Ôn thi học kì I -Năm học 2010-2011

Câu 1: X là một amino axit no chỉ chứa một nhóm –COOH và một nhóm – NH2. CHo 2,67 gam X phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,3M. Công thức của X là:

A. CH3-CH(NH)2COOH B. C3H7CH(NH)2COOH C. CH3-CH(NH)2CH2COOH D. H2N-CH2-COOH

Câu 2:Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với NaOH?

A. C2H5COOCH3, C2H5COOH, H2NCH2COOH B. C2H5CHO, C2H5COOH, H2NCH2COOH

C. C2H5OH. C2H5COOH, H2NCH2COOH D. C2H5COOCH3, C2H5COOH, CH3OH

 

docx2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi học kì I -Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 03	ÔN THI HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2010-2011	CÔ : NGUYỄN THỊ HẢI TRINH
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (Từ câu 1 à câu 32)
Câu 1: X là một amino axit no chỉ chứa một nhóm –COOH và một nhóm – NH2. CHo 2,67 gam X phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,3M. Công thức của X là:
A. CH3-CH(NH)2COOH	B. C3H7CH(NH)2COOH	C. CH3-CH(NH)2CH2COOH	D. H2N-CH2-COOH
Câu 2:Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với NaOH?
A. C2H5COOCH3, C2H5COOH, H2NCH2COOH	B. C2H5CHO, C2H5COOH, H2NCH2COOH
C. C2H5OH. C2H5COOH, H2NCH2COOH	D. C2H5COOCH3, C2H5COOH, CH3OH
Câu 3: Có các cặp chất kim loại sau tiếp xúc nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện ly: a) Zn- Fe; b) Cu- Fe; c) Ag- Al. Các kim loại bị ăn mòn lần lượt trong các cặp a, b, c là:
A. Zn, Fe, Al	B. Fe, Cu, Al	C. Zn, Fe, Ag	D. Zn, Cu, Ag
Câu 4: Hợp chất nào sau đây không phải là este?
A. HCOOCH3	B. C2H5COCH3	C. CH3CH2CH2COOCH3	D. C2H5COOC2H5
Câu 5: Công thức chung của este no đơn chức:
A. CnH2nO2(n ≥ 2)	B. CnH2n+2O2(n ≥1)	C. CnH2nO(n ≥ 1)	D. CnH2n-2O2(n ≥ 1)
Câu 6: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại chất giặt rửa tổng hợp?
A. C17H33COOK	B. C17H35COONa	C. CH3COONa	D. CH3[CH2]11-C6H4SO3Na
Câu 8: Cho 7,35 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z (đứng trước H trong dãy điện hòa) tan hòan tòan trong dung dịch H2SO4 thu được 6,272 lít H2 (đktc). Tổng khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
A. 23,34 gam	B. 42,33 gam	C. 34,23 gam	D. 33,42 gam
Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hóa: CO2 à B1 à B2 à B3 à HCOOC2H5. Các chất B1, B2, B3 lần lượt có thể là:
A. Protein, xenlulozơ, ancol etylic	C. Metyl fomat, ancol etylic, anđehit axetic
C. Tinh bột, glucozơ, ancol etylic	D. Glixezol, ancol etylic, anđehit axetic
Câu 10: Để tráng một tấm gương người ta cần dung 3,6 gam glucozơ; Biết hiệu suất của phản ứng là 90%. Khối lượng bạc bám trên tấm gương là:A. 2,16 gam	B. 1,08 gam	C. 3,888 gam	D. 4,32 gam
Câu 11: Dãy chất nào sau đây đều tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. H2N(CH2)6COOH và CH2=CH-CH=CH2	B. H2N(CH2)6COOH và H2N(CH2)5COOH
C. H2N(CH2)6COOH và CH3(CH2)6COOH	D. CH3(CH2)2COOCH3 và CH3(CH2)6COOH
Câu 12: Este X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Cho 8,8 gam X tác dụng với 200g dung dịch NaOH 6% thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 16,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH2CH3	B. HCOOCH2CH2CH3 C. CH-3CH2COOCH3	D. HCOOCH(CH3)2
Câu 13: Dãy chất nào sau đây đều có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom?
A. HCOOCH3, CH3COOH	B. CH3COOH=CH2 và CH2=CH-COOH
C. CH2=CH-COOH và CH3COOCH3	D. HCOOCH3, CH3COOC2H5
Câu 14: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là	A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 6.
Câu 15: Cho 10,8b gam bạc tác dụng hòan tòan với dung dịch HNO3 đặc dư thì thể tích khí NO2 (ở đktc) thu được là: A. 3,36 lít	B. 4,48 lít	C. 2,24 lít	D. 1,12 lít
Câu 16: Thủy phân hòan tòan 3,42 gam saccarozo trong môi trường axit thu được dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với AgNO3/NH3 dư và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là:
A. 1,08 gam	B. 2,16 gam	C. 4,32 gam	D. 1,62 gam
Câu 17: Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?A. 5 chất	B. 6 chấtC. 3 chấtD. 4 chất
Câu 18: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là:A. 25,46.	B. 33,00.	C. 29,70.	D. 26,73.
Câu 19: Chất nào trong các chất sau không có khả năng tạo thành polime?
A. Naptalen	B. Butađi-1,3-en	C. Glixin	D. Vinylclorua
Câu 20: Cho các chất CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3. Chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất là:
A. C2H5OH > HCOOCH3 > CH3COOH	B. CH3COOH > HCOOCH3 > C2H5OH
C. HCOOCH3 > C2H5OH > CH3COOH	D. CH3COOH > C2H5OH > HCOOCH3
Câu 21: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
A. Sắt	B. Natri	C. Vonfam	D. Kẽm
Câu 22: Công thức nào sau đây là công thức của Xenlulozơ:
A. (C6H11O5)n	B. C12H22O11	C. [C6H7O2(OCOCH3)3]n	D. [C6H7O2(OH)3]n
Câu 23: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?
A. Mantozơ	B. Fructozơ	C. Saccarozơ	D. Glixerol
Câu 24: Chất A là Trieste của glixerol với axit cacboxylic đơn chức mạch hở A1. Đun nóng 5,45g A với NaOH cho tới phản ứng hòan tòan thu được 6,15g muối. Số mol của A là:
A. 0,025mol	B. 0,015mol	C. 0,03mol	D. 0,02mol
Câu 25: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, NH3, CH3COOH chỉ cần một thuốc thử là:
A. Đá vôi	B. Dung dịch NaOH	C. Dung dịch HCl	D. Quỳ tím
Câu 26: Trộn hai dd AgNO3 1,8M và Pb(NO3)2 1,44M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A thêm 1,62g bột nhôm vào 100ml dd A được chất rắn B. B có khối lượng
A. 19,035g	B. 25,632g	C. 18,548g	D. 25,325g
Câu 27: Trong các chất sau. chất nào có tên gọi là axit 5- amino pentanoic?
A. CH3CH(NH2)-COOCH3	B. CH3-CH(NH2)COOC2H5
C. H2N-(CH2)4-COOH	D. HOOC-C2H4-CH(NH2)-COOH
Câu 28: Chọn các chất phù hợp với dãy chuyển hóa: C6H5CH3 à X à Y à Z à C6H5COOCH2C6H5
A. C6H5CH2Br, C6H5CH2OH, C6H5COH	B. C6H4BrCH3, C6H4(OH)CH3, C6H5CHO
C. C6H5CH2Br, C6H5CH2OH, C6H5COOH	D. C6H5CHO, C6H5CH2OH, C6H5COOH
Câu 29: Cho 0,04 mol bột sắt vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3. Khi phản ứng kết thức thì thấy khối lượng chất rắn thu được là:A. 1,12 g 	B. 4,32 g 	C. 6,48 g 	D. 7,84 g
Câu 30: Cho 45g hỗn hợp gồm 3 amin no đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 61,425g muối. Thể tích dung dịch HCl cần dung là:A. 450ml	B. 45ml	C. 30mlD. 300ml
Câu 31: Cho các chất sau: CH3COOH; CH3CHO; C6H12O6 (Glucozơ); CH3COOCH3
Những chất nào có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?
A. C6H12O6; CH3COOCH3	B. CH3CHO; C6H12O6	 C. CH3COOH; C6H12O6 D. CH3COOH; CH3CHO
Câu 32: Có bao nhiêu chất đồng phân là amin bậc 1 có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 4	B. 2	C. 3	D. 1
B. PHẦN RIÊNG CHO CÁC THÍ SINH THUỘC BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Từ câu 33à câu 40)
 Câu 33: Phân tử xenlulozơ trong sợi bông có chỉ số n là 10052. Phân tử khối của xenlulozơ là
A. 1268424	B. 1624424	C. 1628424	D. 1682424
Câu 34: Muốn trung hòa 5,6 gam một chất béo X cần 6ml dung dịch KOH 0,1M. Hãy tính chỉ số axit của chất béo X?A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 35: Cho peptit X có CTCT như sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Đem thủy phân peptit X thu được mấy aminoaxit?A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 36: Để điện phân nóng chảy hòan tòan m gam NaOH với cường độ 10A thì hết 48,25 phút. (giả sử hiệu xuất điện phân là 100%). m có giá trị là:A. 8 gam	B. 24 gam	C. 12 gam	D. 16 gam
Câu 37: Hai kim loại kiềm A và B nằm trong hai chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học. Hòa tan 2 kim loại này vào nước thu được 0,336(l) khí (ĐKTC) và dung dịch C. Cho HCl dư vào dung dịch C thu được 2,075(g) muối hai kim loại đó là:A. Li và Na	B. Na và K	C. K và Rb	D. Li và K
Câu 38: Để phân biệt dung dịch các chất sau: ancol metylic, glixerol, glucozơ, anilin ta cần dung lần lượt những hóa chất nào dưới đây?
A. dung dịch AgNO3/NH3, nước brom	B. Cu(OH)2, dung dịch AgNO3/NH3
C. Cu(OH)2, Na	D. Cu(OH)2, nước brom
Câu 39: Thủy phân 5,375 gam chất X trong môi trường axit chod đến khi phản ứng xảy ra hòan tòan thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z. Cho Y, Z phản ứng với AgNO3/NH3 dư thu được 27 gam bạc. Công thức cấu tạo của X là:A. CH2=CH-COOCH3	B. CH2=CHCH2COOH	C. HCOOCH=CH-CH3	D. HCOOOC(CH3)=CH2
Câu 40: Hòa tan hòan tòan m g bột Al vào dung dịch HNO3 thu được 6,72 lit (đktc) hỗn hợp X gồm NO và N2O có tỉ lệ mol là 1:3. m có giá trị là:A. 18,225g	B. 42,3g	C. 25,3g	D. 25,7g
C. PHẦN RIÊNG CHO CÁC THÍ SINH THUỘC BAN CƠ BẢN (Từ câu 41 à câu 48)
Câu 41: Biết khối lượng của tơ nitron là 2,12 kg. Hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nitron là:
A. 42	B. 38	C. 39	D. 30
Câu 42: Chất X có công thức C4H8O2. 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với NaOH, cô cạn dung dịch được 8,2g chất rắn khan. X là:A. C2H5COOCH3	B. CH3COOC2H5	C. C3H7COOH	D. HCOOC3H7
Câu 43: Dãy kim loại nào sau đây đều có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Ca, Cu, Fe	B. Mg, Al, K	C. Ba, Cu, Fe	D. Cu, Fe, Ag
Câu 44: Dãy nào sau đây được xếp theo giảm dần tính oxi hóa của các ion?
A. Ag+,Fe2+,Al3+,Cu2+,Zn2+	B. Ag+, Fe2+, Cu2+, Al3+, Zn2+	
C. Ag+, Cu2+, Fe2+, Zn2+, Al3+	D. Al3+,Zn2+,Fe2+,Cu2+,Ag2+
Câu 45: Dãy các chất nào sau đây đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. CH2= CH2, CH3COOCH3	B. H2N-CH2- NH2, CF2=CF2
C. CH2= CH2, C2H5OH	D. C2H3COOCH3, CH2=CH-CH=CH2
Câu 46: Khối lượng NaOH cần dung để trung hòa hết 4 gam chất béo Y có chỉ số axit bằng 7 là:
A. 0,028 gam	B. 0,04 gam	C. 0,28 gam	B. 0,02 gam
Câu 47: Để phân biệt dung dịch các chất sau: ancol etylic, sacarozơ, glcozơ ta chỉ cần dung một thuốc thử duy nhất là:A. Dung dịch AgNO3/NH3	B. Cu(OH)2 (t0c)	C. Na	D. NaOH
Câu 48: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2COOH	B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH
C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH	D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH

File đính kèm:

  • docxon thi hoc ki 12010.docx
Giáo án liên quan