Phân phối chương trình môn Vậy lý 8
I. KẾ HOẠCH DẠY HỌC: Cả năm học: 37 tuần x 1tiết/ tuần = 37 tiết
Học kỳ I: 19 tuần x 1tiết/ tuần = 19 tiết
Học kỳ II: 18 tuần x 1tiết/ tuần = 18 tiết.
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
thời gian sau: V2 = = 40 km/h. Chọn câu C. Bài 2. Áp lực tác dụng lên mặt bàn đúng bằng trọng lượng của vật: F = P = 10.m = 10.4 = 40N. Diện tích mặt tiếp xúc: S = 60cm2 = 60 . 10-4 m2 Áp suất: p = . 104 N/m2. Chọn câu A. Bài 3. Muốn kéo thang máy lên thì lực căng F tối thiểu phải bằng trọng lượng của thang máy: F = P = 10.m = 10.500 = 5000 N. Công nhỏ nhất: A = F.s = 5000.120 = 600000J = 600kJ. Chọn câu B. 4. Dặn dò: Về học bài, nắm các kiến thức cơ bản chuẩn bị thi HKI. PHÒNG GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I LỚP 8 HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể phát đề) ĐỀ Câu 1: (2,5 điểm) Nêu khái niệm và viết công thức tính áp suất chất rắn. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. Câu 2: (4,0 điểm) a) Viết công thức tính áp suất của chất lỏng. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. b) Một thùng cao 0,5 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và áp suất của nước lên một điểm cách miệng thùng 0,3 m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Câu 3: (3,5 điểm) Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ sáng tại thành phố Cần Thơ, đi đến thành phố Hồ Chí Minh lúc 10 giờ. Quãng đường từ thành phố Cần Thơ đến thành phố Hồ Chí Minh dài 180 km. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường đó. --------------------- HẾT ------------------- PHÒNG GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I LỚP 8 HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC 2012-2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ Câu 1: (2,5 điểm) - Phát biểu đúng khái niệm áp suất chất rắn: Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích mặt bị ép 1,00đ - Viết đúng công thức tính áp suất: 0,75đ - Nêu được: + F: là lực tác dụng lên mặt bị ép, đơn vị Niu tơn (N) 0,25đ + S: là diện tích là diện tích mặt bị ép, đơn vị là mét vuông (m2) 0,25đ + p: là áp suất, đơn vị là Niutơn trên mét vuông (N/m2) 0,25đ Câu 2: (4,0 điểm) a) Viết đúng công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h 0,75đ Nêu được: - d: là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị (N/m3) 0,25đ - h: là chiều cao cột chất lỏng, đơn vị (m2) 0,25đ - p: là áp suất, đơn vị là (N/m2) 0,25đ b) Tóm tắt đề bài đúng cho 0,50đ - Viết đúng công thức tính áp suất của nước lên đáy thùng: p = d.h 0,50đ - Thay số tính đúng: p = 10000 x 0,5 = 5000N/m3 0,50đ - Viết đúng công thức tính áp suất của nước lên một điểm cách miệng thùng: pA = d.hA 0,50đ - Thay số tính đúng: pA = 10000 x 0,3 = 3000N/m3 0,50đ Câu 3: (3,5 điểm) - Tóm tắt đề bài đúng cho 0,50đ - Tính được thời gian ô tô đi từ thành phố Cần thơ đến thành phố Hồ Chí Minh: t = 10h – 7h = 3h 1,00đ - Viết được công thức tính vận tốc trung bình của ô tô: 1,00đ - Thay số tính đúng: 1,50đ * Ghi chú: - Học sinh có thể trả lời câu hỏi hoặc giải bài toán theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tương ứng - Nếu học sinh không ghi đơn vị hoặc ghi sai đơn vị ở kết quả trừ 0,25 điểm và chỉ trừ 1 lần. --------------------- HẾT ------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 19 Tiết: 19 Bài 16. CƠ NĂNG I. Mục tiêu: - Biết được khi nào vật có cơ năng, thế năng và động năng. - Phân biệt được thế năng hấp dẫn với thế năng đàn hồi. - Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được thí dụ minh họa. - Vận dụng các kiến thức đã học để nhận biết khi nào vật có thế năng hoặc động năng hoặc vừa có thế năng vừa có động năng. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh vẽ mô tả thí nghiệm H 16.1a và b. Thiết bị thí nghiệm mô tả ở H 16.2 SGK gồm: + Lò xo uốn thành vòng tròn. + Một vật nặng. + Một sợi dây. + Một bao diêm. Thiết bị thí nghiệm mô tả ở H 16.3 SGK. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Không. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động1: Nêu tình huống học tập. GV đặt vấn đề vào bài như ở SGK. Ghi đề bài lên bảng. Thông báo khái niệm cơ năng. Hoạt động2: Hình thành khái niệm thế năng. Thông báo có hai dạng cơ năng là thế năng và động năng Ghi bảng. Treo H 16.1a và chỉ vào H 16.1a: Quả nặng A nằm trên mặt đất, không có khả năng sinh công. -GV chỉ vào H 16.1b và nêu C1. Quả nặng A ở vị trí này có cơ năng không? Tại sao ? Giáo viên đặt câu hỏi: -Nếu đưa vật A cao hơn thì thế năng hấp dẫn tăng hay giảm ? -Nếu thay vật A bằng vật C có khối lượng lớn hơn A thì khi ở cùng một độ cao, vật nào có thế năng hấp dẫn lớn hơn ? Giáo viên ghi bảng mục kế tiếp. Trình diễn thí nghiệm mô tả ở H 16.2a và b. Tiến hành thao tác nén lò xo bằng cách buộc sợi dây và đặt quả nặng ở phía trên. GV nêu các câu hỏi: -Lúc này lò xo có cơ năng không? Tại sao ? -Lò xo bị nén nhiều thì thế năng của nó tăng hay giảm ? Tại sao ? Kết luận và ghi lên bảng. Hoạt động3: Hình thành khái niệm động năng. Giáo viên giới thiệu thiết bị, thực hiện thao tác. Cho quả cầu A lăn trên máng nghiêng đến đập vào miếng gỗ B. Sau đó yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu C3, 4, 5. GV: Cơ năng của vật có được do chuyển động gọi là động năng Giáo viên tiếp tục làm thí nghiệm để quả cầu A lăn từ vị trí cao hơn (vị trí 2). Yêu cầu học sinh trả lời câu C6. Tiếp tục làm thí nghiệm thay quả cầu A bằng quả cầu A’ có khối lượng lớn hơn và cho lăn từ vị trí 2. Yêu cầu học sinh trả lời câu C7, C8. Hoạt động4: Làm bài tập củng cố khái niệm động năng và thế năng. Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C9, 10. I.Cơ năng: II.Thế năng. 1.Thế năng hấp dẫn. Thảo luận nhom để trả lời hai câu hỏi C1. Quả nặng A ở vị trí H 16.1b có cơ năng. Vì Khi dưa lên độ cao nó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng HS trả lời: -Nếu đưa vật A cao hơn thì thế năng hấp dẫn tăng -Vật C có thế năng hấp dẫn lớn hơn 2.Thế năng đàn hồi. Học sinh thảo luận nhóm để dự đoán hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi. -Có. Vì nếu buông sợi dây kéo thì lò xo đẩy miếng gỗ lên cao (Tức là thưc hiện công) -Lò xo bị nén nhiều thì thế năng của nó tăng . Vì thế năng phụ thuộc vào độ bị biến của lò xo. Ghi kết luận. III. Động năng: Khi nào vật có động năng ? Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu C3. Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B, làm miếng gỗ B chuyển động 1 đoạn C4. Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ 1 lực làm miếng gỗ chuyển động C5. sinh công Học sinh ghi vào tập. 2. Động năng của vật phụ thuộc yếu tố nào Quan sát thí nghiệm và trả lời câu C6. Vận tốc của quả cầu A lớn hơn, nên động năng phụ thuộc vào vận tốc của vật. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn Quan sát thí nghiệm và trả lời câu C7, C8. C7. Miếng gỗ B chuyển động 1 đoạn đường dài hơn. Công lúc này lớn hơn. Chứng tỏ động năng phụ thuộc vào khối lượng của vật. Khối lượng của vật càng lớn thì động năng càng lớn. C8 .Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. Đọc và trả lời C9, 10. Nhận xét câu trả lời của bạn và ghi vào tập câu trả lời đúng. Mỗi học sinh nêu một ví dụ. Bài 16: CƠ NĂNG I.Cơ năng: Khi vật có khả năng thực hiện được công cơ học ta nói vật đó có cơ năng. II.Thế năng. Thế năng hấp dẫn. Kết luận: -Cơ năng của vật có độ cao so với mặt đất gọi là thế năng. -Ở vị trí càng cao thì thế năng của vật càng lớn. -Khối lượng của vật càng lớn thì thế năng càng lớn. 2.Thế năng đàn hồi Kết luận: Lò xo càng bị nén nhiều thì thế năng càng lớn, thế năng này phụ thuộc độ biến dạng lò xo nên gọi là thế năng đàn hồi. III. Động năng: 1. Khi nào vật có động năng ? Cơ năng của vật có được do chuyển động gọi là động năng Động năng của vật phụ thuộc yếu tố nào ? Động năng của vật phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Vận tốc của vật: Vận tốc của vật càng lớn thì động năng càng lớn. - Khối lượng của vật: Khối lượng của vật càng lớn thì động năng càng lớn. III. Vận dụng C 9. Tuỳ học sinh C10. a) Thế năng b) Động năng c) Thế năng 4. Củng cố . - Khi nào ta nói vật có cơ năng ? - Thế năng là gì ? Nêu một số ví dụ chứng tỏ vật có thế năng. - Động năng là gì ? Nêu một số ví du chứng tỏ vật có động năng. - Nêu một số ví du chứng tỏ vật vừa có động năng, vừa có thế năng 5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh học phần ghi nhớ . - Làm các bài tập 16.1 16.5 SBT. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 20 Tiết 20 BÀI 17 : SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG I. MỤC TIÊU: Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ đơn giản. Lấy được một số ví dụ về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế. II. CHUẨN BỊ: Một quả bóng bàn, tranh 17.1 SGK. Con lắc đơn, giá treo (tương ứng với nhóm học sinh). Tranh hình 16.4 SGK. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế năng của một vật so với mặt đất phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Động năng của một vật đang chuyển động phụ thuộc vào các yếu tố nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập. Đặt vấn đề như SGK. Hoạt động2: Nghiên cứu sự chuyển hóa cơ năng trong quá trình cơ học. GV yêu cầu HS quan sát H 17.1 trang 59 SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu: C1. Trong thời gian rơi, độ cao của quả bóng tăng hay giảm ? Vận tốc của quả bóng như thế nào ? C2. Thế năng của quả bóng như thế nào ? Động năng làm sao ? Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi : C3. Trong thời gian nẩy lên. Độ cao của quả bóng như thế nào ? Vận tốc của quả bóng làm sao ? Thế năng của quả bóng như thế nào ? Động năng làm sao ? C4. Ở vị trí nào quả bóng có thế năng lơn nhất, nhỏ nhất ? Ở vị trí nào quả bóng có động năng lơn nhất, nhỏ nhất ? Trên cơ sở đó rút ra nhận xét. 2. Thí nghiệm 2. Con lắc dao động. Nêu mục đích: Tiến hành khảo sát sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng. Lưu ý: Chọn điểm B làm mốc khi đó thế năng của vật tại B bằng 0. Tổ chức các nhóm thí nghiệm, quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi C5,
File đính kèm:
- GIao an Vat ly 8.doc