Nội dung ôn tập kiểm tra học kì I môn: Hóa học – Lớp 9

A. LÝ THUYẾT:

1) a/ Định nghĩa, phân loại oxít và tính chất hóa học của oxít axít, oxít bazơ? cho vd.

 b/ Viết 3 CTHH và tên gọi của oxít bazơ, oxít axít?

 c/ Viết PTHH điều chế Canxi oxít (CaO) và Lưu huỳnh đi oxít (SO2).

a/* Định nghĩa: oxít là hợp chất của oxi với 1 nguyên tố hóa học khác.

 * Phân loại: oxít axít (CO2), oxít bazơ (CuO), oxít lưỡng tính (ZnO) và oxít trung tính (CO).

 * Tính chất hóa học:

 

doc6 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập kiểm tra học kì I môn: Hóa học – Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính chất hóa học của HCl & H2SO4 loãng? Cho vd minh họa?
*Tính chất hóa học của HCl:
1) Dd HCl làm quì tím à đỏ 
2) Tác dụng với kim loại à Muối + H2 
Vd: Zn(r) + 2HCl(dd) à ZnCl2(dd) + H2(k)
3) Tác dụng với bazơ à Muối + nước 
Vd: HCl(dd) + KOH(dd) à KCl(dd) + H2O(l)
4) Tác dụng với oxít bazơ à muối + nước 
Vd: 2HCl(dd) + BaO(r) à BaCl2(dd) + H2O(l)
5) Tác dụng với muối à muối mới + axít mới 
Vd: HCl(dd) + AgNO3(dd) à AgCl (r) + HNO3(dd)
*Tính chất hóa học của H2SO4 loãng: 
1) Dd H2SO4 loãng làm quì tím à đỏ 
2) Tác dụng với kim loại à Muối + H2 
Vd: Mg(r) + H2SO4(dd) à ZnSO4(dd) + H2(k)
3) Tác dụng với bazơ à Muối + nước 
Vd: H2SO4(dd) + 2NaOH(dd) à Na2SO4(dd) + 2H2O(l)
4) Tác dụng với oxít bazơ à muối + nước 
Vd: H2SO4(dd) + CaO(r) à CaSO4(dd) + H2O(l)
5) Tác dụng với muối à muối mới + axít mới 
Vd: H2SO4(dd) + BaCl2(dd) à BaSO4(r) + 2HCl(dd)
4) Sản xuất axít sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axít sunfuric và dẫn ra những PƯHH ?
* Trong công nghiệp axít sufuric được sản xuất từ nguyên liệu: lưu huỳnh (hoặc quặng pirit), không khí và nước.
* Mục đích của mỗi công đoạn và PTPƯ:
- Sản xuất SO2 bằng cách đốt S trong không khí: S(r) + O2(k) SO2(k)
- Sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa SO2: 2SO2 (r) + O2(k) 2SO3(k)
- Sản xuất H2SO4 bằng cách cho SO3 tác dụng với nước: SO3(k) + H2O(l) H2SO4(dd)
5) Nêu tính chất hóa học của bazơ? Cho ví dụ minh họa. 
1) Dd bazơ làm quì tím à xanh
Làm phênolphtalein không màu à hồng.
2) Bazơ tác dụng với axít à muối + nước 
Vd: NaOH(dd) + HCl(dd) à NaCl(dd) + H2O(l) 
3) Dd bazơ tác dụng với oxít axít à muối + nước
Vd: KOH(dd) + SO2(k) à K2SO3(dd) + H2O(l)
4) Dd bazơ tác dụng với dd muối à muối mới + bazơ mới.
Vd: 2NaOH(dd) + CuCl2(dd) à Cu(OH)2(r) + 2NaCl(dd)
5) Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ à oxít tương ứng + nước
Vd: Cu(OH)2(r) CuO(r) + H2O(l).
6) Nêu tính chất hóa học của NaOH? Cho ví dụ minh họa? Viết PTHH điều chế NaOH.
* Tính chất hóa học của NaOH:
1) Dd NaOH làm quì tím à xanh
Làm phênolphtalein không màu à hồng.
2) Tác dụng với axít à muối + nước 
Vd: NaOH(dd) + HCl(dd) à NaCl(dd) + H2O(l) 
3) Tác dụng với oxít axít à muối + nước
Vd: NaOH(dd) + SO2(k) à Na2SO3(dd) + H2O(l)
4) Tác dụng với dd muối à muối mới + bazơ mới.
Vd: 2NaOH(dd) + CuCl2(dd) à Cu(OH)2(r) + 2NaCl(dd)
điện phân có màng ngăn
* PTHH điều chế NaOH: 
 NaCl(dd) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k) + Cl2(k)
7) Nêu tính chất hóa học của muối? Cho ví dụ minh họa.
1. Tác dụng với kim loại: à muối mới + kim loại mới
Fe(r) + CuSO4(dd) ®FeSO4(dd) + Cu(r)
 Ø Lưu ý: Kim loại đứng trước H trong dãy HĐHH của kim loại
2. Tác dụng với axit: à muối mới + axit mới
BaCl2(dd)+H2SO4(dd)® BaSO4(r) + 2HCl(dd)
Na2CO3(dd) + 2HCl(dd) ® 2NaCl(dd) + H2O(l) + CO2(k)
Ø Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan hoặc chất khí.
3. Tác dụng với bazơ: à muối mới + bazơ mới CuSO4(dd)+2NaOH(dd)®Cu(OH)2(r)+Na2SO4(dd) 
Ø Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan.
4. Tác dụng với muối: à 2 muối mới
Vd: NaCl(dd)+AgNO3(dd)®AgCl(r) +NaNO3(dd)
Ø Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan.
5. Phản ứng nhiệt phân hủy:
 t0
Một số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao:
Vd: CaCO3(r) ® CaO(r) + CO2(k)
 8) Phản ứng trao đổi là gì ? Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
* Phản ứng trao đổi: là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
 * Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra: Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Ø Lưu ý: Phản ứng trung hòa cũng là phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
9) Kể tên những loại phân bón hóa học thường dùng? Mỗi loại cho 2 ví dụ gồm tên & CTHH. 
Những loại phân bón hóa học thường dùng:
* Phân bón đơn:
- Phân đạm: amoni nitrát (NH4NO3); amoni sunfát (NH4)2SO4
- Phân lân: canxi phot phat Ca3(PO4)2 ; canxi đi hiđro cacbonat Ca(H2PO4)2
- Phân kali: kali clo rua KCl; kali sunfat K2SO4
* Phân bón kép: kali nitrat KNO3; amoni hiđrô phot phat (NH4)2HPO4 
10) Tính chất vật lý chung của kim loại & ứng dụng tương ứng của những tính chất đó? 
- Tính dẻo: tạo nên các đồ vật khác nhau (lon nước ngọt, giấy gói kẹo...)
- Tính dẫn nhiệt: làm dụng cụ đun nấu (xoong, ấm, chảo...)
- Tính dẫn điện: làm dây dẫn điện.
- Có ánh kim: làm đồ trang sức (dây chuyền, vòng đeo tay, nhẫn...)
11) Nêu tính chất hóa học của kim loại? Cho ví dụ minh họa.
Tác dụng với phi kim: Thường ở nhiệt độ cao.
 t0
­ Với khí oxi: Tạo oxit.
Vd: 3Fe(r) + 2O2(k) ® Fe3O4(r) 
 t0
­ Với các phi kim khác (Cl2, S, ): Tạo muối.
 t0
Vd: 2Na(r) + Cl2(k) ® 2NaCl(r)
 Fe(r) + S(r) ® FeS(r)
Tác dụng với dd axit:
Kim loại đứng trước H (trong dãy HĐHH của kim loại) + dd axit (HCl, H2SO4 loãng) à muối + H2
Vd: 2Al(r) +3H2SO4(dd)® Al2(SO4)3(dd) +3H2(k)
Ø H2SO4 đặc và HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au).
Tác dụng với nước:
Một số kim loại (Na, K, ...) + nước à dd kiềm + H2
Vd: 2Na(r) +2H2O(l) ® 2NaOH(dd) + H2(k)
Tác dụng với muối:
Muối + kim loại à muối mới + kim loại mới
Vd: Fe(r) + CuSO4(dd) ® FeSO4(dd) + Cu(r)
 Cu(r)+2AgNO3(dd)® Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag(r)
Ø Lưu ý: Kim loại đứng trước (trừ K, Na, ) đẩy kim loại đứng sau (trong dãy HĐHH của kim loại) ra khỏi dung dịch muối của chúng.
12) Viết và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học ? Cho vd
* Dãy HĐHH của kim loại: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
* Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại:
Mức độ họat động hóa học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.
Kim loại đứng trước Mg tác dụng với nước ở điều kiện thường à kiềm và khí hiđro.
Vd: 2Na(r) +2H2O(l) ® 2NaOH(dd) + H2(k)
Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit (HCl, H2SO4 loãng, ) à khí H2.
Vd: 2Al(r) +3H2SO4(dd)® Al2(SO4)3(dd) +3H2(k)
Kim loại đứng trước (trừ Na, K) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
Vd: Fe(r) + CuSO4(dd) ® FeSO4(dd) + Cu(r)
13) Trình bày tính chất hóa học, ứng dựng và sản xuất nhôm?
* Tính chất hóa học của nhôm:
- Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại:
+ Tác dụng với oxi à oxít: 4Al(r) + 3O2(k) 2Al2O3(r)
+ Tác dụng với phi kim khác à muối: 2Al(r) + 3Cl2(k) 2AlCl3(r)
+ Tác dụng với dd axít à muối + H2: 2Al(r) + 6HCl(k) à 2AlCl3(r) + 3H2(k)
+ Tác dụng với dd muối à muối mới + KL mới: 2Al(r) + 3CuSO4(dd) à Al2(SO4)3(dd) + 3Cu(r)
- Nhôm có tính chất hóa học khác: tác dụng với dd kiềm giải phóng khí H2
* Ứng dụng: 
- làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng.
- Đuyra: nhẹ và bền dùng chế tạo máy bay, ô tô, tàu vũ trụ.
Điện phân nóng chảy
* Sản xuất: điện phân nóng chảy hỗn hợp nhôm oxít và criolit 
Criolit
2Al2O3(r) 4Al(r) + 3O2(k) 
14) Trình bày tính chất hóa học của sắt ? Cho ví dụ minh họa ?
1) Tác dụng với phi kim:
Với oxi: à oxít vd: 3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r) 
Với clo à muối sắt (III) vd: 2Fe(r) + 3Cl2(k) 2FeCl3(r)
Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối hoặc oxít.
2) Tác dụng với dd axít à muối sắt (II) vd: Fe(r) + 2HCl(dd) à FeCl2(dd) + H2(k)
3) Tác dụng với dd muối à muối sắt (II) vd: Fe(r) + CuCl2(dd) à FeCl2(dd) + Cu(r)
15) Thế nào là hợp kim sắt: gang, thép? Nêu thành phần, tính chất ứng dụng của gang & thép ?
* Hợp kim sắt là chất rắn thu được khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại với phi kim. 
Gang 
Thép
Thành phần
Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác (Si, Mn, S...), trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5 %
Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác (Si, Mn, S...), trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%
Tính chất 
Giòn, không rèn, không dát mỏng được 
Đàn hồi, dẻo (rèn, dát mỏng, kéo sợi được), cứng
Ứng dụng
Gang trắng: dùng để luyện thép 
Gang xám: đúc bệ máy, ống nước.
Chế tạo chi tiết máy, vật dụng, dụng cụ lao động, vật liệu xây dựng...
16) a/ Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Cho ví dụ minh họa? 
 b/ Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Nêu các biện pháp đã sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
a/ Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại. Vd: cầu, vỏ tàu thuỷ, cửa sắt bị gỉ ...
b/ * Kim loại bị ăn mòn là do kim loại tác dụng với các chất như: nước, oxi (trong không khí) và một số chất khác... trong môi trường.
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn: các chất trong môi trường, nhiệt độ của môi trường.
* Biện pháp bảo vệ: 
- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: mạ, sơn, tráng men...
- Chế tạo những hợp kim ít bị ăn mòn: hợp kim thép crôm, niken...
17) Nêu tính chất chung của phi kim? cho ví dụ ?
* Tính chất vật lý: 
- Tồn tại ở 3 trạng thái: rắn (C, S, P...), lỏng (Brom...), khí (oxi, nitơ, hiđro...)
- Phần lớn không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Một số độc: clo, brom, iôt
* Tính chất hóa học: 
1) Tác dụng với kim loại à muối hoặc oxít
Vd: 2Na(r) + Cl2(k) 2NaCl(r)
 2Cu(r) + O2(k) 2CuO(r)
2) Tác dụng với hiđro à hợp chất khí
Vd: H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k) 
3) Tác dụng với oxi à oxít axít
Vd: S(r) + O2(k) SO2(k) 
B. BÀI TẬP:
I- BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH 
Bài 1: Khí cacbonoxít có lẫn các tạp chất là khí cacbonic và lưu huỳnh đioxit. Làm thế nào tách được những tạp chất ra khỏi cacbonoxit. Viết các PTHH xảy ra?
Bài 2 : Nhận biết từng chất trong mỗi nhôm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a/ CaO, CaCO3 b/CaO , MgO 
d/ Mg, Al, Cu c/ SO2, O2 
Bài 3: Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và H2SO4 loãng 
 Hãy viết các PTPƯ điều chế MgSO4.
Bài 4: Viết các PTPƯ thực hiện dãy chuyển hóa sau :
 a/ CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 → CaCO3 →CaCl2.
 b/ SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2
 c/ Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → FeO → FeSO4 → Fe(NO3 )2. 
Bài 5: Cho các chất sau: Zn, ZnO, ZnCl2, ZnSO4, Zn(OH)2. Hãy sắp xếp các chất trên thành 2 dãy chuyển hóa khác nhau và viết PTPƯ thực hiện ?
Bài 6: Nhận biết các dung dịch hóa chất sau đây bằng ph

File đính kèm:

  • docDe cuong HKI Hoa 9 co dap an ly thuyet 0910.doc