Ôn thi đại học môn hóa trắc nghiệm

Câu 1:

Oxi hóa rượu bằng CuO đun nóng thu được andehit, thì rượu đó là rượu bậc:

 A. 1

 B. 2

 C. 3

 D. Cả A, B, C đúng.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học môn hóa trắc nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,03 mol KOH. E thuộc loại este
	A. đơn chức. 
	B. hai chức.
	C. ba chức.
	D. không xác định.
Câu 11: 
Khi đốt cháy một andehit số mol CO2 bằng số mol H2O thì andehit thuộc loại
	A. đơn chức no. 
	B. hai chức no.
	C. đơn chức có 1 nối C=C.
	D. hai chức có 1 nối C=C.
Câu 12: 
Cho 4 chất: X(andehit fomic), Y (axit axetic), Z (rượu metylic), T (axit fomic). Nhiệt độ sôi được sắp theo thứ tự tăng dần như sau:
	A. Y < Z < X < T
	B. X < Z < T < Y
	C. Z < X < Y < T
	D. X < Z < Y < T
Câu 13: 
Một hỗn hợp chứa hai axit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để trung hoà dung dịch này cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa người ta thu được 3,68 g hỗn hợp muối khan. Vậy công thức hai axit là:
	A. CH3COOH, C3H7COOH
	B. C2H5COOH, C3H7COOH
	C. HCOOH, CH3COOH
	D. Đáp số khác.
Câu 14: 
Hãy chọn câu đúng khi so sánh tính chất hóa học khác nhau giữa rượu etylic và phenol.
	A. Cả 2 đều phản ứng được với dung dịch NaOH.
	B. Cả 2 đều phản ứng được với axit HBr.
	C. Rượu etylic phản ứng được dung dịch NaOH còn phenol thì không.
	D. Rượu etylic không phản ứng với dung dịch NaOH, còn phenol thì phản ứng. 
Câu 15: 
Các chất nào sau đây là tơ hóa học:
I/ Tơ tằmII/ Tơ viscoIII/ Tơ capron IV/ Tơ nilon
	A. I, II, III
	B. I, II, IV
	C. II, III, IV 
	D. I, II, III, IV 
Câu 16: 
Các chất nào sau đây là tơ thiên nhiên:
I/ Sợi bôngII/ Len III/ Tơ tằmIV/ Tơ axetat
	A. I, II, III 
	B. I, II, IV 
	C. II, III, IV 
	D. I, II, III, IV 
Câu 17: 
Polistiren có công thức cấu tạo là:
	A. [-CH2-CH(CH3)-]n
	B. [-CH2-CH2-]n
	C. [-CH2-CH(C6H5)-]n 
	D. [-CH2-CHCl-]n
Câu 18: 
Hợp chất có công thức cấu tạo [-NH-(CH2)5-CO-]n có tên là:
	A. Tơ enang 
	B. Tơ capron 
	C. Tơ nilon 
	D. Tơ dacron
Câu 19: 
Trong 2 phản ứng sau, C2H4 đóng vai chất oxi hóa hay chất khử ?
1/ CH2 = CH2àH2àCH3 - CH3
2/ CH2 = CH2àBr2àCH2Br - CH2Br
	A. (1) và (2): Chất khử
	B. (1): Chất khử - (2): Chất oxi hóa
	C. (1) và (2): Chất oxi hóa
	D. (1): Chất oxi hóa - (2): Chất khử
Câu 20: 
Để điều chế trực tiếp etilen glicol ta có thể dùng các chất nào sau đây: 
I/ Etilen và dd KMnO4 II/ Etilen clorua và dd KOH
III/ Thủy phân etyl axetat
	A. I, II
	B. I, III
	C. II, III 
	D. I, II, III 
Câu 21: 
Hợp chất C2H4O2 (X) có khả năng tham gia phản ứng tráng gương thì X có công thức cấu tạo là:
I/ CH2OH-CHOII/ HCOO-CH3III/ CH3-COOH
	A. I, II 
	B. I, III
	C. II, III
	D. Chỉ có I.
Câu 22: 
Các câu khẳng định sau đây đúng hay sai?
I/ Chất hữu cơ có khả năng tác dụng với dung dịch HCl thì nó sẽ tác dụng được với Na.
II/ Chất hữu cơ chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng được KOH và Cu(OH)2 thì nó phải là axit.
	A. I, II đều đúng. 
	B. I, II đều sai. 
	C. I đúng, II sai. 
	D. I sai, II đúng. 
Câu 23: 
Các câu khẳng định sau đây đúng hay sai?
I/ Khi thủy phân este đơn chức no ta luôn luôn được axit đơn chức no và rượu đơn chức no. 
II/ Khi thủy phân este đơn chức không no ta luôn được axit đơn chức không no và rượu đơn chức không no.
	A. I, II đều đúng. 
	B. I, II đều sai. 
	C. I đúng, II sai. 
	D. I sai, II đúng. 
Câu 24: 
Để phân biệt 3 chất rắn: Glucozơ, amilozơ và saccarozơ, ta dùng thí nghiệm nào:
I/ Thí nghiệm 1 dùng nước và thí nghiệm 2 dùng dd AgNO3 / NH3.
II/ Thí nghiệm 1 dùng dd Iot và thí nghiệm 2 dùng dd AgNO3 / NH3.
III/ Thí nghiệm 1 dùng dd Iot và thí nghiệm 2 dùng nước.
	A. I, II 
	B. I, III
	C. II, III 
	D. I, II, III 
Câu 25: 
Xác định giá trị của a và b trong 2 thí nghiệm sau:
TN1: Cho a mol rượu etylic tác dụng b mol Na thì được 0,2 mol H2.
TN2: Cho 2a mol rượu etylic tác dụng b mol Na thì được 0,3 mol H2.
	A. a = 0,2 mol và b = 0,3 mol
	B. a = 0,3 mol và b = 0,2 mol
	C. a = 0,4 mol và b = 0,6 mol 
	D. a = 0,6 mol và b = 0,4 mol 
Câu 26: 
Đun nóng 20,16 lít hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 dùng Ni xúc tác thì thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y. Cho Y lội thật chậm qua bình đựng dung dịch Br2 có dư thì thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam. Hiệu phản ứng hidro hóa là: 
	A. 75%
	B. 60%
	C. 50% 
	D. 40%
Câu 27: 
Từ nhôm cacbua và các chất vô cơ thích hợp, người ta tổng hợp benzen theo sơ đồ:
Al4C3CH4C2H2C6H6
Với h1, h2, h3 lần lượt là hiệu suất của các phản ứng. Để thu được 546g benzen, khối lượng Al4C3 cần dùng là:
	A. 7200 gam
	B. 3600 gam
	C. 2016 gam
	D. 1008 gam
Câu 28: 
Cho 47,6 gam hỗn hợp G gồm 2 axit đơn chức tác dụng vừa đủ dùng K2CO3, đun nhẹ được 0,35 mol CO2 và m gam hỗn hợp G’ gồm 2 muối hữu cơ. Giá trị của m là:
	A. 7,42 gam
	B. 74,2 gam 
	C. 37,1 gam 
	D. 148,4 gam
Câu 29: 
Cho cùng một số mol ba kim loại X, Y, Z (có hóa trị theo thứ tự là 1, 2, 3) lần lượt phản ứng hết với axit HNO3 loãng tạo thành khí NO duy nhất. Hỏi kim loại nào sẽ tạo thành lượng khí NO nhiều nhất?
	A. X 
	B. Y
	C. Z 
	D. Không xác định được. 
Câu 30: 
Từ các hóa chất cho sau: Cu, Cl2, dung dịch HCl, dung dịch HgCl2, dung dịch FeCl3. Có thể biến đổi trực tiếp Cu thành CuCl2 bằng mấy cách khác nhau?
	A. 1
	B. 2 
	C. 3 
	D. 4
Câu 31: 
Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5 g trong 250 g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng bạc nitrat trong dung dịch giảm 17%. Hỏi khối lượng của vật sau phản ứng bằng bao nhiêu?
	A. 5,76 g 
	B. 6,08 g
	C. 5,44 g
	D. Giá trị khác
Câu 32: 
Cho 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M thì dung dịch thu được chứa:
	A. AgNO3
	B. Fe(NO3)3
	C. AgNO3 và Fe(NO3)2
	D. AgNO3 và Fe(NO3)3 
Câu 33: 
Để một hợp kim (tạo nên từ hai chất cho dưới đây) trong không khí ẩm, hợp kim sẽ bị ăn mòn điện hóa khi 2 chất đó là:
	A. Fe và Cu.
	B. Fe và C.
	C. Fe và Fe3C.
	D. Tất cả đều đúng.
Câu 34: 
Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu nào dưới đây thì xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hóa?
	A. Tôn (sắt tráng kẽm).
	B. Sắt nguyên chất.
	C. Sắt tây (sắt tráng thiếc).
	D. Hợp kim gồm Al và Fe.
Câu 35: 
Cách nào sau đây có thể giúp người ta tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag và Cu?
	A. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch AgNO3.
	B. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch FeCl3.
	C. Nung hỗn hợp với oxi dư rồi hòa tan hỗn hợp thu được vào dung dịch HCl dư.
	D. A, B, C đều đúng.
Câu 36: 
Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây?
	A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
	B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
	C. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
	D. Na2O, NaOH, Na2CO3.
Câu 37: 
M là kim loại phân nhóm chính nhóm I; X là clo hoặc brom. Nguyên liệu để điều chế kim loại nhóm I là:
	A. MX
	B. MOH
	C. MX hoặc MOH 
	D. MCl
Câu 38: 
Khi cho Mg phản ứng với axit HNO3 loãng, sản phẩm khử sinh ra chủ yếu là:
	A. NO2
	B. NO
	C. N2 
	D. NH4NO3
Câu 39: 
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch chứa những muối nào sau đây?
	A. NaCl 
	B. NaCl + AlCl3 + NaAlO2 
	C. NaCl + NaAlO2 
	D. NaAlO2
Câu 40: 
Phương pháp nào thường dùng để điều chế Al2O3?
	A. Đốt bột nhôm trong không khí.
	B. Nhiệt phân nhôm nitrat.
	C. Nhiệt phân nhôm hidroxit.
	D. A, B, C đều đúng.
Câu 41: 
Phản ứng nào là phản ứng nhiệt nhôm?
	A. 4Al à 3O2=2Al2O3
	B. Al à 4HNO3 (đặc, nóng)=Al(NO3)3 à NO2 à 2H2O
	C. 2Al à Cr2O3= Al2O3 à 2Cr
	D. 2Al2O3 à 3C=Al4C3 à 3CO2
Câu 42: 
Dung dịch A có chứa: Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,2 mol Cl-, 0,3 mol NO3-. Thêm dần dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Hỏi thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào là bao nhiêu?
	A. 150 ml
	B. 200 ml
	C. 250 ml 
	D. 300 ml 
Câu 43: 
Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 26. Cấu hình electron của X, chu kỳ và nhóm trong hệ thống tuần hoàn lần lượt là:
	A. 1s2 2s22p63s23p63d6, chu kỳ 3 nhóm VIB.
	B. 1s2 2s22p63s23p63d6 4s2, chu kỳ 4 nhóm IIA.
	C. 1s2 2s22p63s23p63d5, chu kỳ 3 nhóm VB.
	D. 1s2 2s22p63s23p63d6 4s2, chu kỳ 4 nhóm VIIIB
Câu 44: 
Hòa tan hết 3,04 gam hỗn hợp bột kim loại sắt và đồng trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất). Vậy thành phần phần trăm kim loại sắt và đồng trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
	A. 63,2% và 36,8%
	B. 36,8% và 63,2%
	C. 50% và 50%
	D. 36,2% và 63,8%
Câu 45: 
Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa:
	A. Fe(NO3)2, AgNO3
	B. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3
	C. Fe(NO3)3,AgNO3
	D. Fe(NO3)2 
Câu 46: 
Cho 20 gam sắt vào dung dịch HNO3 loãng chỉ thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, còn dư 3,2 gam sắt. Thể tích NO thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là:
	A. 2,24 lít
	B. 4,48 lít
	C. 6,72 lít
	D. 11,2 lít
Câu 47: 
Nguyên liệu dùng trong luyện gang bao gồm:
	A. Quặng sắt, chất chảy, khí CO.
	B. Quặng sắt, chất chảy, than cốc.
	C. Quặng sắt, chất chảy, bột nhôm.
	D. Quặng sắt, chất chảy, khí hidro.
Câu 48: 
Cho hỗn hợp Al2O3, ZnO, MgO, FeO tác dụng với luồng khí CO nóng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp B gồm các chất:
	A. Al2O3, FeO, Zn, MgO
	B. Al, Fe, Zn, MgO
	C. Al2O3, Fe, Zn, MgO 
	D. Al, Fe, Zn, Mg 
Câu 49: 
Từ FeS2 để điều chế sắt người ta nung FeS2 với oxi để thu được Fe2O3 sau đó có thể điều chế sắt bằng cách:
	A. Cho Fe2O3 tác dụng với CO ở điều kiện nhiệt độ cao.
	B. Điện phân nóng chảy Fe2O3 .
	C. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch ZnCl2 .
	D. Cho Fe2O3 tác dụng với FeCl2 .
Câu 50: 
Có 2 lá sắt khối lượng bằng nhau. Lá 1 cho tác dụng với clo dư, lá 2 ngâm trong dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối clorua thu được trong 2 trường hợp trên: 
	A. Muối clorua từ lá 1 bằng lá 2. 
	B. Muối clorua từ lá 1 nhiều hơn lá 2.
	C. Muối clorua từ lá 1 ít hơn lá 2.
	D. Tùy điều kiện phản ứng có khi muối clorua từ lá 1 lớn hơn lá 2 hoặc ngược lại.
Câu 51: 
Quặng sắt có giá trị để sản xuất gang là:
	A. Hematit và manhetit
	B. Pirit và manhetit
	C. Xiderit và hematit.
	D. Pirit và xiderit.
Câu 52: 
Tinh chế dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 người ta có thể cho vào dung dịch:
	A. Một lượng dư 

File đính kèm:

  • docON THI.doc
Giáo án liên quan