Ôn tập vật lý 11 học kì i

* Chất điểm: Một vật chuyển động được coi như là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi.

1. Khái niệm gia tốc: Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian vận tốc biến thiên .

 ( đơn vị của a: m/s2)

* Đặc điểm: Khi vật chuyển động nhanh dần đều, cùng chiều với , khi vật chuyển động chậm dần đều ngược chiều với .

2. Sự rơi tự do.

a. Sự rơi tự do là gì?

Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

b. Đặc điểm của rơi tự do:

- Là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

- Phương thẳng đứng

- Chiều từ trên xuống dưới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập vật lý 11 học kì i, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây, ( Hz).
Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc là v = r., với r là bán kính quỹ đạo.
Gia tốc hướng tâm ( v: tốc độ dài, r: bán kính quỹ đạo)
II. CHƯƠNG II
1. Định nghĩa về lực: Lực là đại lượng vec-tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng
2. Tổng hợp và phân tích lực:
* Tổng hợp lực: là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
* Phân tích lực: là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt lực đó.
3. Điều kiện cận bằng của chất điểm: Muốn cho chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không: 
4. Ba định luật Niu-tơn:
a. Định luật I Niu-tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
 * Khối lượng là gì? Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b. Định luật II Niu-tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật, độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. hay ( Đơn vị a: m/s2; m: kg; F: N), 
c. Định luật III Niu-tơn: Trong mọi trường hợp , khi vật A tác dụng lên vật B một lực , thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
*Đặc điểm của cặp lực và phản lực:
- Xuất hiện hoặc mất đi đồng thời.
- Cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
- Lực và phản lực không cân bằng.
5. Các lực cơ học:
a. Lực hấp dẫn- định luật vạn vật hấp dẫn:
Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. :
( G= 6,67.10-11N.m2/kg2, đơn vị F: N, m: kg, r: m),;
* Công thức tính gia tốc g ở độ cao h so với mặt đất , trong đó G: hằng số hấp dẫn; M: khối lượng trái đất; R: bán kính trái đất; h: độ cao so với mặt đất.
Chú ý: Trọng lực là lực hấp dẫn giữa Trái đất và vật đó, trọng tâm của vật là điểm đặc của trọng lực của vật.
b. Lực đàn hồi- định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi , độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạn của lò xo.
Fđh = k
( Với : độ dãn của lo xo đơn vị là m, k: độ cứng của lò xo đơn vị là N/m, F đơn vị là N)
c. Lực ma sát: Công thức tính lực ma sát trượt:F=( :hệ số ma sát, N: phản lực, đơn vị của F và N là N)
d. Lực hướng tâm: Là lực tác dụng lên vật cđ tròn đều và gây ra gia tốc hướng tâm cho vật. công thức: Fht = m. aht = ( Với a là gia tốc hướng tâm a= đv: m/s2; m: khối lượng đv: kg; r: bán kính quỹ đạo đv:m, : tốc độ góc đv rad/s)
III. CHƯƠNG III
1. Điều kiện cân bằng:
a. Đối với vật chịu tác dụng bởi hai lực: Muốn cho vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều. 
b. Với vật chịu tác dụng của ba lực không song song, điều kiện cân bằng là: - Ba lực đồng phẳng và đồng quy; -Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
2. Momen lực-Quy tắc momen lực( hay điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định): 
a.Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với tay đòn của nó. M = F.d (đv: N.m)
b. Quy tắc momen lực ( hay điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định): Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay theo chiều ngược lại.
3. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều: 
Hợp lực của hai lực song song cùng chiều:
- Là một lực song song cùng chiều, có độ lớn bằng tổng các độ lớn.
- Giá của hợp lực chia khoảng cách hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
Công thức: F = F1+ F2; ( chia trong)
4. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn: là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó.
5. Ngẫu lực:
Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực
Momen của ngẫu lực: M = F.d( đv: N.m; F: độ lớn của lực đv là N; d: tay đòn của ngẫu lực đv là m).
------HẾT------
PHẦN II: BÀI TẬP
Bài 1: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 54km/h trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm được 125 m thì vận tốc của ô tô chỉ còn 36km/h. Tính gia tốc của ô tô.
Bài 2:Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì giảm đều tốc độ cho đến khi dừng lại. Biết rằng sau quãng đường 50m, vận tốc giảm đi còn một nửa. Tính gia tốc của xe. 
Bài 3: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ô tô chạy nhanh dần đều. Sau 15s, ô tô đạt vận tốc 15m/s. Tính quãng đường ô tô đi được sau 30s kể từ khi tăng ga.
Bài 4: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì người lái xe hãm phanh. Ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 5 giây thì dừng lại. Tính quãng đường ôtô chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại.
Bài 5: Lập phương trình chuyển động thẳng đều của ôtô theo chiều dương có v=10m/s và lúc t=1,0s thì x=20m.
Bài 6: Một ô tô đang chạy với vận tốc 54km/h thì hỏng máy, chạy thêm được 20s thì dừng lại. Tỉnh quãng đường xe đi thêm được kể từ lúc hỏng máy cho đến khi dừng lại. Từ lúc hỏng máy xe mất bao nhiêu thời gian để đi được 100m?
Bài 7: Một ôtô đang chạy với vận tốc 10(m/s) thì xuống dốc, chuyển động nhanh dần đều xuống chân dốc hết 100(s) và đạt vận tốc 72(km/h). Tính Chiều dài của dốc?
Bài 8: Một xe buýt bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 0,5 phút vận tốc đạt 54 km/h. Tính gia tốc của xe và quãng đường xe đi được sau khi khởi hành 1,5 phút.
 Bài 9:Cho phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5 + 10t (x: km; v: km/h). Xác định tọa độ ban đầu và vận tốc của chất điểm.
Bài 10: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, sau một phút thì dứng hẳn.
Tính gia tốc của xe.
Tính vận tốc của xe sau 30s.
Bài 11: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi đi được 1000 m đạt đến vận tốc 10m/s. Tính vận tốc của tàu sau khi đi được 2000m.
Bài 12: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống mặt đất.Hãy tính thời gian vật rơi và vận tốc vật khi chạm đất 
Bài 13): Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ đô cao 5m. Tìm vận tốc của nó khi chạm đất? (g = 9,8 m/s2)
Bài 14: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2
Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất.
Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng.
Bài 15: Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư. Lấy g = 9,8 m/s2.
Bài 16: Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10m/s2. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180m. Tính thời gian từ lúc thả vật đến lúc chạm đất? 
Bài 17: Xác định gia tốc hướng tâm của một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 300cm, tốc độ dài không đổi bằng 6 m/s
Bài 18 Xác định gia tốc hướng tâm của một điểm A trên một đĩa tròn bán kính 3m, chuyển động với tốc độ dài không đổi bằng 6m/s? Biết A nằm cách mép đĩa một đoạn bằng 1/3 bán kính của đĩa.
Bài 19 Chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính 10cm với tốc độ dài 0,5m/s. Tính chu kì và tốc độ góc của chất điểm?
Bài 20: Một chất điểm chuyển động trên một quĩ đạo tròn có đường kính 40m. Biết thời gian nó đi hết 5 vòng là 30s.
a. Tính vận tốc dài, vận tốc góc của chất điểm 
b. Tính gia tốc hướng tâm của chất điểm 
Bài 21: Một bánh xe bán kính 60cm quay đều 10 vòng trong thời gian 1s. Tìm tốc độ dài và 
 gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe 
Bài 22: Một vật khối lượng 2kg chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80cm trong 0,5s. Tìm gia tốc và hợp lực tác dụng lên vật đó?
Bài 23: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30cm, khi bị kéo dãn bởi một lực kéo F = 10N thì lò xo có chiều dài là 35cm. Tính độ cứng k của lò xo?
Bài 24: (2,0 điểm) Người ta kéo 1 cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang.Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng ngang là 0,35. Tính gia tốc của thùng lấy g = 9,8 m/s2.	
Bài 25: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm.Khi bị nén lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N.Xác định hệ số đàn hồi của lò xo ?
Bài 26: Một ôtô có khối lượng m = 1200kg bắt đầu khởi hành.Sau 30s vận tốc của ôtô đạt 30m/s. Cho biết hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,2, lấy g = 10m/s2 . Tính:
a. Gia tốc và quãng đường ôtô đi được trong thời gian đó.
b. Lực kéo của động cơ (theo phương ngang).
Bài 27: Treo một vật có khối lượng 200g vào một lò xo thì lò xo giản ra một đoạn 10mm. 
a. Tính độ cứng của lò xo. Lấy g=10m/s2
b. Khi treo vật khác có trọng lượng chưa biết thì lò xo giản ra 80mm. Tính trọng lượng chưa biết.
Bài 28 : Một chiếc xe có khối lượng 100 kg đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm phanh là 250 N.Tính gia tốc của xe.
Bài 29:. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Lò xo được cố định một đầu, còn đầu kia chịu một lực nén 4,5N. Khi ấy thì lò xo dài 17cm.
a/ Hỏi độ cứng của lò xo?
b/ Khi treo một vật có khối lượng m vào lò xo trên, lò xo dài 25cm. Xác định khối lượng m? Lấy g = 10m/s2
Bài 30: Người ta đẩy một vật có khối lượng 500g theo phương ngang với lực 3 N làm vật chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là mt = 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
 1) Tính gia tốc và vận tốc của vật sau 2 s.
 2) Tính quãng đường vật đi được cho tới lúc dừng lại
Bài 31: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chạy với vận tốc 72km/h. Muốn xe dừng lại trong 10s thì phải dùng một lực hãm bằng bao nhiêu?
Bài 32: Một vật có khối lượng 10kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của lực kéo. Sau 20s chuyển động vật đạt vận tốc 36km/h. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là 0,25.
	a. Tìm gia tốc chuyển động của vật.
	b. Tìm lực kéo tác dụng vào vật.
Bài 33: Một vật được ném ngang ở độ cao 80m v

File đính kèm:

  • docON TAP VAT LI 10hk1CB.doc