Ôn tập làm văn 7 học kì I

Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của bác Hồ.

Bài làm

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà thơ lớn, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác đã để lại cho đời những bài thơ kiệt xuất về tình yêu đất nước, con người và thiên nhiên. Bài thơ “Cảnh khuya” được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp là một trong số đó.

 “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Tiếng suối đêm êm đềm, trong vắt được Bác ví như “tiếng hát xa” văng vẳng trong không gian tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc tạo cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Trong âm điệu ấm áp đó, ánh trăng vàng hiền hòa ôm lấy những cây cổ thụ vững chãi, rồi tất cả quyện lấy những đóa hoa rừng.

“ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Âm điệu, màu sắc sáng tối, tầng tầng, lớp lớp tạo nên một bức tranh thiên nhiên lung linh, huyền ảo tuyệt đẹp. Chỉ với hai câu thơ, bằng cách sử dụng phương pháp so sánh tinh tế cùng cách dùng điệp ngữ “lồng” một cách tài tình, Bác đã nhân hóa các sự vật để vẽ lên một bức tranh sống động về cảnh đẹp dưới trăng của núi rừng Việt Bắc.

Trên nền tranh sống động ấy, thấp thoáng bóng hình tầm hồn một thi sĩ đang thao thức, rung động trước cảnh đẹp hữu tình của thiên nhiên.

 “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Tiếng suối, ánh trăng, cổ thụ, hoa rừng và bóng người đã tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về vẻ đẹp của chiến khu Việt Bắc, một vẻ đẹp mang hơi ấm và sức sống của quân dân kháng chiến.

Tâm hồn thi sĩ trong Bác rung động, thao thức trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cao hơn, sâu xa hơn chính là sự thao thức của chất chiến sĩ trong tâm hồn Bác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập làm văn 7 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tả dêm trăng rừng Việt Bắc thì bài này cảnh trăng được Bác tả trên sông nước hùng vĩ :
 	Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lần màu trời thêm xuân
	Vầng trăng tròn toả sáng bát ngát khắp nơi bầu trời mặt đất đều lồng lộng ánh trăng . Khung cảnh mênh mông tưởng dường như sông nước tiếp liền với bầu trời " sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân" . Vạn vật đều mang sắc xuân , Sông xuân , nước xuân , trời xuân giao hoà cới nhau tạo nên một khung cảnh tràng dầy sức sống làm náo nức lòng người . Điệp từ xuân lập lại nhiều lần tạo nên không khí vui tươi của cảnh trăng rầm :
 	Giữa dòng bàn bạc việc quân 
khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền .
	Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng . Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân , việc nước . buổi đầu cuộc kháng chiến đầy gian khổ biết bao? Tuy vậy Bác vẫn ung dung , thư thả .Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm . Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang tỏa sáng khắp mọi nơi . Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng . Dòng sông nước biến trỏ thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt đẹp ,tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời . Hình ảnh con thuyền nhỏ chở dầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạn và sâu sắc .
	Bài " Rằm tháng giêng với âm sắc sâu lắng , tươi vui đem lại cho người đọc cảm hứng thanh cao, trong sáng . Bài thơ là một dẫn chứng cho thấy Bác là vị lãnh tụ cách mạng tài ba , vừa là một thi sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm . Qua bài thơ cho tôi học được tinh thần lạc quan và phong thái ung dung , lạc quan nơi Bác .
Đề 3 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương 
Bài làm
Hồ Xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn của người phụ nữ.
 Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. 
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp. 
Đề 4 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Trong các tác phẩm văn học thời trung đại , có rất nhiều các tác phẩm hay mang giá trị cao về nghệ thuật lẫn nội dung , nhưng em thích nhất là bài thơ " Bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến . Bài thơ kể về một tình bạn đằm thắm của đôi bạn già tri kỉ , qua đó thể hiện sự dí dỏm , hóm hỉnh tột đỉnh của ông.
 	" Đã bấy lâu nay , bác tới nhà " 
	. Câu thơ như một nụ cười , một sự reo vui , một nỗi niềm nhớ bạn của Nguyễn Khuyến khi được gặp lại ông bạn già sau nhiều năm xa cách. " Đã bấy lâu nay " thể hiện một quãng thời gian khá dài , từ " bác " ông dùng rất thân mật để chỉ đây là một người bạn quí , đây là một vị khách quí tới thăm ông . Em như cảm nhận được một lời chào thân thiện đan xen nỗi niềm vui sướng của đôi bạn già trong lần gặp lại nhau.
	Đáng lẽ Nguyễn Khuyến sẽ tiếp đãi bạn mình một bữa ăn thịnh soạn do cây nhà lá vườn , nhưng ông đã tạo ra một tình huống tiếp đãi bạn khá oái oăm khiến em cũng thấy rất khó xử : Thức ăn dân dã cây nhà lá vườn đều có nhưng tất cả hiện lên trong hình thức tiềm ẩn. Tưởng chừng có nhưng thật ra không có thứ gì thể hiện sự hài hước , dí dỏm thể hiện qua từng câu biện minh : 
 	" Trẻ thời đi vắng , chợ thời xa 
 	Ao sâu nước cả , khôn chài cá 
 	Vườn rộng rào thư khó đuổi gà 
 	Cải chửa ra cây , cà mới nụ 
 	Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
 	Đầu trò tiếp khách , trầu không có "
	. Khi đọc đoạn thơ em đã rất thảng thốt mà đến thương cảm : Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sống một cuộc đời thiếu thốn vậy sao ?... Nguyễn Khuyến đã cho người đọc người nghe cảm nhận được cuộc sống thanh nhàn , giản dị của mình , đồng thời qua đó thể hiện tính cách thanh minh , liêm bạch , không màng danh lợi , không màng một cuộc sống giàu sang , giàu có. Chỉ là một sự chân tình , đằm thắm của tình bạn cũng bù đắp được những thiếu hụt , thiếu thốn của vật chất : 
 	" Bác đến chơi đây , ta với ta ! "Câu cuối cùng vừa là câu hay nhất cũng vừa là câu có ý nghĩa nhất của bài thơ. Câu thơ nhấn mạnh từ " ta với ta " như muốn nói rằng tình bạn tri ân , tri kỉ không cần của cải vật chất mà chỉ cần tình bạn chân thực mà thôi. Nếu có tình bạn chân thực , nó sẽ vượt qua tất cả những gì thiếu thốn của vật chất , vượt qua hoàn cảnh khó khăn , thiếu thốn. Tình bạn của Nguyễn Khuyễn vẫn đẹp mãi , vẫn trong trắng mãi khi đôi bạn biết cảm thông chia sẻ cho nhau . Đây cũng là ý nghĩa chính của bài thơ , cô đọng cảm xúc mà lời văn vẫn khẳng định rõ ràng , mạch lạch tình bạn thân thiết , đằm thắm . 
	Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" không chỉ thoáng qua sự hóm hỉnh , dí dỏm của Nguyễn Khuyến mà còn là một nụ cười vui sướng hãnh diện khi mình có một tình bạn chân thành , một ông bạn già hiểu nỗi niềm của mình . Bài thơ không chỉ là niềm xúc động vô bờ bến của riêng Nguyễn Khuyến , mà còn là nỗi niềm xúc động của muôn triệu người dân Việt Nam.
Đề 5 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”
Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học trung đại, đó là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu nói thơ của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Điều đó thể hiện trong tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà". Ngay từ đầu, cảnh vật ở Đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thật hữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung cảnh hiện ra trong con mắt của người xa sứ mang theo vẻ buồn mênh mang với không gian rộng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang
  “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Câu thơ cho em cảm xúc bâng khuâng, niềm mong ước đặt chân đến miền đất xa sôi này. Nơi đã khơi gợi niềm cảm xúc nhớ nhà của nữ sĩ. Khung cảnh ấy bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng lại đượm buồn. Người phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo lối xưa đang hướng đôi mắt buồn nhìn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng êm. 
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà". Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Đến đây, em cảm nhận được một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê
 “Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia". Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng của nữ sĩ? Cảnh thể hiện kín đáo, nhẹ nhàng mà tha thiết, sâu sắc tình yêu, nỗi nhớ quê hương, gia đình.
   “Dừng chân đứng lại trời, non, nước.Một mảnh tình riêng, ta với ta". Tác giả đã khiến em nhận ra sự lẻ loi, bé nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao, nó diễn tả bà với chính mình, đó là sự cô đơn đến tột độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn toàn với “ta với ta” đầm ấm, vui tươi trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. 
Đọc bài thơ, em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc của tác giả và nhận thấy một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu nặng bà dành cho quê hương, đất nước. Em yêu thích ngòi bút ngôn ngữ rất mực trang nhã của bà Huyện Thanh Quan Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. 
Đề 6:Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Sông núi nước Nam” 
DÀN BÀI THAM KHẢO 
I. Mở bài 
- Giới thiệu : Từ ngày xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài Sông núi nước Namthể hiện rõ điều đó
- Ấn tượng chung : Đó là bài ca hào hùng về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc , là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta . Bài thơ viết bằng chữ Hán , bản dịch thơ như sau 
- Chép thơ :
“ Sông núi nước Nam , vua Nam ở 
Vằng vặc sách trời , chia xứ sở 
Gịăc d

File đính kèm:

  • docon tap lam van 7 hk 1.doc
Giáo án liên quan