Ôn thi đại học - Các cấu trúc cần nhớ

Suggest + Ving => câu đề nghị có người nói cùng làm

Ví dụ:

Mary suggested going to the cinema. Mary đề nghị đi xem phim ( cô ấy cũng đi cùng với người nghe )

Suggest that S (should ) + Bare inf. => câu đề nghị chỉ có S làm ( người nói không làm)

Ví dụ:

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học - Các cấu trúc cần nhớ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc cần nhớ :
Suggest + Ving  => câu đề nghị có người nói cùng làm
Ví dụ:
Mary suggested going to the cinema. Mary đề nghị đi xem phim ( cô ấy cũng đi cùng với người nghe )
Suggest that S (should ) + Bare inf.  => câu đề nghị chỉ có S làm ( người nói không làm)
Ví dụ:
Mary suggested Tom (should) go to the cinema. Mary đề nghị Tom nên đi xem phim ( cô ấy không đi cùng với người Tom )
What about + Ving  => câu rủ có người nói cùng làm
Ví dụ:
What about going to the cinema? Cùng đi xem phim nhé ( cô ấy cũng đi cùng với người nghe )
Why don’t we + Bare inf.  => câu rủ có người nói cùng làm
Let’s + Bare inf.  => câu rủ có người nói cùng làm
Why don’t you + Bare inf.  => câu đề nghị chỉ có you làm ( người nói không làm)
Nắm vững cách sử dụng các mẫu này các em sẽ nhanh chóng loại được các câu sai khi gặp đề có nội dung tương tự.12
____Begin, start, continue, cease
ko đổi nghĩa 
Advise, allow, permit, recommend 
+ Có O -------> dùng to -V ( khá quen rồi ha )
+ KO có O ---------> dùng V -ing 
Remember, Forget, Regret
+ Chiện đã xảy ra rồi --------> V-ing 
+ Chiện chưa xảy ra ------> dùng to - V
Mean
+ mang nghĩa có ý định ---------> to- V
+ mang nghĩa có ý nghĩa --------> V - ing 
Propse 
+ Mang nghĩa có ý định ----------> To -V
+ Mang nghĩa đề nghị ---> V - ing 
Go on 
+ tiếp túc cùng đề tài --------> V-ing 
+ tiếp tục nhưng khác đề tài -----> to- V
Stop 
+ ngừng việc đang làm ------> V-ing 
+ ngừng để làm việc khác ------> to - V ( cái này khá dễ nhớ vì có thể suy luận được là stop to... ngừng để..^^)
Try 
+ mang nghĩa thử ------> V-ing 
+ mang nghĩa cố gắng ------> to -V 
Hihi, bây gơờ bạn có thể quay ngược lên trên xem lại có đúng ko nhé! 
Like, hate, prefer
+ mang ý nghĩa tổng quát ---> V-ing 
+ mang ý nghĩa cá biệt trong dịp này ---> to - V
__________________________________________________________________________ 
                                      _______________________________________________________________-_
Trang 1: 
1. Cách dùng suggest 
2. Đảo ngữ với such 
3. So sánh 
4. Like  và as 
5. Các hình thức của động từ làm chủ từ 
6. Đảo ngữ với should trong câu điều kiện 
7. Khi nào permit không đi với Ving ? 
8. Too- so- either - neither. 
9. Câu chẻ 
10. Câu hỏi mà không phải câu hỏi. 
11. Bị động của inf. 
12. Prefer to 
13. Both of them hay both of whom ? 
14. Whose trong relative clause 
15. Bí quyết "Có of có the" 
Trang 2: 
16. Most - almost 
17. Those đứng trước who có   nghĩa gì ?
18. What hay which ? 
19. None- neither- both- all- either........ 
20. Dấu phẩy không nối 2 câu 
21.Các dạng verb đầu câu. 
22. Tính từ "hai mặt" 
23. Khi nào bỏ "it" cuối câu? 
24. Phân từ đầu câu và chủ từ mệnh đề sau  có liên hệ như thế nào? 
25. On my motorbike hay by my motorbike ? 
26. Sau giới từ dùng Ving hay Noun ? 
Trang 3: 
27. Những biến hóa của "tính từ hai mặt" 
28. Suggest  + Ving hay + That clause ? 
29. Cách dùng "married" 
30. Khi nào dùng good at khi nào dùng good for ? 
31. Tính từ ghép 
32. So ..that - such ...that... 
33. Chữ hỏi + ever 
34. Would - used to 
35. Một cách dùng đặt biệt của such 
36. Isn't working hay doesn't working ? 
37. Cách dùng stick to 
Phần ôn tập: tóm tắt vài nguyên tắc cần nhớ 
38. Nguyên tắc 1 : hai câu không nối nhau bằng dấu phẩy. 
39. Nguyên tắc 2: cụm Ving/ p.p luôn có chủ từ giống câu sau. 
40. Nguyên tắc 3: không có chủ từ, không chia thì.
Trang 4: 
41. Nguyên tắc 4: "khác thì bỏ" 
42. Ngữ âm: 13 chữ ngoại lệ đọc /ed/ 
43. Câu tường thuật. 
44. Câu bị động. 
45. Vài lưu ý về câu điều kiện ẩn 
46. Although - inspite of / despite - đảo ngữ với though 
47. Câu điều kiện ẩn với and
48. Chiêu "hiểm" nằm trong túc từ
49. Tại sao áp dụng đúng công thức đại từ quan hệ mà vẫn sai? 
50. Cái bẩy thứ nhất về câu điều kiện : sự thật + dự đoán ở quá khứ 
51. Cái bẩy thứ hai về câu điều kiện : ( sự thật ở quá khứ và tương lai ) 
        52. Ai học câu chẻ rồi coi chừng dính "bẫy" này !!!
53. Mustn't grumble có nghĩa  gì ?
54. Given sao lại là giới từ ?
55. Lại 1 cái bẩy trong câu bị động.
56. Có now sao không dùng hiện tại tiếp diễn ?
57. Khi cả 4 chọn lựa đều có lí thì làm sao ?
58. Cái bẩy bất ngờ ! 
59. Of you hay to you ??
Dưới đây là một số "mẹo" khi làm phần ngữ âm mà các em có thể áp dụng. 
1) Khi gặp gạch dưới chữ S :bình thường chữ s phát âm là /s/,nhưng có những ngoại lệ cần nhớ là :s đọc /z/các chữ sau:busy, please, easy, present, desire, music, pleasant, desert, choose, reason, preserve, poison..-Chữ s đọc   /ʃ / sugar,sure3) đối với chữ CH-CH đọc /ch/ là bình thường- CH đọc : /k/ gồm các chữ sau;chemist, ache, christmas, mechanic, architect, character ,chaos... ,technology ,echo...-CH đọc là  /ʃ / machine, champagne, chamois, chalet, charade ,...4) đối với chữ Hcác chữ H sau đây là h câmhour, honor, honest (và các gia đình từ của chữ này)5) chữ GHbình thường đọc là /f/nhưng các chữ sau GH không đọc:plough, though, although, weigh....6) chữ B câm ,khi đứng sau chữ m:climb, bomb, lamb....7) W câm: swordChữ T , câm Listen , often Đối với âm /u/ và /u:/ /u/ gồm:put, pull, full, could, woman, foot, look, good, book..../u:/ gồm:food, school, tooth, fruit, June, noon, soup, through, move, shoe,.....9) có một số chữ khi thêm vào phía sau thì biến thành âm khácsay -> /ei/says -> /e/nation -> /ei/national -> /a/south -> /au/southern -> /^/breath -> /e/breathe -> /i:/
Sau đây là vài nguyên tác mà thầy rút ra trong quá trình xem xét các đề thi, các em có thể áp dụng 
1) Nguyện tắc R :Đó là nguyện tắc : chữ R khi đứng sau một nguyên âm sẽ làm biến đổi cách đọc của nguyên âm đóVí dụ nhé :hat -> đọc /a/ (a ngắn )rat -> đọc /a/(a ngắn )nhưng :hart -> /a:/ (a dài )hot -> /o/ ( o ngắn )not -> /o/ ( o ngắn )nhưng :morn -> /o:/ (o dài )2) Phưong pháp vần nhấn:Nguyên tắc này như sau:Nguyên âm nào có vần nhấn (stress) thì sẽ phát âm khác với nguyên âm không có vần nhấn.ví dụ :her -> /ơ dài / ( 1 vần xem như là vần nhấn )certain -> /ơ dài / ( vần nhấn )nhưng:father -> /ơ ngắn / ( vần không nhấn )Theo kinh nghiệm thì 2 phương pháp này có xác xuất đúng khá cao đấy, khoảng 70% - nếu kết hợp cả 2 phưong pháp thì xác xuất còn cao hơn. Các em cứ thử để ý và áp dụng xem sao nhé.
1) CÁC MẪU ĐỀ NGHỊ NGƯỜI KHÁC GIÚP MÌNH: 
Mẫu này thể hiện nội dung người nói muốn người khác làm việc gì đó. Các dạng thường gặp là: 
- Động từ nguyên mẫu...... 
- Động từ nguyên mẫu ...., please. 
- Please + động từ nguyên mẫu......
- Can you  + động từ nguyên mẫu......
- Could you + động từ nguyên mẫu......
- Would you please + động từ nguyên mẫu......
- Would / Do you mind  + động từ thêm Ing......
Đáp lại các mẫu trên: 
Đồng ý giúp thì nói: 
- Certainly 
- Of course 
- Sure 
- No problem 
- What cac I do for you? 
- How can I help you? 
Không đồng ý giúp thì nói:
I'm sorry. I'm busy 
Riêng mẫu : Would / Do you mind  + động từ thêm Ing...... thì đáp lại là :
- No I don't mind. 
- No, of course not. 
- Not at all. 
- I'm sorry, I can't. 
 Nhiều quá phải không các em? vậy làm sao nhớ cho hết? phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ chăng ? nếu học thuộc lòng càng tốt nhưng nếu không thể thì thầy chỉ các em cách nhớ như sau: 
Mẫu câu nhờ người khác làm thì đối tượng phải là you. Tức là các em nhìn trong câu thấy chủ từ thực hiện hành động luôn là you ( mệnh lệnh thì you được hiểu ngầm) 
Ví dụ các em thấy câu: " Would you please open the door for me?"  ta thấy chủ từ của hành động open là you => nhờ người khác làm. 
Về các câu trả lời thì các em nhìn tổng quát thấy là người hay dùng : sure, of course, .... còn không làm được thì luôn : sorry 
Riêng mẫu câu - Would / Do you mind  + động từ thêm Ing...... mind ở đây mang nghĩa "phiền lòng" tức là hỏi người đó có phiền gì không khi giúp mình. Từ đó ta suy ra câu trả lời là : không (phiền ) 
Get about : lan truyền
Get ahead : tiến bộ
Get at sth :tìm ra, khám phá ra
Get at sb : chỉ trích, công kích
Get away from :trốn thoát
Get away with :thoát khỏi ( sự trừng phạt)
Get back :trở về
Get sth back :lấy lại
Get behind :chậm trễ
Get down :làm nãn lòng
Get down to sth :bắt tay vào việc gì
Get in/into sth :được nhận vào
Get off :rời khỏi, xuống (xe, mát bay)
Get on :lên ( tàu xe..)
Get on with :hòa thuận
Get out :lộ ra ngoài ( tin tức…   )
Get out of :lẫn tránh
Get over:  phục hồi, vượt qua
Get through :vượt qua
Get through to sb : làm ai hiểu được điều gì
Get together :tụ họp
Get up to :gây ra
- Phần 1: 
Các chủ điểm ngữ pháp có trong chương trình mới.
 - Phần 2: 
Các chủ điểm ngữ pháp của chương trình cũ.
Chương trình mới
Chia thì (10,12, 11) 
Câu thường thuật (8,9,10,12, 11) 
Câu bị động (8,9,10,12,11) 
Câu điều kiện (10,12,11) 
Mệnh đề quan hệ (10,12,11) 
Because , because of – Athough , despite (10,12) 
Mạo từ (10,12) 
Modal verb – modal perfect (12) 
So sánh (6,7,8,10,12) 
Chia động từ trong ngoặc (10,11) 
Rút gọn mệnh đề (11) 
Thể nhấn mạnh (11) 
Both-  and, neither – nor, not only- but also (11) 
Câu hỏi đuôi (9,11) 
Mệnh đề chỉ mục đích 
Tính từ 2 mặt 
Too, so, either, neither (7) 
Used to (9) 
Chương trình cũ:
      1. Style
      2. To  - too , enough, so – that, such – that
      3. Có of có the
      4. Chủ từ giả ( 3 cấp độ)
      5. Whatever – no matter what
      6. Đảo ngữ
      7. Other- the other, another, others, other
      8. Số ít số nhiều
      9. No longer
      10. Qúa khứ / hiện tại giả định
      11. Thể sai bảo
Các phần tô màu vàng là các chủ điểm đã được cho ra trong kỳ thi ĐH năm 2009
Các số trong ngoặc là khối lớp có cấu trúc này, ví dụ :
Câu điều kiện (10,12,11)  => câu điều kiện có trong cả 3 cấp lớp 10, 11 và 12 

File đính kèm:

  • docCấu trúc cần nhớ- on thi dai hoc.doc
Giáo án liên quan