Nuôi rắn hổ mang theo quy mô gia đình (môn: Sinh học 7)

Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát (Đa dạng của Bò sát, đặc điểm chung và vai trò)

Bài 61, 62: Thực hành: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương.

Các tài liệu tham khảo liên quan

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi rắn hổ mang theo quy mô gia đình (môn: Sinh học 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NUÔI RẮN HỔ MANG THEO QUY MÔ GIA ĐÌNH
(Môn: Sinh học 7)
Đơn vị : Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc 
Các thành viên của nhóm (ghi tên, chức vụ, công việc)
TT
Họ và tên
Nhiệm vụ
1
Đỗ Đức Chiến
Nhóm trưởng (mục 5)
2
Nguyễn Thị Thu
Thư kí (mục 1
3
Lý Toán
Hoàn thiện mục 2
4
Lê Hồng Minh
Hoàn thiện mục 3
5
Phạm Thị Thúy Vy
Hoàn thiện mục 4
1. Xác định mạch kiến thức của chủ đề 
1.1. Các bài liên quan của chủ đề
Sinh học 7
Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát (Đa dạng của Bò sát, đặc điểm chung và vai trò)
Bài 61, 62: Thực hành: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương.
Các tài liệu tham khảo liên quan
Sinh học 9
Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật (Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật)
Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Bài 47. Quần thể sinh vật (đặc trưng cơ bản của quần thể)
Công nghệ 7
Bài …: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
Địa Lý (địa lí địa phương)
Khoa học Y – Dược (nọc độc của rắn hổ mang)
2. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề
Cơ sở khoa học
Vận dụng thực tiễn
1. Đời sống 
2. Cấu tạo của rắn hổ mang
2.1. Cấu tạo ngoài
2.2. Cấu tạo trong
3. Đa dạng của bò sát
4. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
5. Vai trò
Biết cách tạo ra môi trường sống thích hợp đối với rắn hổ mang.
Phân biệt rắn hổ mang với các loài bò sát khác.
Xác định được vị trí phân loại.
Tập xây dựng mô hình chăn nuôi hiệu quả trong hộ gia đình
Bảo tồn loài rắn hổ mang trong điều kiện nuôi.
Tìm hiểu các sản phẩm từ rắn
Đề xuất các biện pháp thúc đẩy các hoạt động thương mại.
3. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề
3.1. Các năng lực chung
	3.1.1.NL tự học (NL quan trọng nhất)
HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là: Đề xuất được các giải pháp nuôi rắn hổ mang đạt hiệu quả kinh tế cao.
HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề
3.1.2. NL giải quyết vấn đề
HS phát hiện được tình huống có vấn đề: tại sao rắn lại bị chết nhiều khi trời rét? Tại sao phải sơ cứu nhanh khi bị rắn độc cắn? 
Thu thập thông tin liên qua dến các vấn đề trên từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong nuôi rắn.
HS phân tích được các giải pháp từ đó chọn ra các giải pháp tối ưu.
NL tư duy sáng tạo
HS phân tích, tóm tắt được các thông tin thu được về rắn từ nhiều nguồn khác nhau.
Đề xuất được ý tưởng: nuôi rắn hổ mang để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hình thành quy trình nuôi rắn hổ mang.
NL tự quản lý
Quản lí bản thân: Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động học tập của bản thân; biết làm việc độc lập khi nghiên cứu tài liệu; lập thời gian biểu để thực hiện.
Quản lí nhóm: HS biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
1. 5. NL giao tiếp
Xác định đúng các hình thức giao tiếp: 
	 Xác định được mục đích giao tiếp từ đó thiết kế và thực hiện các mẫu phỏng vấn thực tế ở các hộ gia đình...
3.1.6.NL hợp tác
Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong các nhóm nghiên cứu...
3.1.7.NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
	- HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: internet, báo chí,.... về rắn hổ mang.
	- Trình chiếu ppt báo cáo kết quả nghiên cứu.
3.1.8.NL ngôn ngữ
- Nói, viết, trình bày khoa học
3.1.9. Năng lực tính toán
- Có kỹ năng đo lường, ước tính.
3.2. Các năng lực chuyên biệt 
3.2. 1. Quan sát cấu tạo, tập tính, sự tăng trưởng, sinh sản của rắn
3.2. 2. Đo đạc kích thước, đo nhiệt độ, độ ẩm,
3.2. 3. Phân loại, phân biệt rắn hổ mang với các loài rắn khác, rắn độc với rắn lành.
3.2. 4. Sử dụng công nghệ thông tin xử lí, tính toán các số liệu về kích thước, trọng lượng rắn, hiệu quả chăn nuôi, hạch toán kinh tế và truyền thông để quảng bá sản phẩm từ rắn.
3.2. 5. Đưa ra các tiên đoán.
 Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề 
Nội dung 
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
(sử dụng các động từ trong bảng phần phụ lục)
Các NL hướng tới trong chủ đề
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO 
1. Đời sống 
- Mô tả đặc điểm về đời sống của rắn hổ mang
(6)
 Giải thích đặc điểm về đời sống của rắn hổ mang.
(7)
 Tập xây dựng các điều kiện sống thuận lợi của rắn hổ mang
(8.1)
Đề xuất được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc rắn hổ mang để đạt năng suất cao.(8.2)
Quan sát tập tính, tìm kiếm mối liên hệ giữa điều kiện sống với sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản; đo đạc: cân đo trọng lượng, kích thước cơ thể.
2. Cấu tạo của rắn hổ mang
Mô tả cấu tạo của rắn hổ mang.
(3.1)
Giải thích đặc điểm cấu tạo của rắn hổ mang phù hợp với môi trường sống
(1.1)
Nhận dạng được rắn hổ mang. Xác định được vết rắn độc cắn.
(1.2,3.2)
- Biết cách lấy nọc rắn. 
- Vận dụng thiết kế chuồng nuôi và chăm sóc rắn. 
- Sơ cứu khi bị rắn độc cắn.(3.3)
Quan sát cấu tạo, phân biệt rắn hổ mang với các loại rắn khác.
3. Đa dạng của bò sát
-Vẽ sơ đồ giới thiệu những đại diện của bò sát
()
- Giải thích được vì sao rắn hổ mang lại được xếp vào lớp bò sát. 
- Xác định vị trí phân loại của rắn trong lớp bò sát.
- Chỉ ra được các đặc điểm chung của lớp bò sát
Quan sát, phân loại, tìm kiếm mối liên hệ, xử lí và trình bày thông tin.
4. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản 
- Liệt kê được các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
- Giải thích được vì sao các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản. (2.1,2.2)
- Điều chỉnh mật độ và tỉ lệ đực cái hợp lí.
(2.2)
-Đề xuất các biện pháp hạn chế được rủi ro trong chăn nuôi.
Quan sát chuồng nuôi, đo nhiệt độ, độ ẩm, tìm kiếm mối liên hệ, tính toán số lượng cá thể trong chuồng nuôi, xử lí và trình bày số liệu.
5. Vai trò
-Trình bày các vai trò quan trọng của rắn
 - Khái quát được các vai trò quan trọng của rắn đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình và địa phương.
- Ví dụ minh họa cho từng vai trò của rắn.
- Đưa ra các giải pháp để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quan sát các sản phẩm từ rắn, tính toán lợi nhuận kinh tế từ rắn. Đưa ra các tiên đoán.
4. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả
Bài 1. Bạn Nam đến chơi vườn Bách thú và chụp được rất nhiều các ảnh về các loài rắn (ảnh dưới). Em hãy quan sát các bức ảnh trên và cho biết:
Hình 1	Hình 2
	Hình 3	Hình 4
	Câu 1: Bức ảnh nào chụp về rắn hổ mang?
	Câu 2: Trong các loài rắn trên, đâu là rắn độc, rắn lành?
Bài 2. Gia đình ông Minh mới bắt đầu nuôi rắn hổ mang sau một thời gian nuôi ông thấy một số con rắn bị chết. 
	Câu 1: Theo em rắn bị chết có thể do những nguyên nhân nào? 
	Câu 2: Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu? Giải thích.
	Câu 3: Em hãy đưa ra các giải pháp để khắc phục hiện tượng trên.
Bài 3: Chủ nhật vừa rồi Lan cùng các bạn đi picnic ở vườn quốc gia Tam Đảo, trên đường xuống Thác Bạc chơi một bạn trong nhóm không may bị rắn cắn.
	Câu 1: Em hãy cho biết vết cắn là của rắn độc hay rắn lành? 
	Câu2: Nếu vết cắn do rắn độc cắn, em sẽ làm gì để giúp bạn? 
	Câu 3: Giải thích tại sao em lại làm như thế?
Bài 4: Giả sử gia đình em nuôi rất nhiều rắn hổ mang đến thời kì xuất chuồng vào mùa đông mà chưa bán được.
	Câu 1: Em có giải pháp gì để giúp bố mẹ em tháo gỡ khó khăn này?
	Câu 2: Giải thích tại sao lại đưa ra các giải pháp đó.
Bài 5:
 Hình ảnh
Hình 1: Thức ăn từ rắn
Hình 2: Rượu rắn
Hình 3: Cao rắn
Hình 4: Sản phẩm chế biến từ nọc rắn
	Câu 1: Lợi ích của nghề nuôi rắn.
	Câu 2: 
Bài 6: Những động vật nào là thức ăn của rắn hổ mang?
Gà con, ếch, chuột, cóc.
Gà con, ếch, chuột, ốc sên.
Chuột, mèo, thỏ.
Sâu, ếch, rắn ráo.
Bài 7: Tại sao rắn hay trú đông?
Bài 8: Trong quá trình nuôi rắn và cho rắn sinh sản cô Mai đã theo dõi và thu được kết quả như sau:
STT
Nhiệt độ
Số lượng trứng
Tỉ lệ nở
1
100 C
10
0
2
150 C
10
0
3
200 C
10
0
4
250 C
10
3
5
300 C
10
10
 Câu 1: Thông qua bảng số liệu trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và tỉ lệ trứng nở?
Câu 2: Em sẽ làm gì để tỉ lệ trứng nở là cao nhất?

File đính kèm:

  • docDoi moi KTDG 2014 huyen Tam Duong.doc