Ôn tập Lịch sử một tiết (lần một)
Câu 1: Kể tên và thời gian các cuộc CMTS từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII mà em đã học.
Câu 2: Trình bày tình hình nước Pháp trước cách mạng.
Câu 3: Phân tích hệ quả của cuộc CM công nghiệp đối với kinh tế, xã hội các nước châu Âu.
Câu 4: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị của nước Anh, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 5: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng năm 1905-1907 ở Nga.
Câu 6: Trình bày những thành tựu nổi bật về khoa học tự nhiên và xã hội ở thế kỉ XVIII-XIX.
Câu 7: Hãy cho biết nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản.
Câu 8: Hãy trình bày ngắn gọn quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối TK XIX- đầu TK XX.
Câu 9: Hãy cho biết nguyên nhân và đặc điểm chung của các nước Đông Nam Á trong quá trình xâm lược của thực dân phương Tây cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
Câu 10: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911).
Câu 11: Chứng minh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật chuyển sang CNĐQ.
ÔN TẬP LỊCH SỬ MỘT TIẾT LẦN MỘT Câu 1: Kể tên và thời gian các cuộc CMTS từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII mà em đã học. Câu 2: Trình bày tình hình nước Pháp trước cách mạng. Câu 3: Phân tích hệ quả của cuộc CM công nghiệp đối với kinh tế, xã hội các nước châu Âu. Câu 4: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị của nước Anh, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Câu 5: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng năm 1905-1907 ở Nga. Câu 6: Trình bày những thành tựu nổi bật về khoa học tự nhiên và xã hội ở thế kỉ XVIII-XIX. Câu 7: Hãy cho biết nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản. Câu 8: Hãy trình bày ngắn gọn quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối TK XIX- đầu TK XX. Câu 9: Hãy cho biết nguyên nhân và đặc điểm chung của các nước Đông Nam Á trong quá trình xâm lược của thực dân phương Tây cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Câu 10: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911). Câu 11: Chứng minh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật chuyển sang CNĐQ. Bài làm: Câu 1: -Giữa thế kỉ XVI: Cách mạng tư sản Hà Lan. -Giữa thế kỉ XVII: Cách mạng tư sản Anh. -Giữa thế kỉ XVIII: Cách mạng tư sản Bắc Mĩ. -Cuối thế kỉ XVIII: Cách mạng tư sản Pháp. Câu 2: *Kinh tế: -Giữa TK XVIII, nông nghiệp lạc hậu, nạn mất mùa, đói kém xảy ra, đời sống nhân dân khổ cực. -Công, thương nghiệp: kinh tế tư bản đã phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở,kìm hãm. *Chính trị: Pháp là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-I XVI đứng đầu. *Xã hội: -Có 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba: +ĐC1 và ĐC2: có mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. +ĐC3: (tư sản, nông dân, bình dân thành thị). -Mâu thuẫn giữa ĐC3 với tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến. Câu 3: -CM công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn. -Xã hội: hình thành hia giai cấp tư sản và vô sản luôn mâu thuẫn với nhau về quyền lợi kinh tế, chính trị. Câu 4: *Anh: -Kinh tế: + Trước 1870, đứng thứ nhất về sản xuất công nghiệp. +Sau 1870, xuống hàng thứ 3 thế giới. +Tuy mất vị trí bá chủ thế giới về CNghiệp, nhưng vẫn đứng đầu: xuất khẩu TB, thương mại, thuộc địa. -Chính trị: +Theo quân chủ lập hiến do 2 đảng: Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp TS. +Về đối ngoại, ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến 1914, thuộc địa Anh có 33 triệu km2, 400 triệu người, ¼ dân số và ¼ diện tích thế giới. +Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: chủ nghĩa đế quốc thực dân. *Mĩ: -Kinh tế: +Trước 1870, công nghiệp thứ 4 thế giới. +Sau 1870, công nghiệp thứ 1 thế giới. +Công nghiệp phát triển mạnh-> nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối toàn bộ nền kinh tế nước Mĩ. +Nông nghiệp đạt nhiều thành tựu to lớn. -Chính trị: +Theo thể chế cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống; 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ cho giai cấp TS. +Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, Mĩ tăng cường bành trướng ở Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh dành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đô la để can thiệp Mĩ Latinh. Câu 5: Ý nghĩa lịch sử: Góp phần làm lung lay chính phủ Nga hoàng vs TS, là bước chuẩn bị cho cuộc CM xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó.Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa vs phụ thuộc trên thế giới. Câu 6: *Khoa học tự nhiên: -Đầu TK XVIII, Niu-tơn(Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. -Giữa TK XVIII, Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo tồn vật chất và năng lượng. -1837, Puốc-kin-giơ(Séc) khám phá sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. -1859, Đác-uyn(Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền đập tan quan niệm thần thánh của sinh vật. *Khoa học xã hội: - Về triết học xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu Phoi-ơ. -Về kinh tế học đã xâu dựng học thuyết chính trị với đại biểu xuất sắc. -Xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn với Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê(Pháp), Ô-oen(Anh). -Đặc biệt, sự ra đời của học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen sáng lập.Là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người. Câu 7: *Nội dung: -Đến giữa TK XIX, chế độ PK lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước TB phương tây đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này. -Đầu 1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt các cải cách tiến bộ: +Chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản, ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. +Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, +Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triền kinh tế quốc phòng. +Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật, cử học sinh ưu tú học ở phương Tây. *Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ đến cuối TK XIX- đầu TK XX, Nhật Bản trở thành một nước TB công nghiệp. Câu 8: - Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân, nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc. -Từ 1840 đến 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. -Sau Anh, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Từ cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm Sơn Đông, Anh chiếm châu thổ song Dương Tử, Pháp thôn tính Vân Nam, Nga và Nhật chiếm Đông Bắc. Câu 9: -Đông Nam Á có một vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào suy yếu và khủng hoảng. -Nửa sau TK XIX, TB phương Tây đẩy mạnh xâm lược ĐNÁ: + Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện. + Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. + Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin. + Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a. - Xiêm là nước duy nhất vẫn giữ được độc lập, nhưng trở thành vùng đệm của Anh và Pháp. Câu 10: *Nguyên nhân: 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh quốc hữu háo đường sắt. *Diễn biến: -10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi và lan rộng sang các tỉnh miền Nam. -29/121911, Trung Hoa dân quốc thành lập do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. -2/1912, cách mạng kết thúc. *Ý nghĩa: -Là cuộc CM dân chủ TS: lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển ở Trung Quốc. -Có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. -Tuy nhiên còn nhiều hạn chế: không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Câu 11: -Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản dẫn đến nhiều công ty độc quyền ra đời như: Mít-xưi, Mít-su-bi-si, chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản. -Sự phát triển về kinh tế tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị. Giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên.
File đính kèm:
- Su mot tietsua r nheaa.docx