Ôn tập chương 2 Nitơ - Photpho - Hóa 11

Câu 1. Chọn câu sai trong những câu sau:

A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng

B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất.

C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính kim loại mạnh nhất.

D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường.

Câu 2. Hợp chất hiđro của nguyên tố R có dạng RH3, oxit cao nhất của R chứa 43,66% khối lượng R. Nguyên tố R là:

A. N B. P C. V D. As

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập chương 2 Nitơ - Photpho - Hóa 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1. Chọn câu sai trong những câu sau:
A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng
B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất.
C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính kim loại mạnh nhất.
D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường.
Câu 2. Hợp chất hiđro của nguyên tố R có dạng RH3, oxit cao nhất của R chứa 43,66% khối lượng R. Nguyên tố R là:
A. N	B. P	C. V	D. As
Câu 3. Để điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm, người ta dung cách nào sau đây?
	A. Nhiệt phân muối amoni clorua	B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
	C. Nhiệt phân muối amoni nitrat	D. Cho kim loại tác dụng với HNO3 đặc nóng
Câu 4. Dãy nào sau đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiên tính oxi hoá và thể hiện tính khử khi tham gia phản ứng?
A. NH3, N2O5, N2, NO2	B. NH3, NO, HNO3, N2O5
C. N2O5, N2, N2O, NO	D. NO2, N2O3, N2, NO
Câu 5. Ở trạng thái cơ bản, các nguyên tử của các nguyên tố nhóm nitơ có số e độc thân là:
 A. 1	B. 3	 	C. 5	 D. 7
Câu 6. Số oxi hoá của N trong N2, NH4+, HNO3, NO2- lần lượt là:
A. 0, -3, +5, +4	B. 0, -4, +5, +4	 	C. 0, -3, +5, +3	 D. 0, -4, +5, +3
Câu 7: NH3 có những tính chất đặc trưng nào trong số các tính chất sau:
1) Hòa tan tốt trong nước. 	 	 2) Nặng hơn không khí. 3) Tác dụng với axit. 
4) Khử được một số oxit kim lọai.	5) Khử được hidro. 	 6) DD NH3 làm xanh quỳ tím. 
Những câu đúng là:
A. 1, 4, 6	B. 1, 2, 3	C. 1, 3, 4, 6	D. 2, 4, 5
Câu 8. Chất có thể làm khô khí NH3 là:
A. H2SO4 đặc	B. P2O5	C. CuSO4 khan	D. KOH rắn
Câu 9. Xét cân bằng N2(k) + 3H2 ⇋ 2NH3. Khi giảm thể tích thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?
A. chiều thuận	B. chiều nghịch	C. không chuyển dịch 	D. không xác định được
Câu 10. Cho PTHH: 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2
	Kết luận nào dưới đây là đúng?
	A. NH3 là chất khử	B. Cl2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
	C. NH3 là chất oxi hoá	D. Cl2 là chất khử
Câu 11. PTHH nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3:	
A. 4NH3 + 5O2 →4NO + 6H2O	B. NH3 + HCl →NH4Cl
C. 8NH3 + 3Cl2 →6NH4Cl + N2	D. 2NH3 + 3CuO →3Cu + N2 + 3H2O
Câu 12. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch nhôm clorua thì:
	A. xuất hiện kết tủa rồi kết tủa tan do Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính
	B. xuất hiện kết tủa rồi kết tủa tan do tạo phức
	C. xuất hiện kết tủa không tan trong dung dịch NH3 dư
D. xuất hiện kết tủa và có khí không màu không mùi thoát ra 
Câu 13. Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây?
	A. NH4NO3	B. N2	C. N2O5	D. NO2
Câu 14. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là:
A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. 
B. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
C. dung dịch chuyển sang màu xanh lục và có khí không màu thoát ra.
D. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra.
Câu 15. Khi cho kim loại tác dụng với HNO3 không tạo ra chất nào sau đây?
A. NH4NO3 	B. N2 	C. NO2 	D. N2O5
Câu 16. Phản ứng giữa FeCO3 và dd HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không mầu có một phần hoá nâu trong không khí.Hỗn hợp đó gồm :
 A. CO2 và NO2 	B. CO và NO 	C. CO2 và N2 	D. CO2 và NO
Câu 17. Phản ứng giữa FeCO3 và dd HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí có .Hỗn hợp khí gồm:
 A. CO2 và NO 	B. CO2 và NO2 	C. CO2 và N2 	D. A,C đúng.
Câu 18. Cho FeS tác dụng với HNO3 thấy tạo ra khí không mầu nhẹ hơn không khí.Sản phẩm của phản ứng là:
 A. Fe(NO3)3, N2, H2SO4,H2O. 	B. Fe(NO3)3, Fe2(SO4)3, N2,H2O
 C. Fe(NO3)3, N2, SO2 ,H2O 	D.A và B đúng.
Câu 19. Cho Al tác dụng với dd HNO3 loãng dư .Lấy sản phẩm cho tác dụng với dd NaOH thấy có khí thoát ra ,khí đó là:
A.NO B.H2 C.NH3 	D.không xác định được
Câu 20. Trong phòng thí nghiệm điều chế HNO3 bằng phản ứng:
NaNO3 + H2SO4 (đặc , t0) → HNO3 + NaHSO4
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
N2O5 + H2O → 2HNO3
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HNO3
Câu 21. Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra 3 oxit
	A. Axit nitric đặc và cacbon	B. Axit nitric đặc và đồng
	C. Axit nitric đặc và lưu huỳnh	D. Axit nitric đặc và bạc
Câu 22. N trong phân tử HNO3 có hóa trị là
	A. 3	B. 4	C. 5	D. +5
Câu 23. Muối nào trong số các muối sau, khi nhiệt phân tạo ra NH3
A. NH4HCO3	B. NH4NO2	C. NH4NO3	D. (NH4)2SO4
Câu 24. Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni?
	A. Muối amoni kém bền với nhiệt	B. Tất cả các muối amoni tan trong nước
	C. Các muối amoni đều là chất điện li manh	D. dd của muối amoni luôn có môi trường bazơ.
Câu 25. Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
 	A. Cu(NO3)2 , AgNO3 , NaNO3 	B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3
 	C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2 	D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
Câu 26 Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì:
	A. tạo khí có màu nâu	B. tạo dung dịch có màu vàng.
	C. Tạo ra kết tủa có màu vàng	D. Tạo khí không màu, hóa nâu trong không khí.
Câu 27. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được các sản phẩm là:
	A. FeO, NO2, O2	B. Fe2O3, NO2, O2	C. Fe2O3, NO2	D. Fe, NO2, O2
Câu 28 P trắng và P đỏ là hai dạng thù hình nên
	A. Đều có tính chất vật lí và tính chất hóa học như nhau	
B. Đều có cấu tạo phân tử như nhau
C. Đều dễ nong chảy và dễ bay hơi	
D. Đều tác dụng với Oxi tạo thành oxit
Câu 29. P trắng và P đỏ có cấu trúc theo thứ tự là
A. Polime , phân tử	B. Nguyên tử , phân tử	C. Phân tử , polime	D. Phân tử , nguyên tử
Câu 30. Dung dịch axit photphoric có các ion
A. H+ , PO43-	B. H+ , HPO42- , PO43- 	
C. H+ , H2PO4- , PO43-	D. H+, PO43- , HPO42-, H2PO4-
Câu 31. Cặp chất nào có thể xảy ra phản ứng
A. H3PO4 và S	B. Na và H3PO4	C. H3PO4 và SO2	D. H3PO4 và HNO3
Câu 32. Cho các dữ kiện sau: 	1. thể lỏng	2. dễ tan	3. có tings oxit hóa	
4. dễ nóng chảy	5. rất bền nhiệt	6. điện li trung bình
Chọn dữ kiện đúng liên quan đến axit photphoric
A. 1 ,4 ,6	B. 2 , 4, 6	C. 2 , 3, ,5	D. 1 , 2, ,6
Câu 33. Chọn muối dễ tan trong nước nhất
A. Ca3(PO4)2	B. CaHPO4	C. Ca(H2PO4)2	D. CaHPO4.H2O
Câu 34. Dãy nào sau đây gồm tất cả các muối ít tan trong nước?
A. AgNO3 , Na3PO4 , CaHPO4 , CaSO4	B. AgI , CuS , BaHPO4 , Ca3(PO4)2
C. AgCl , PbS , Ba(H2PO4)2 , Ca(NO3)2	C. AgF , CuSO4 , BaCO3 , Ca(H2PO4)2
Câu 35. Hầu hết các loại phân đạm amoni: NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4 thích hợp cho các loại đất ít chua là do
A. muối amoni thủy phân tạo môi trường bazơ. 
B. muối amoni thủy phân tạo môi trường axit.
C. muối amoni thủy phân tạo môi trường trung tính. 
D. muối amoni không thủy phân.
Câu 36. Phân bón nào sau đây có độ dinh dưỡng cao nhất?
A. NH4Cl	B. NH4NO3	C. (NH4)2SO4	D. (NH2)2CO
Câu 37. Câu trả lời sau không đúng:
A. Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây. 
B. Phân lân cung cấp photpho hóa hợp cho cây.
C. Phân kali cung cấp kali hóa hợp cho cây. 
D. Phân phức hợp cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây.
Câu 38. Thành phần hóa học chính của supephotphat đơn là
A. Ca3(PO4)2	B. Ca(H2PO4)2	C. Ca(H2PO4)2 và CaSO4	D. CaHPO4
Câu 39. Cho phương trình phản ứng sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2NO2 + H2O.
Hệ số cân bằng của phản ứng là:
A. 3; 16; 3; 1; 2; 8 B. 1; 12; 1; 3; 6; 6
C. 5; 24; 5; 3; 6; 12	D. Đáp án khác.
Câu 40. Phương trình phản ứng Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. Có tổng hệ số các chất tham gia là
	A. 10	B. 12	C. 14	D. 16
Câu 41. Để nhận biết 4 lọ chứa các dung dịch Na2S , NaCl , Na3PO4 , NaNO3 chỉ cần dùng
A. BaCl2	B . AgNO3	C. quỳ tím	D. HCl
Câu 42. Chỉ dung dd chất nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch không màu (NH4)2SO4, NH4Cl và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn?
	A. NaOH	B. BaCl2	C. AgNO3	D. Ba(OH)2
Câu 43. Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50% thì thể tích H2 cần dung ở cùng điều kiện là:
	A. 4 lít	B. 6 lít	C. 8 lít	D. 12 lít	
Câu 44. Để điều chế 2 lít khí NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì số lít khí N2 cần dung ở cùng điều kiện là
A. 8	B. 2	 C. 4	 D. 1
Câu 45.Cho 19,5 gam một kim loại M hóa trị n tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc). M là kim loại:	
	A. Mg	B. Cu	C. Fe	D. Zn
Câu 46. Hoà tan 1,84 gam hh Fe và Mg trong lượng dư dd HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đkc). Số mol Fe và Mg trong hh lần lượt là:
A. 0,01 mol và 0,03 mol	B. 0,02 mol và 0,03 mol
C. 0,03 mol và 0,02 mol	D. 0,03 mol và 0,03 mol
Câu 47 Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn Y. Giá trị của m là:
A. 4 gam	B. 2 gam	C. 9,4 gam	D. 1,88 gam
Câu 48 Cho 6,4 gam Cu vào 120 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thu được dung dịch A 
 và V lít NO duy nhất (đktc).
 a, Giá trị của V là:	
	A. 0,672 lít	B. 0,896 lít	C. 1,344 lít 	D. 1,92 lít
Câu 49. Số ml dd NaOH 1M trộn lẫn với 50ml dd H3PO4 1M để thu được muối trung hoà là bao nhiêu?
A.150ml 	B.100ml 	C.200ml 	D.112ml.

File đính kèm:

  • docBai tap trac nghiem on kiem tra 1tietchuong2NitoPhotpho.doc
Giáo án liên quan