY ÂU TỪ 1945 ĐẾN NAY( 3 tiết)
Nước Mỹ
Nhật Bản
Các nước Tây Âu
Chương IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
( 1 tiết)
Trật tự thế giới mới sau chiến tranh
Chương V:CUỘC CMKHKT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(2 tiết)
Thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của CMKHKT sau CTTG2
i thứ II bùng nổ, Đức tấn công Pháp à Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức (6.1940). -Ở Viễn Đông : Nhật xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt – Trung. - Do bản chất phản động, Pháp thoả hiệp với Nhật để đàn áp bóc lột nhân dân Đông Dương. -Nhân dân chịu hai tầng áp bức, bóc lột Nhật – Pháp. +Pháp thi hành chính sách : "Kinh tế chỉ huy" độc quyền kinh tế ở Đông Dương và tăng thuế. +Nhật thu mua lương thực cưỡng bức giá rẻ mạt. II/ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA ĐẦU TIÊN 1/ Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 – 9 – 1940) : Nhật kéo vào Lạng Sơn, chính quyền Pháp tan rã. * Diễn biến: +Ngày 27 – 9 – 1940 Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn tước khí giới của lính Pháp , tự vũ trang, gải tán chuính quyền địch lập chính quyền cách mạng + Nhật - Pháp thoả hiệp đàn áp nhân dân đấu tranh quyết liệt, duy trì cơ sở thành lập đội du kích Bắc Sơn, năm 1941 phát triển thành đội Cứu Quốc Quân 2/ Khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11 – 1940): - Nhân dân bất bình việc Pháp bắt lính VN sang Xiêm làm bia đỡ đạn. * Diễn biến: - Khởi nghĩa nổ ra đêm 22 rạng sáng 23/11/1940 - Kế hoạch khởi nghĩa bị lộ nhưng đã triệt hạ được đồn bốt, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. - Pháp đàn áp, Đảng bị tổn thất nặng. * Nguyên nhân thất bại: điều kiện chưa chín muồi; kế hoạch bại lộ. *ý nghĩa: chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân; để lại bài học: xây dựng lực lượng vũ trang. 3/ Binh biến Đô Lương (13 – 1 – 1941): -Phong trào chống Pháp ảnh hưởng đến binh lính người Việt trong quân đội Pháp. -Tại Nghệ An, ngày 13 – 1 – 1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung (Nguyễn Văn Cung), một số binh lính ở đồn chợ Rạng nổi dậy tiến đánh Đô Lương à thất bại * Nguyên nhân thất bại chung: -nổ ra lúc kẻ thù còn mạnh. -Lực lượng cách mạng chưa được chuẩn bị tổ chức đầy đủ. * Ý nghĩa của ba cuộc khởi nghĩa: -Nêu cao tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam. -Giáng một đoàn phủ đầu xuống thực dân Pháp, cảnh cáo phát xít Nhật. * Bài học + để lại nhiều bài học lịch sử quý báu: xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích. Tuần 22 Tiết 26 Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 (2 Tiết) I/ MẶT TRẬN VIỆT MINH RA ĐỜI (19 – 5 – 1941) 1.Hoàn cãnh - Thế giới: chiến tranh bước vào giai đoạn khốc liệt, Liên Xô đại diện cho lực lượng dân chủ tiến bộ tham chiến - Trong nước: mâu thuẫn nhân dân ta><Nhật, Pháp 2/ Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) mặt trận Việt Minh ra đời Từ ngày 10 – 19.5.1941 tại Pác Bó (Cao Bằng), Trung ương ĐCS họp hội nghị lần thứ 8, dưới sự chủ tọa của NAQ, đã quyết định: +Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật – Pháp. + Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”. + Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). 3/ Sự phát triển của Mặt trậnVM: +Tổ chức Việt Minh được xây dựng khắp cả nước, mạnh nhất là ở Cao – Bắc – Lạng. + Thành lập lực lượng vũ trang : Cứu quốc quân (du kích Bắc Sơn) +Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập, đánh thắng trận Phay khắt Nà Ngần +Đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị với quân sự, củng cố và mở rộng căn cứ Cao – Bắc – Lạng. Tuần 23 Tiết 27 BÀI 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM ( TIẾP THEO) II/ CAO TRÀO KHÁNG NHẬT, CỨU NƯỚC TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 1/ Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945) +Tình hình thế giới: chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc. + Ở Thái Bình Dương: phát xít Nhật khốn đốn. +Ở Đông Dương: Thực dân Pháp chờ đợi quân Đồng Minh. +Ngày 9 – 3 – 1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. 2/ Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 + Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng, ra chỉ thị: + Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. + Ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau là hành động của chúng ta”. + Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. + Phong trào đấu tranh, khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở vùng thượng du và trung Bắc bộ. + Ngày 15 – 4 – 1945, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời. + Tháng 6 – 1945 khu giải phóng Việt Bắc ra đời (Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái). + Nhân dân các thành phố mít tinh, biểu tình, diễn thuyết + Thi hành 10 chính sách của Việt Minh +Phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” phát triển mạnh mẽ. à Tạo nên khí thế sẵn sàng khởi nghĩa trong cả nước. TUẦN 28 TIẾT 28 Bài 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1 Tiết) I/ LỆNH TỔNG KHỞI NGHĨA ĐƯỢC BAN BỐ + Đại hội quốc dân họp ngày 16/8/1945 nhất trí khởi nghĩa, => Chiều ngày 16/8/1945 giải phóng Thái Nguyên, tiến về Hà Nội. * Hoàn cảnh: +Tháng 5 – 1945, tại châu Âu phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. + Tháng 8 – 1945, ở châu Á, chính phủ Nhật cũng tuyên bố đầu hàng. àthời cơ thuận lợi, chín muồi. * Chủ trương của đảng: + Ngày 14, 15 – 8 – 1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào, lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố, thành lập Uỷ ban khởi nghĩa + Ngày 16 – 8 Đại hội Quốc dân họp quyết định tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, , lập chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, kêu gọi khởi nghĩa +Chiều 16 – 8 quân giải phóng từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. II/ GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở HÀ NỘI - Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng lên cao. - Chiều ngày 15/8, lệnh tổng KN về tới HN àtruyền đơn, biểu ngữ xuất hiện khắp nơi, không khí cách mạng sôi sục. +Ngày 19 – 8-1945, hàng vạn quần chúng mít tinh tại quảng trường Nhà hát. +Cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn à Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. III/ GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC + Từ ngày 14 – 8 đến 18 – 8, nhiều xã, huyện ở một số tỉnh đã chớp thời cơ giành chính quyền. + Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế (23 – 8), Sài Gòn (25 – 8) à Từ 14 đến 28 – 8, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. + Ngày 2 – 9 – 1945, tại quảng truờng Ba Đình Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. IV/ Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1/ Ý nghĩa lịch sử: Đối với dân tộc: + Sự kiện có ý nghĩa vĩ đại: phá tan hai tầng xiềng xích đế quốc thực dân và chế độ phong kiến, giành độc lập, mở ra kỷ nguyên mới, thời đại mới cho dân tộc +Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ lên làm chủ nước nhà. Đối với thế giới: Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là châu Á và châu Phi. 2/ Nguyên nhân thắng lợi: +Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc. + Khối liên minh công nông vững chắc + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi. Tuần 24 Tiết 29-30CHƯƠNG IV: VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN. BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂNDÂN (1945 – 1946). (2 TIẾT) Tiết 29 : I. Tình Hình Nước Ta Sau Cách Mạng Tháng Tám: 1. Khó khăn: - Giặc ngoại xâm: ở miền Bắc 20 vạn quân tưởng + tay sai phản động; miền Nam: Anh + Pháp + 6 vạn quân Nhật à Nền độc lập bị đe doạ nghiêm trọng. - Nội phản: bọn tay sai của Tưởng + phản cách mạng ở miền Nam + bọn phản động chống phá CM. - Nạn đói, nạn dốt, tài chính khô kiệt... + Hậu quả nạn đói vẫn đe doạ. + Nạn dốt: trên 90% dân số mù chữ, tệ nạn.. + Tài chính: trống rỗng, giá cả tăng vọt... ànước VN sau CMT Tám ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" 2. Thuận Lợi: Có chế độ mới, nhân dân phấn khởi, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác; so sánh thế giới thay đổi có lợi cho cách mạng. II. Bước đầu xây dựng chế độ mới: -Ngày 8/9/1945 Chính Phủ Lâm Thời công bố lệnh tổng tuyển cử cả nước. -Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, thành lập Uỷ ban hành chính. -29/5/1946 Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam thành lập. III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính: Diệt giặc đói: lập hủ gạo cứư đói, tổ chức ngày đồng tâm, tăng gia sản xuất Diệt giặc dốt: 8.9.1945 HCT `kí sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ, toàn dân tham gia xoá mù chữ Giải quyết khó khăn về tài chính: xây dựng “quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng” 31/1/1946 Chính Phủ ban sắc lệnh phát hành và lưu thông tiền Việt Nam. Tiết 30: IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược: + Được sự giúp đỡ của Anh đêm 22 rạng ngày 23/9/1945,Pháp trở lại xâm lược nước ta lần 2. +Quân và dân Sài Gòn anh dũng đánh trả quân xâm lược bằng mọi hình thức + Đảng và chính phủ ta phát động phong trào Nam tiến, chi viện sức ngừơi, sức của cho nhân dân miền Nam chống Pháp.. V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng: +Chủ trương của ta là hoà hoãn, nhân nhượng chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị. +Mặt khác, Chính Phủ ta còn ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng VI.Hiệp định sơ bộ(06/3/01946),Tạm ước Việt - Pháp. (14/9/1946) 1. Hiệp định sơ bộ. (6/3/1946)) * Mục đích: ta kí Hiệp định với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước. * Nội dung: + Pháp: công nhận VN là một quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội và tài chính riêng. + Ta: cho phép Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng và rút dần trong 5 năm. + Hai bên ngừng bắn, tiếp tục đàm phán. 2. Tạm ước Việt - Pháp. (14/9/1946) *Mục đích: chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài với Pháp. *Nội dung: ta nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá. 3. ý nghĩa, tác dụng: Loại trừ được một kẻ thù là quân Tưởng, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi, tạo thời gian củng cố lực lượng để đối phó với Pháp. Tuần 25 Tiết 31-32 CHƯƠNG V:VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954. BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP(1946 – 1950). (2 TIẾT) Tiết 31 : I. Tình Hình Nước Ta Sau Cách Mạng Tháng Tám: 1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ: -Sau khi ký với ta hiệp định sơ bộ và tạm ước, Pháp tìm cách phá hoại, tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta lần nữa. + Tháng 12/1946, Pháp liên tiế
File đính kèm:
- Kien thuc co ban Lich su 9.doc