Ôn tập Lịch sử 10 – Học kì 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập Lịch sử 10 – Học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP LỊCH SỬ 10 – HỌC KÌ 2 1. Trình bày cơ sở hình thành; đời sống vật chất và tinh thần Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. 2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc. 3. Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc THừa Dụ, Ngô Quyền. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 4. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ 5. Tình hình kinh tế trong thế kỉ X-XV: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. 6. Tình hình văn hoá trong thế kỉ X-XV. 7. Lập bảng thổng kê các cuộc đấu tranh từ năm 938 đến cuối thế kỉ XVIII theo các nội dung sau: Tên cuộc đấu tranh, thời gian, triều đại, lãnh đạo, kẻ thù, trận đánh tiêu biểu, kết quả. Rút ra nhận xét. 8. Tình hình kinh tế trong thế kỉ XVI-XVIII: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Chỉ ra những điểm mới của kinh tế thế kỉ XVI-XVIII so với giai đoạn X-XV 9. Tình hình văn hoá trong thế kỉ XVI-XVIII. Chỉ ra những điểm mới của văn hoá thế kỉ XVI-XVIII so với giai đoạn X-XV 10. Trình bày vai trò của Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ trong sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY Câu 1: Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam? A. Nghệ An. B. Thanh Hóa. C. Cao Bằng. D. Lạng Sơn. Câu 2: Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào? A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình. B. Đã biết chế tác công cụ lao động. C. Biết chế tạo lao và cung tên. D. Biết săn bắn, hái lượm. Câu 3: Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào? A. Sơ kì đá cũ B. Sơ kì đá mới 1/68 C. Sơ kì đá giữa D. Hậu kì đá mới Câu 4: Người tối cổ đã có phát minh lớn nào? A. Biết giữ lửa trong tự nhiên B. Biết taọ ra lửa C. Biết chế tạo nhạc cụ D. Biết chế tạo trang sức Câu 5: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ A. phát minh ra lửa. B.chế tạo đồ đá. C. lao động . D.sự thay đổi của thiên nhiên. Câu 7: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào? A. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay. B. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay. C. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay. D. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay. Câu 8: So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã A. loại bỏ hết dấu tích vượn trên người. B. tiến hóa thành người nhưng vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người. C. biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn. D. biết chế tạo công cụ lao động. Câu 9: Để tăng nguồn thức ăn, Người tinh khôn đã không sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Ghè đẽo đá thật sắc bén để giết thú vật. B. Chế tạo cung tên để săn bắn thú vật. C. Tập hợp đông người đi vào rừng săn bắt. D. Tiến hành trồng trọt và chăn nuôi. Câu 10: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng? A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ. B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá. C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi. D. Con người đã biết sử dụng kim loại. Câu 11: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về A. trình độ văn minh. B. đẳng cấp xã hội. C. trình độ kinh tế. D. đặc điểm sinh học. Câu 12: Trong sự thay đổi của Người tinh khôn so với Người tối cổ về mặt sinh học, sự thay đổi quan trọng nhất là về A. não bộ. B. dáng đứng. C. da. D. bàn tay. Câu 13: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là A. lưới đánh cá. 2/68 B. làm đồ gốm. C. cung tên. D. đá mài sắc, gọn. Câu 14: Tiến bộ quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy là A. định cư. B. làm nhà ở. C. biết nghệ thuật. D. mặc quần áo. Câu 15: Kĩ thuật chế tác công cụ nào được sử dụng trong thời đá mới? A. Ghè đẽo thô sơ. B. Ghè sắc cạnh. C. Ghè sắc, mài nhẵn, khoan lỗ, tra cán.. D. Mài nhẵn hai mặt. Câu 16: Tiến bộ lao động trong thời đá mới là A. trồng trọt, chăn nuôi. B. đánh cá. C. làm đồ gốm. D. chăn nuôi theo đàn. Câu 17: Biến đổi sinh học nào trên cơ thể người nguyên thủy làm xuất hiện các chủng tộc ? A. Thể tích hộp sọ tăng lên. B. Lớp lông mao rụng đi. C. Bàn tay trở nên khéo léo hơn. D. Hình thành những ngôn ngữ khác nhau. Câu 18: Phương thức sinh sống của Người tối cổ là A. săn bắn, hái lượm. B. săn bắt, hái lượm. C. trồng trọt, chăn nuôi. D. đánh bắt cá, làm gốm. Câu 19: Người tối cổ tổ chức xã hội theo A. thị tộc. B. bộ lạc. C. bầy đàn. D. chiềng, chạ. BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Câu 1: Thị tộc là A. tập hợp những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu. B. tập hợp những người sống chung trong hang động, mái đá. C. tập hợp những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm. D. tập hợp những người đàn bf giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Câu 2: Bộ lạc là A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên. B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động. C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống. D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực. Câu 3: Cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất? 3/68 A. Trung Quốc, Việt Nam B. Tây Á, Ai Cập C. In-đô-nê-xi-a D. Đông Phi, Bắc Á. Câu 4: Cư dân ở đâu trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt? A. Tây Á và nam Châu Âu. B. Trung Quốc, Việt Nam. C. Đông Phi và Bắc Á. D. Đông Nam Á. Câu 5: Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là A. khai khẩn được đất hoang. B. đưa năng suất lao động tăng lên. C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội. D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội. Câu 6: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất? A. Sắt. B. Đồng thau. C. Đồng đỏ. D. Thiếc. Câu 7: Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra? A. Xuất hiện tư hữu. B. Xuất hiện giai cấp. C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo. D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa. Câu 8: Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết như thế nào? A. Chia đều cho mọi người trong xã hội. B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa. C. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa. D. Những người có chức vị trong xã hội chiếm làm của riêng. Câu 9: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu-nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng A. công cụ đá mới. B. công cụ bằng kim loại. C. công cụ bằng đồng. D. công cụ bằng sắt. Câu 10: Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào? A. Phân chia giàu nghèo. B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế. C. Người giàu có phung phí tài sản. D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc. Câu 11: Xã hội có giai cấp thời kì đầu tiên là A. thời kì nguyên thủy. B. thời kì đá mới. C. thời cổ đại. D. thời kì kim khí. Câu 12: Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là A. phân công lao động luân phiên. 4/68 B. hợp tác lao động. C. hưởng thụ bằng nhau. D. lao động độc lập theo hộ gia đình. Câu 13: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự hưởng thụ công bằng trong xã hội nguyên thủy? A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa. B. Do công cụ lao động quá thô sơ. C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất D. Do quan hệ huyết tộc. Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với nội dung xã hội thời nguyên thủy? A. Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, nhưng có họ hàng với nhau và cùng một huyết thống. B. Sản phẩm thừa xuất hiện dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, xuất hiện các giai cấp trong xã hội. C. Lao động là động lực tiến hóa của xã hội loài người. Câu 15: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là A. gia đình phụ hệ. B. bộ lạc. C. bầy người nguyên thủy. D. thị tộc. Câu 16: Yếu tố tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất thời nguyên thủy là A. chế tạo cung tên. B. công cụ bằng kim khí. C. làm đồ gốm. D. trồng trọt, chăn nuôi. Câu 17: Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là A. xã hội có giai cấp ra đời. B. gia đình phụ hệ ra đời. C. tư hữu xuất hiện. D. thị tộc tan rã. Câu 19: Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là A. đồng thau-đồng đỏ-sắt. B. đồng đỏ-đồng thau-sắt C. đồng đỏ-kẽm-sắt. D. kẽm-đồng đỏ-sắt. Câu 20: Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là A. phụ thuộc vào thiên nhiên. B. sống theo bầy đàn. C. tính cộng đồng cao. D. hưởng thụ bằng nhau. Câu 21: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân lí giải tại sao thời kì đồ đá, Người tinh khôn sống theo chế độ thị tộc mẫu hệ? A. Do yếu tố tôn giáo nguyên thủy chi phối. B. Do quan hệ hôn nhân tạp hôn. C. Do vai trò to lớn của người phụ nữ. D. Do nền kinh tế nông nghiệp chưa ra đời. Câu 22: Yếu tố nào sau đây không xuất hiện trong giai đoạn thị tộc phụ hệ? 5/68 A. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi. B. Xã hội phân hóa giàu nghèo. C. Công cụ lao động kim khí. D. Xã hội phân chia giai cấp. BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG Câu 1: Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống? A. Vùng rừng núi B. Vùng trung du C. Lưu vực các con sông lớn d. Vùng sa mạc Câu 2: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Thương nghiệp D. Giao thông vận tải Câu 3: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã? A. Trồng lúa nước B. Trị thủy C. Chăn nuôi D. Làm nghề thủ công Câu 5: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên? A. Lưu vực sông Nin B. Lưu vực sông Hằng C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ D. Lưu vực sông Mê Kông Câu 6: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN B. Khoảng thiên niên kỉ III-II TCN C. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN D. Khoảng thiên niên kỉ II-I TCN Câu 7: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông dưới đây, quốc gia nào được hình thành sớm nhất A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Ai Cập, Lưỡng Hà D. Ai Cập, Ấn Độ Câu 8: Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ đại? A. Nhà Chu B. Nhà Tần C. Nhà Hán D. Nhà Hạ Câu 9: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là 6/68 A. Vua chuyên chế B. Tầng lớp tăng lữ C. Pha-ra-ông D. Thiên tử Câu 11: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là A. nông dân công xã. B. nô lệ. C. quý tộc. D. tăng lữ. Câu 12: Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước A. chuyên chế. B. dân chủ chủ nô. C. chuyên chế Trung ương tập quyền. D. quân chủ chuyên chế. Câu 13: Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm A. nông dân công xã và quý tộc. B. các tầng lớp trong xã hội. C. toàn quý tộc. D. toàn tăng lữ. Câu 14: Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là A. kiến trúc. B. lịch và thiên văn học. C. toán học. D. chữ viết. Câu 15: Thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên là A. xã hội cổ đại. B. xã hội trung đại. C. xã hội cân đại. D. xã hội công xã thị tộc. Câu 16: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại? A. Thành thị cổ Ha-rap-pa B. Kim tự tháp Ai Cập. C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng Câu 17: Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ? A. Giấy Pa-pi-rút B. Đất sét C. Mai rùa D. Vỏ cây Câu 18: Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt A. chữ tượng hình→chữ tượng thanh→chữ tượng ý B. chữ tượng hình→chữ tượng ý→chữ tượng thanh C. chữ tượng ý→chữ tượng hình→chữ tượng thanh D. chữ tượng thanh→chữ tượng ý→chữ tượng hình 7/68 Câu 19: Yếu tố nào sau đây không tác động đến thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Điều kiện tự nhiên B. Đặc điểm kinh tế C. Đặc điểm chính trị D. Đặc điểm chủng tộc Câu 20: Do đâu cư dân phương Đông thời cổ đại sống quần tụ với nhau thành các liên minh công xã? A. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi. B. Do nhu cầu chống thú dữ. C. Do nhu cầu xây dựng. D. Do nhu cầu chống ngoại xâm Câu 21: Vua Ai Cập cổ đại được gọi là A. Pha-ra-ong B. En-xi C. Thiên tử D. Ham-mu-ra-bi Câu 22: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là A. chữ viết. B. toán học. C. thiên văn học và lịch pháp. d. chữ viết và lịch pháp. Câu 23: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số học? Vì sao? A. Trung Quốc-vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc. B. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp C. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán D. Ấn Độ- vì phải tính thuế Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN I. Nhận biết Câu 1. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào? A. Nhà Hạ. B. Nhà Hán. C. Nhà Tần. D. Nhà Chu. Câu 2. Công cụ bằng sắt xuất hiện ở Trung Quốc vào giai đoạn nào? A. Thời Xuân thu chiến quốc. B. Thời Tam quốc. C. Thời Tây Tấn. D. Thời Đông Tấn. Câu 3. Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ A. quan lại. B. quan lại và một số nông dân giàu có. C. quý tộc và tăng lữ. D. quan lại, quý tộc và tăng lữ. Câu 4. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là 8/68 A. nông dân tự canh. B. nông dân lĩnh canh. C. nông dân làm thuê. D. nông nô. II. Thông hiểu Câu 1. Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc. B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần. C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc. D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc. Câu 2. Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào? A. Giai cấp địa chủ xuất hiện. B. Nông dân bị phân hóa. C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ. D. Giai cấp địa chủ và nông dân xuất hiện. Câu 3. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm. C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng. Câu 4. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – hán là A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã. B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô. D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh. III.Vận dụng Câu 1. Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào? A. quý tộc và nông dân công xã. B. quý tộc và nô lệ. C. địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. địa chủ với nông dân tự canh. Câu 2. Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần- Hán ở Trung Quốc là A. trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh. B. chế độ phong kiến Trung quốc hình thành và bước đầu được củng cố. C. đây là chế độ trung ương tập quyền. D. hai triều đại này đều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ. B6, 7 ẤN ĐỘ PHONG KIẾN Câu 1. Người Hồi giáo tiến hành cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu Ấn rồi lập nên vương triều Hồi giáo Đê li có gốc ở đâu? A. Tây Á C. Trung Á 9/68 B. Nam Á D. Bắc Á Câu 2. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất? A. Vương triều Hồi giáo Đê-li C. Vương triều Hác-sa B. Vương triều Ấn Độ Mô-Gôn D. Vương triều Gúp-ta Câu 3. Ai là người đánh chiếm Đê li lập ra vương triều Mô gôn ở Ấn Độ? A. Ti – mua – Leng C. Ba bua B. A cơ ba D. Sa Gia – han Câu 4. Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, đó là: A. Chữ tượng hình C. Chữ tượng ý B. Chữ Hin đu D. Chữ Phạn Câu 5. Vị vua kiệt xuất của vương triều Mô gôn? A. A sô ca C. A cơ ba B. Gúp ta D. Ba bua Câu 6. Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ? A. Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo) B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng phật C. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái Câu 7. Nét đặc săc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì? A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta Câu 8. Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại? A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay C. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc ĐNA D. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo Câu 9. Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất? A. Đông Bắc Á C. Đông Nam Á B. Trung Quốc D. Việt Nam Câu 10. Do đâu thời Gup-ta ở Ấn Độ nhiều ngôi chùa Hang được xây dựng? A. Do người ta bắt đầu nghĩ đến tín ngưỡng B. Do lòng tôn sùng đạo Phật của dân chúng C. Do đạo phật được truyền bá rộng rãi D. Do xây dựng nhiều chùa sẽ át được tà ma Câu 11. Vì sao đầu thế kỉ VII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán? 10/68
File đính kèm:
on_tap_lich_su_10_hoc_ki_2.doc