Ôn tập chương 2: Nitơ – Photpho

Dạng 1: Bài tập nhận biết và tách chất

VD1: Có 5 lọ mất nhãn đựng các khí sau: CO2, SO2, Cl2, O2 và N2. Hãy nhận biết lọ đựng khí N2?

VD2: Bằng phương pháp hóa học hãy tách N2 ra khỏi hỗn hợp các khí sau: CO2, SO2, Cl2, H2S và N2.

VD3: Có 5 lọ đựng khí riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2 và O2. Bằng phương pháp hóa học hãy xác định lọ đựng khí NH3?

Dạng 2: Bài tập về chất khí

1. Bài tập về hiệu suất phản ứng

VD1: Cho 4 lít khí N2 và 14 lít khí H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích 16,4 lít. Tính thể tích khí NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng? Biết thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Đ/s: V (NH3) = 1,6 l ; H = 20%

VD2: Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 (đo ở đktc) để điều chế được 51g NH3 biết hiệu suất của phản ứng là 50%. Đ/s: V (N2) = 67,2 l ; V(H2) = 201,6 l

VD3: Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 33,6 lít khí NH3? Biết thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, hiệu suất của phản ứng là 25%.

 Đ/s: V(N2) = 67,2 l ; V(H2) = 201,6 l

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập chương 2: Nitơ – Photpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dung tích 5 lít có chứa 7g N2. Tính áp suất của khí trong bình, coi nhiệt độ của nó là 0oC.	Đ/s: P = 1,12 (atm)
VD2: Trộn 3 lít NO với 10 lít không khí. Tính thể tích NO2 tạo thành và thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng? Biết O2 chiếm 1/5 thể tích không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện.	Đ/s: V(NO2) = 3 l ; Vhh = 11,5 l
VD3: Trộn 50ml hỗn hợp NO và N2 với 25ml không khí, thu được hỗn hợp khí có thể tích bằng 70ml. Thêm vào hỗn hợp này 145ml không khis thì thể tích bằng 200ml. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp ban đầu? Biết O2 chiếm 1/5 thể tích không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện. 	Đ/s: %NO = 80% ; %N2 = 20%
VD4: Cho 1,5 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 16g CuO nung nóng thu được một chất rắn X. 
Tính khối lượng CuO đã phản ứng?	Đ/s: m = 8g 
Tính thể tích dd HCl 2M đủ để tác dụng với X?	VHCl = 0,1 l
VD5: Dẫn 1,344 lít khí NH3 vào bình có chứa 0,672 lít khí Cl2 (thể tích các khí được đo ở đktc).
Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng? 
Đ/s: %N2 = 33,3%; %HCl = 66,7%
Tính khối lượng của muối NH4Cl thu đựoc sau phản ứng? 	 Đ/s: m (NH4Cl) = 2,14g
VD6: Hỗn hợp A gồm 3 khí NH3, N2 và H2. Dẫn A vào bình có nhiệt độ cao. Sau phản ứng phân hủy NH3 ( coi như hoàn toàn) thu đựoc hỗn hợp khí B có thể tích tăng 25% so với khí A. Dẫn B đi qua ống đựng CuO nung nóng sau đó loại được nước thì chỉ còn lại một chất khí có thể tích giảm 75% so với B. Tính thành phần % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp A?
	Đ/s: %NH3 = 25%; %H2 = 56,25%; %N2 = 18,75%
Bài tập về tỉ khối hơi
VD1: Một oxit của Nitơ có công thức tổng quát là NxOy. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 23. Xác định công thức phân tử của oxit trên biết oxi chiếm 69,55% về khối lượng. Đ/s: NO2
VD2: Một oxit của Nitơ có công thức tổng quát là NxOy. Tỉ khối hơi của A so với O2 là 2,875. Xác định công thức phân tử của oxit trên biết Nitơ chiếm 30,435% về khối lượng. Đ/s: N2O4
VD3: Ở nhiệt độ và áp suất nhất định, 2 phân tử A hóa hợp với nhau tạo thành một phân tử B (A và B lần lượt là NO2 và N2O4). Biết rằng khi đó hỗn hợp khí (hai oxit A và B) có tỉ khối hơi so với không khí bằng 1,752. Tính tỉ lệ phần trăm số mol A đã hóa hợp thành B? Đ/s: 18,8%
Dạng 3: Bài tập về dung dịch NH3 và muối NH4+
VD1: Hòa tan 4,48 lít khí NH3 (đktc) vào lượng nước vừa đủ 100ml dd. Cho vào dd này 100ml ddH2SO4 1M. Tính nồng độ mol/l của các ion NH4+, SO42- và muối (NH4)2SO4 trong dd thu được?
VD2: a) Tính nồng độ mol/l của dd NH3 20% ( khối lượng riêng D=0,925g/ml)? Đ/s: 10,9M
b) Trong 50g dd này có hòa tan bao nhiêu lít NH3 (đo ở đktc)? Đ/s: 13,22 l
VD3: Cho dd KOH đến dư vào 50ml dd (NH4)2SO4 1M. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc? Đ/s: 2,24 l
VD4: Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của phản ứng giữa dd NH4Br với các dd sau: KOH, Ca(OH)2, AgNO3.
VD5: Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của phản ứng giữa (NH4)3PO4 với các dd sau: NaOH, Ba(OH)2 và dd CaCl2.
VD6: Cho dd NH3 đến dư vào 200ml dd Al2(SO4)3 . Lọc lấy kết tủa cho vào 10ml dd NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. Tính nồng độ mol/l của dd Al2(SO4)3? Đ/s: 0,5M
VD7: Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50ml đA có chứa các ion NH4+, SO42- và NO3-. Có 11,65g một chất kết tủa được tạo ra và đun nóng thì có 4,48 lít một chất khí thoát ra (đktc).
Viết PTPT và PT ion thu gọn của các phản ứng?
Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dd A? 
Đ/s: nồng độ của (NH4)2SO4 = 1M, của NH4NO3 = 2M.
VD8: a) Ngay ở nhiệt độ thường (NH4)2CO3 đã phân hủy dần thành NH4HCO3. Viết phương trình phản ứng phân hủy. 
b) Một hỗn hợp 2 muối này được đun nóng cho NH3 và CO2 thoát ra theo tỉ lệ : = 6 : 5. Tính tỉ lệ % số mol của 2 muối trong hỗn hợp?
	Đ/s: %(NH4)2CO3 = 20% và %NH4HCO3 = 80%.
Dạng 4: Bài tập về axit HNO3
VD1: Hoàn thành các phản ứng sau:
Al + HNO3 NO2 + . . . 	g) FeO + HNO3 NO2 + . . . 
Al + HNO3 N2O + . . . 	h) Fe3O4 + HNO3 NO2 + . . . 
Ag + HNO3 đặc . . . 	i) FexOy + HNO3 NO2 + . . . 
Cu + HNO3 (loãng) . . .	k) Fe + HNO3 NxOy + . . . 
Pb + HNO3 (đặc) . . . 	l) Mg + HNO3 NH4NO3 + . . . .
Fe + HNO3 (loãng) NO + . . .	m) Zn + HNO3 N2 + . . . 
n) Al + HNO3 NO + NO2 + . . . 
VD2: Hỗn hợp A gồm 2 KL: Al và Cu. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1 cho vào dd HNO3 đặc, nguội thì có 8,96 lít khí màu nâu đỏ thoát ra.
Phần 2 cho vào dd HCl dư tì thấy có 6,72 lít khí H2 thoát ra.
Xác định thành phần trăm về khối lượng của mỗi KL trong hỗn hợp A. Biết thể tích các khí được đo ở đktc.
VD3: Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng, lấy dư thì thu được 6,72 lít khí NO thoát ra (đktc). Tính % khối lượng mỗi KL trong hỗn hợp ban đầu.
VD4: Nung một lượng muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại, để nguội và đem cân thì thấy khối lượng giảm đi 54g.
Tính khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân hủy?
Tính thê tích các khí thóat ra (đktc)?
VD5: Cho 60g hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong 3 lít dd HNO3 1M thu được 13,44 lít khí NO (đktc).
Tính hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp ban đầu?
Tính nồng độ mol/l của muối và axit trong dd thu được? Biết thể tích của dd thay đổi không đáng kể.
VD6: Có 34,8g hỗn hợp Al, Fe và Cu. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dd HNO3 đặc, nguội thì có 4,48 lit khí thoát ra. Phần 2 cho vào dd HCl dư thì có 8,96 lít khí thoát ra. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? Biết các khí được đo ở đktc.
VD7: Cho 6,4g bột S vào 154ml dd HNO3 60% ( khối lượng riêng D = 1,367 g/ml). Đun nóng nhẹ, lưu huỳnh tan hết và có khí NO2 thoát ra. Tính nồng độ % của các axit trong dd thu được sau phản ứng?
VD8: Cho 8,32g Cu tác dụng vừa đủ với 240ml dd HNO3 thu được 4,928 lít hỗn hợp khí NO và NO2 thoát ra (đktc).
Tính số mol mỗi khí thoát ra?
Tính nồng độ mol/l của dd ban đầu?
VD9: Cho 13,5g Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dd HNO3 thấy thoát ra một hỗn hợp gồm 2 khí NO và N2O. Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với Hiđro bằng 19,2. 
Tính số mol mối khí tạo thành?
Tính nồng độ mol/l của dd axit ban đầu?
VD10: Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với hỗn hợp Zn và ZnO tạo ra dd có chứa 8g NH4NO3 và 113,4g Zn(NO3)2. Tính thành phần khối lượng hỗn hợp?
VD11: Nung nóng 66,2g Pb(NO3)2 thu được 55,4g chất rắn.
Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy?
Tính số mol các khí thoát ra?
VD12: Người ta dùng hết 56 m3 NH3 (đktc) để điều chế HNO3. Tính khối lượng HNO3 40% thu được biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hóa thành HNO3.
VD13: Nung nóng 17,3g hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào 89,2ml nước thì còn dư 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ. (Lượng oxi hòa tan không đáng kể).
Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?
Tính nồng độ phần trăm của dd axit?
Dạng 5: Bài tập về photpho, axit photphoric và muối photphat
VD1: Viết các PTPƯ xảy ra khi điều chế H3PO4 từ P. Nếu có 6,2 kg P thì điều chế được bao nhiêu lít dd H3PO4 2M?	Đ/s: 100 lít
VD2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt dd HCl, HNO3 và H3PO4?
VD3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dd sau: NaNO3, Na3PO4, NaCl, Na2S?
VD4: a) Để thu được muối trung hòa cần lấy bao nhiêu ml dd NaOH 1M trộn với 50ml dd H3PO4 1M? 
Đ/s: 0,15 (l)
b) Trộn lẫn 100ml dd NaOH 1M với 50ml dd H3PO4 1M. Tính nồng độ mol/l của dd muối thu được?
	Đ/s: = 0,33(M)
VD5: Đôt cháy hoàn toàn 15,5g P rồi hòa tan sản phẩm vào 200g nước. Tính nồng độ % của dd axit thu được?
	Đ/s: C% (H3PO4) = 20,8 (%)
VD6: Cần lấy bao nhiêu tấn quặng photphorit loại có chứa 65% Ca3(PO4)2 để điều chế được 150kg P? Biết rằng lượng P hao hụt trong quá trình sản xuất là 3%.	Đ/s: 1,189 (tấn)
VD7: Đốt cháy hoàn toàn 6,8g một hợp chất của P thu được 14,2g P2O5 và 5,4g nước. Cho các sản phẩm vào 50g dd NaOH 32%.
Xác định công thức hóa học của hợp chất?	Đ/s: NH3
Tính nồng độ % của dd muối thu được?	Đ/s: C% (Na2HPO4) = 41(%)
VD8: Một loại quặng apatit có chứa 42,23% P2O5, 50,03% Cao và 7,74% CaF2. Viết công thức biểu diễn thành phần của quặng dưới dạng 2 loại muối?	Đ/s: 3P2O5.9CaO.CaF2 hoặc 3Ca3(PO4)2.CaF2
VD9: Dùng P2O5 để làm mất nước của một axit A thì thu được một chất rắn màu trắng B. Biết rằng B dễ phân hủy thành 2 chất khí mà khi được hấp thụ vào nước thì lại tạo thành A. Hãy xác định A và B, viết các phương trình phản ứng và giải thích?	Đ/s: A là HNO3 và B là N2O5
VD10: Cần lấy bao nhiêu g NaOH cho vào dd H3PO4 để thu được 2,84g Na2HPO4 và 6,56g Na3PO4?
	Đ/s: = 6,4 (g)
VD11: Cho dd có chứa 11,76g H3Po4 vào dd có chứa 16,8g KOH. Tính khối lượng các muối thu được sau khi làm bay hơi dd?	 = 10,44 (g); = 12,72 (g)
VD12: Cho dd có chứa 39,2g H3PO4 vào dd có chứa 44g NaOH. Tính khối lượng mỗi muối thu được sau khi cô cạn dd?	Đ/s: 14,2g Na2HPO4 và 49,2g Na3PO4
VD13: Cho 21,3g P2O5 vào dd có chứa 16g NaOH, thêm nước vào cho vừa đủ 400ml. Tính nồng độ mol/l của các muối trong dd thu được?	Đ/s: = 0,5(M); = 0,25(M)
VD14: Hoàn thành các phản ứng sau:
Na3PO4 + Ba(NO3)2 ?
K3PO4 + MgCl2 ?
Ca(H2PO4)2 + CaHPO4 ?
K2HPO4 + KOH ?
H3PO4 + Na2HPO4 ?
VD15: Trộn 200g dd K2HPO4 17,4% với 100g dd H3PO4 98%. Tính nồng độ % của 2 muối photphat trong dd thu được?	Đ/s: C% (K2HPO4) = 5,8(%); C% (KH2PO4) = 9,1(%)
VD16: Hòa tan 20g hỗn hợp gồm BaSO4, Ca3(PO4)2, Na3PO4 và CaCO3 vào nước. Phần không tan có khối lượng là 18g được lọc riêng và cho vào dd HCl dư thì tan được 15g và có 2,24l khí thoát ra (đktc). Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?	Đ/s: = 2(g); = 3(g); = 10(g); = 5(g)
Dạng 6: Bài tập về phân bón hóa học
VD1: Trên thực tế, phân đạm NH4Cl thường chỉ có 23%N.
Tính khối lượng phân bón đủ cung cấp 60kg N?	Đ/s: 261(kg)
Tính hàm lượng % của NH4Cl trong phân bón?	Đ/s: 87,9(%)
VD2: Một thứ bột quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Tính khối lượng P2O5 tương ứng với 10 tấn bột quặng?	Đ/s: 1,603 (tấn)
VD3: Phân lân Supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Tính hàm lượng % của Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó?	Đ/s: 65,9(%)
VD4: Phân Kali sản xuất được từ quặng sinvinit thường chỉ có 50% K2O. Tính hàm lượng % của KCl trong phân bón đó?	Đ/s: 79,2(%)
VD5: Để điều chế phân bón Amophot đã dùng hết 6000 mol H3P

File đính kèm:

  • docbai tap chuong 2 lop 11.doc
Giáo án liên quan